[Giải đáp] Xông hơi làm tan filler có phải không? Tại sao?
Xông hơi từ lâu đã được coi là phương pháp làm đẹp hiệu quả giúp làm sạch sâu lỗ chân lông và thư giãn cơ thể. Tuy nhiên, đối với những người đã trải qua quy trình thẩm mỹ như tiêm filler, việc xông hơi có thể gây ra những lo ngại về hiệu quả và các tác động tiêu cực đến bề mặt da. Vậy xông hơi làm tan filler có được không và phương pháp này có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả sau tiêm?
Xông hơi làm tan filler có phải không?
Xông hơi là một trong những phương pháp làm đẹp, trị bệnh có lịch sử lâu đời và vẫn còn được ứng dụng cho đến ngày nay. Quá trình xông hơi làm nóng bề mặt, thúc đẩy hoạt động lưu thông máu và tăng cường các chất dinh dưỡng đến da. Tuy nhiên, đây không phải là một lựa chọn được khuyến nghị đối với các bạn đã hoặc đang trong quá trình chờ đợi kết quả sau khi tiêm filler.
Vậy xông hơi làm tan filler có đúng không? Câu trả lời là Có!
Khi xông hơi, nhiệt độ da tăng lên do tiếp xúc với sức nóng của hơi nước. Việc tiếp xúc quá lâu với hơi nóng có khả năng làm thay đổi cấu trúc hóa học vốn có của filler. Đặc biệt là khi loại filler HA thường sử dụng có đặc tính ưa nước nhưng không ưa nhiệt độ cao. Điều này gây ra sự giãn nở quá mức của lỗ chân lông, tác động đến mô da và có khả năng làm filler dịch chuyển. Không chỉ vậy, quá trình xông hơi còn làm tăng lưu lượng máu đến da nhiều hơn mức bình thường, thúc đẩy quá trình phân hủy filler tự nhiên nhanh hơn.
Nhìn chung, xông hơi có thể làm tan filler, nhưng mức độ tan thường khá nhẹ và không dễ nhận biết nếu chỉ thực hiện 1 lần, trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu xông hơi không đúng thời điểm (khi filler chưa được hấp thụ đủ vào mô da), xông hơi sai cách và không tuân thủ các quy định về an toàn, bạn có thể sẽ phải đối mặt với các tác dụng phụ tiêu cực kéo dài.
Tìm hiểu thêm: Sau khi tiêm filler có xông hơi được không?
Tiêm filler sau bao lâu có thể xông hơi mặt?
Sau khi tiêm filler, cơ thể cần một khoảng thời gian nhất định để làm quen với chất làm đầy và tiếp nhận vào mô da. Thời điểm này, vùng da sau khi tiêm thường khá nhạy cảm và dễ bị kích ứng bởi các yếu tố bên ngoài như độ ẩm, nhiệt độ, áp lực và ma sát. Nếu bạn xông hơi quá sớm, nhiệt độ cao từ hơi nước có thể gây ra hiện tượng viêm nhiễm, kích ứng da và làm giảm hiệu quả của filler.
Theo các chuyên gia thẩm mỹ, bạn cần chờ đợi ít nhất 2 tuần sau khi tiêm filler để có thể xông hơi mặt. Tuy nhiên, đó là trong trường hợp cơ thể hồi phục tốt, không có biến chứng hay dấu hiệu gì bất thường, Đối với những bạn có làn da mỏng, nhạy cảm, cơ địa hồi phục chậm cần tránh xông hơi hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ thẩm mỹ trực tiếp để chắc chắn hơn về mặt thời gian.
Những dấu hiệu cho thấy bạn có thể bắt đầu xông hơi:
+ Không còn dấu hiệu sưng tấy, đỏ da hoặc vết bầm trên bề mặt.
+ Không có cảm giác châm chích, nặng nề, ngứa rát hay đau nhức.
+ Filler ổn định tại khu vực tiêm, không có biểu hiện xê dịch vị trí.
Khi đã xác định được thời điểm phù hợp, các bạn có thể cân nhắc về việc xông hơi. Tuy nhiên, thêm một lần nữa chúng tôi cần khẳng định rằng phương pháp xông hơi không mang đến quá nhiều lợi ích so với các biện pháp chăm sóc da hàng ngày. Vì vậy, nếu không có chỉ định hoặc khuyến nghị của chuyên gia thì không nhất thiết phải làm đẹp bằng phương pháp này.
Khám phá ngay: [ Giải đáp ] Da mặt bị dị ứng có nên xông hơi không?
