Tranexamic acid là gì? Tác dụng và 5 lưu ý khi dùng
Tranexamic Acid là gì trong các sản phẩm chăm sóc da hiện nay? Là một thành phần bôi ngoài da có nhiều đặc tính thú vị, chắc chắn bạn sẽ tận dụng được nhiều qua việc tìm hiểu cụ thể về công dụng và cách dùng dưới đây. Cùng tìm hiểu về Tranexamic Acid để đưa ra quyết định đúng đắn nên hay không nên sử dụng.
Tranexamic acid là gì?
Axit tranexamic là một dẫn xuất tổng hợp từ axit amin lysine, một chất chống tiêu sợi huyết chủ yếu được sử dụng để làm cầm máu trong phẫu thuật, chấn thương và các thủ thuật nha khoa.
Tranexamic acid sở hữu các đặc tính chống viêm và chống hình thành mạch máu, cũng như khả năng ức chế quá trình hình thành hắc tố. Điều này đã giúp nó được sử dụng trong da liễu để điều trị các tình trạng da như nám sạm da, mụn trứng cá, tăng sắc tố da sau viêm, bệnh trứng cá đỏ và phù mạch.
Axit tranexamic có thể được sử dụng theo nhiều cách bổ sung khác nhau bao gồm đường uống, tại chỗ và tiêm trong da, và kết hợp với các phương pháp điều trị khác.
Cơ chế hoạt động của hoạt chất tranexamic acid là gì?
Tranexamic acid có cơ chế hoạt động ức chế các enzyme plasmin, ngăn chặn acid arachidonic sản sinh nội bào. Từ đó, chúng sẽ cản trở quá trình tổng hợp melanin (yếu tố làm xuất hiện nám da). Tình trạng sạm nám sẽ giảm hẳn sau khoảng 8-12 tuần sau khi dùng tranexamic acid.
Ngoài ra, để phát huy hiệu quả trị thâm nám, bạn cần kết hợp sử dụng Tranexamic acid với vitamin C hoặc các dẫn xuất vitamin C như 3-O-Ethyl Ascorbic Acid, L-Ascorbic, Acid Ascorbic, L-Cysteine,…
Các thành phần này đóng vai trò là bước đệm giúp tranexamic acid thâm nhập sâu vào bên trong da và cải thiện vùng da sậm màu.
Tác dụng đối với làn da của tranexamic acid là gì?
Nhiều nghiên cứu cho thấy, tranexamic acid không chỉ mang lại công dụng ức chế hắc sắc tố cho làn da đều màu, trắng sáng. Mà hoạt chất này còn có nhiều tác dụng hiệu quả mà ít người biết.
Hàng rào bảo vệ da mạnh mẽ
Hàng rào bảo vệ hay lớp ngoài cùng đóng vai trò như một tấm lá chắn duy trì ổn định độ ẩm bên trong và thải độc tố ra ngoài. Một nghiên cứu cho thấy những người mắc bệnh hồng ban khi sử dụng tranexamic acid đã giảm đáng kể các triệu chứng của bệnh hồng ban.
Làm mờ đốm nâu và đều màu da
Tranexamic acid có thể hoạt động như một chất làm sáng da, giảm đốm đen và cải thiện tình trạng tăng sắc tố trên bề mặt da. Hoặc có thể hiểu đơn giản là tranexamic acid sẽ ức chế quá trình cơ thể sản sinh melanin.
Nghiên cứu đã được thực hiện trong 12 tuần sử dụng tranexamic acid mức độ nghiêm trọng của nám đã giảm 27%. Họ cũng hài lòng hơn với các phương pháp điều trị nám hiện tại vì tranexamic acid ít tác dụng phụ và hạn chế tình trạng kích ứng.
>> Xem thêm: Tinh chất trị nám da có xóa được nám chân sâu không?
Giảm thâm, sẹo do mụn
Mụn trứng cá gây ra hệ lụy về sau như vết thâm mụn, ánh đỏ, hồng, tím. Trong đó, tranexamic acid được các chuyên gia khẳng định làm giảm sự xuất hiện của các tổn thương sau mụn và hạn chế gây ra các tác dụng phụ.
Trong đó còn có một nghiên cứu khác cho thấy tranexamic acid giúp làm đều màu da và giảm vết mẩn đỏ do ánh mặt trời gây nên. Trong đó, những người tham gia thực hiện đã tiến hành thoa Cetyl Tranexamate Mesylate liên tục trong 8 tuần và 2 lần/ ngày (dẫn xuất của tranexamic acid). Kết quả là những người tham gia đều cho biết đã có sự cải thiện rõ rệt về đốm đen, màu da và mẩn đỏ.
Cách dùng hiệu quả với da của tranexamic acid là gì?
Các kết quả nghiên cứu về tác dụng của tranexamic acid tạo nên bước đột phá trong việc điều trị sạm nám, dưỡng sáng da. Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả trên da, bạn cần sử dụng đúng cách:
Tần suất sử dụng
Tranexamic acid được chứng minh an toàn khi dùng hàng ngày. Thế nhưng với những người có làn da nhạy cảm, mới làm quen với tranexamic chỉ nên dùng với tần suất thưa, khoảng 1-2 lần/tuần. Nếu da không có biểu hiện kích ứng nào, có thể tăng tần suất sử dụng cách ngày, sau đó là dùng hàng ngày.
Thời điểm sử dụng
Các chuyên gia da liễu khẳng định tranexamic acid có thể dùng vào bất kỳ thời gian nào trong ngày. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả trị thâm, dưỡng sáng tốt bạn nên dùng tranexamic trong quá trình chăm sóc da ban đêm. Bạn phải lưu ý làm sạch da bằng tẩy trang và sữa rửa mặt phù hợp trước khi thoa tranexamic acid.
Kết hợp với hoạt chất khác
Trong các bước skincare, tranexamic acid có thể kết hợp với nhiều hoạt chất khác như acid kojic, acid phytic. Mặc dù vậy, sự kết hợp này có thể gây ra một số biểu hiện khác như khô da, kích ứng, mẩn đỏ, nhất là những ai sở hữu da nhạy cảm.
Do đó, khi bạn kết hợp tranexamic acid với những hoạt chất này, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Ngoài ra, tranexamic acid sẽ hoạt động hiệu quả hơn khi kết hợp với các chất làm sáng da như Niacinamide, vitamin C. Tranexamic acid cũng có thể tối ưu hiệu quả với việc làm mờ đốm nâu, giúp da sáng hồng rạng rỡ khi kết hợp với dẫn xuất của vitamin A.
Nồng độ Tranexamic Acid
Nồng độ Tranexamic Acid theo gợi ý nên dao động từ 2-5%. Đây là mức độ an toàn cho da nhưng vẫn có thể phát huy tối đa hiệu quả điều trị.
Thời gian Tranexamic acid hoạt động hiệu quả trên da
Tranexamic acid hoạt động trên da hiệu quả tùy theo công thức và nồng độ của tranexamic acid có trong sản phẩm.
Theo các nghiên cứu thực tiễn, nếu dùng tranexamic acid đúng cách, kiên trì trong 4 tuần, bạn sẽ bắt đầu nhận thấy hiệu quả trên làn da.
Một nghiên cứu khác đã chỉ ra, 90% những người tham gia dùng 250mg tranexamic acid tần suất 2 lần/ngày đã cải thiện được tình trạng nám da trong 2 tháng. Nhưng không vì thế mà bạn ngưng sử dụng acid tranexamic mà vẫn phải duy trì trong thời gian ít nhất 12 tuần.
Tranexamic acid là một thành phần quan trọng để trị nám, cải thiện sắc tố da và làm đều màu da. Hy vọng qua những thông tin tranexamic acid là gì, bạn sẽ đưa ra lựa chọn phù hợp trong việc chăm sóc và bảo vệ da của mình trước các tác nhân gây hại. Liên hệ 093 770 6666 để được tư vấn chi tiết các sản phẩm & dịch vụ chăm sóc da hiệu quả phác đồ cá nhân 1-1 từ chuyên gia.
Các bài viết liên quan
- Mụn trứng cá ở lưng: Dấu hiệu, nguyên nhân và 7+ cách điều trị
- Mụn trứng cá ở cổ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách giảm mụn
- Khuôn mặt sau khi bắn laser thay đổi như thế nào?
- Nguyên nhân gây mụn bọc ở nam giới là gì? Điều trị như thế nào?
- Trị mụn đầu đen ở lưng cách nào hiệu quả?
- [Giải đáp] Uống hà thủ ô có bị sạm da không?
- Cách trị mụn đầu đen bằng chanh có nên thực hiện không?
- 7+ cách trị mụn ẩn tuổi dậy thì an toàn và hiệu quả
- Top 7+ sản phẩm trị mụn ẩn hiệu quả, được yêu thích hiện nay
- [Giải đáp] Mụn ẩn có nên nặn không? Làm sao để hết mụn ẩn?