Những lưu ý quan trọng khi xông hơi mặt sau tiêm filler
Nếu bạn vẫn muốn áp dụng phương pháp xông hơi sau khi tiêm filler, dưới đây là một số lưu ý quan trọng, cần tuân thủ để duy trì hiệu quả filler và đảm bảo an toàn cho làn da:
Về các thành phần sử dụng để xông hơi
Khi xông hơi mặt, nhiều người có thói quen sử dụng thêm các loại thảo mộc hoặc tinh dầu thơm để tăng cường hiệu quả, tạo cảm giác thư giãn, dễ chịu hơn. Tuy nhiên, không phải thành phần nào cũng phù hợp để sử dụng sau khi tiêm filler. Theo đó, bạn nên tránh xa các loại tinh dầu, thảo mộc có tính chất nóng, ẩm như: bạc hà, tràm trà, sả, gừng… Thay vào đó, nên lựa chọn những dược liệu nhẹ nhàng nhưng vẫn tốt cho da như: hoa oải hương, hoa cúc, lá trà tươi…
Về nhiệt độ nước dùng khi xông hơi
Như đã đề cập ở trên, nhiệt độ nước có sự ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả xông hơi và có khả năng làm tăng tốc độ tan filler. Vì vậy, nên kiểm soát nhiệt độ ở mức vừa phải, không quá nóng để đảm bảo an toàn, tránh tình trạng xông hơi làm tan filler. Nhiệt độ nước phù hợp nhất trong trường hợp này là khoảng 40 – 50 độ C (tùy vào độ nhạy cảm của da). Bên cạnh đó, khi xông hơi cần tránh để hơi nước tiếp xúc quá gần với da, khoảng 60 cm là phù hợp.
Về thời gian và tần suất xông hơi
Xông hơi sau khi tiêm filler không gây ảnh hưởng xấu đến kết quả cuối cùng nếu chúng ta có sự cân nhắc kỹ lưỡng về thời gian và tần suất thực hiện. Các chuyên gia thẩm mỹ cho rằng chỉ nên xông hơi trong khoảng 10 – 15 phút lần và tối đa 2 lần/tuần để đảm bảo an toàn, giúp cho da có đủ thời gian phục hồi.
Đọc thêm: Thực hiện xông mặt nên trong bao nhiêu phút?
Về chuẩn bị da trước khi xông hơi
Cần đảm bảo bề mặt da đủ sạch, không còn tạp chất, bụi bẩn đọng trên bề mặt trước khi xông hơi. Bởi hơi nước làm lỗ chân lông giãn nở có thể đưa vi khuẩn, tế bào chết, bụi bẩn vào bên trong gây tắc nghẽn lỗ chân lông, tăng nguy cơ viêm nhiễm. Vì vậy, trước khi xông hơi nên tẩy trang, làm sạch da kỹ lưỡng. Tuy nhiên, cần tránh dùng tẩy tế bào chết hóa học vì có khả năng làm bạt sừng quá mức, khiến da nhạy cảm, dễ bị bỏng.
Về cách chăm sóc da sau khi xông hơi mặt
Sau khi xông hơi, da thường bị mất nước, khá khô và cần được chăm sóc để cân bằng nước, độ pH. Do đó, cần sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm chuyên sâu, có khả năng bù nước (chứa HA, B3 là tốt nhất) như serum, kem dưỡng ẩm. Bên cạnh đó, vào ban ngày bạn cần sử dụng thêm kem chống nắng có chỉ số chống tia UV cao (SPF 50, PA++++) và che chắn cẩn thận khi ra ngoài.
Bài viết liên quan: Xông hơi da mặt như thế nào? Hướng dẫn 5 cách xông hơi tốt nhất
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung các thông tin giải đáp xông hơi làm tan filler hay không. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ thêm, vui lòng nhấc máy lên và liên hệ trực tiếp với đội ngũ chuyên gia thẩm mỹ của Mega Gangnam mqua Hotline: 093.770.6666 để được hỗ trợ!
Các bài viết liên quan
- 10+ công thức xông da mặt trị mụn ẩn hiệu quả, đúng cách
- Cách xông mặt trị mụn ẩn bằng lá tía tô giảm mụn, sáng da tức thì
- Filler Restylane của nước nào? Duy trì được bao lâu?
- Tiêm đầy má hiệu quả như thế nào? Nên thực hiện không?
- Tiêm filler 2 năm không tan là loại nào? Có an toàn không?
- Tiêm filler khóe miệng tạo hình môi cười được không?
- Tiêm filler bắp chân có tác dụng siết cơ và làm thon hay không?
- Tiêm HA làm đầy rãnh cười có tốt hơn các loại filler khác không?
- Tiêm filler rãnh cười: Những điều cần biết trước khi thực hiện!
- Tiêm filler trị thâm mắt có hiệu quả tốt như lời đồn hay không?