Bị nấm trên da mặt: Biểu hiện, Nguyên nhân & Thuốc trị nấm da mặt hiệu quả
Bị nấm trên da mặt là điều không ai mong muốn vì nó sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định tới góc nhìn thẩm mỹ và sinh hoạt hàng ngày của bạn. Mặc dù không nguy hiểm nhưng nếu bạn không điều trị kịp thời, chúng vẫn có thể gây ra các triệu chứng viêm nhiễm, biến chứng nặng nề. Để hiểu rõ hơn loại bệnh này, cùng Mega Gangnam đọc ngay sau đây.
Nhiễm khuẩn nấm da mặt là gì? Có lây không?
Nấm da mặt là một tình trạng da bị nhiễm phải nấm và gây ra các tổn thương trên vùng da nhiễm khuẩn. Nấm da vốn tồn tại tự nhiên trên da mà không gây ra vấn đề gì, tuy nhiên khi gặp các điều kiện thuận lợi như ẩm ướt, cơ địa yếu, nấm sẽ phát triển và gây ra nhiễm trùng.
Bị nấm trên da mặt có thể lây lan sang các vị trí khác trên cơ thể và cũng có thể lây cho người khác, do con đường lây nhiễm của chúng bao gồm:
- Tiếp xúc nền da trực tiếp với tế bào nấm.
- Tiếp xúc với các loại động vật nuôi trong nhà bị nhiễm nấm da.
- Bệnh cũng có thể lây người này sang người khác qua việc mặc chung quần áo, nằm chung giường, sử dụng chung khăn tắm và quần áo.
Hình ảnh bệnh nấm da mặt có thể bạn chưa biết
Da mặt khi bị nhiễm nấm sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:
– Ngứa và bị kích ứng vùng da: Vùng da bị nhiễm nấm thường gây ngứa nhiều và kích ứng, làm cho người bị cảm thấy khó chịu và liên tục cào, gãi.
– Da đỏ và viêm: Thông thường, vùng da bị nhiễm nấm có thể trở nên đỏ, viêm và dày hơn so với làn da bình thường. Chính sự viêm nhiễm này có thể lan rộng và ảnh hưởng tới các khu vực lân cận.
– Vảy và bong tróc: bề mặt nấm trên vùng da mặt sẽ đi kèm với một số biểu hiện như hình thành vảy da và bong tóc. Các loại vảy nhỏ hoặc dày hơn tùy theo tình trạng nấm trên vùng da.
– Mẩn ngứa: Một số trường hợp bị bệnh nấm da mặt có thể gây ra tình trạng mẩn ngứa, tạo nên các nốt đỏ xung quanh hoặc dị ứng trên vùng da bị ảnh hưởng.
– Nổi mụn và ánh sáng hóa: Một số trường hợp ghi nhận nấm da có thể gây ra sự xuất hiện của mụn hoặc ánh sáng hóa, bởi khi bị viêm da nhiễm trùng, làn da trở nên nhạy cảm với ánh sáng mặt trời hoặc tiếp xúc với ánh sáng mạnh.
Nếu bạn gặp phải các hình ảnh bệnh nấm da mặt với bất kỳ triệu chứng nào như trên hay cảm thấy dấu hiệu đúng với tình trạng nấm da, hãy liên hệ với các bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị một cách nhanh chóng.
Nguyên nhân dẫn tới nấm da mặt là gì?
Nấm mặt có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân tác động tới, có thể kể tới các nguyên nhân sau bạn cần biết:
– Nhiễm nấm từ môi trường: Nấm da tồn tại ở mọi nơi tự nhiên trong đất, không khí hay các bề mặt xung quanh chúng ta. Khi có điều kiện thích hợp, chúng có thể truyền từ môi trường vào da và gây nhiễm trùng.
– Suy giảm hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch của cơ thể do bệnh lý hay cơ địa sẽ làm nguy cơ nhiễm nấm tăng.
– Tiếp xúc trực tiếp: Nấm da cũng có thể lây từ người bị nhiễm sang người khác qua đường tiếp xúc trực tiếp hoặc dùng chung đồ cá nhân
– Đổ mồ hôi và tiết nhờn quá nhiều: Da dầu đổ mồ hôi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhóm nấm và vi khuẩn.
– Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng hoặc quá hạn: Nguyên nhân nấm da có thể do lý do bạn không ngờ tối như dùng mỹ phẩm chất lượng kém, quá hạn.. gây kích ứng và tạo môi trường để nấm da phát triển.
– Vệ sinh da mặt không đúng cách: Nếu làn da không được làm sạch đúng cách thì đây cũng là nguyên nhân khiến nấm sinh sôi, đặc biệt là dầu thừa, tạp chất còn sót lại trên da.
Tùy theo nguyên nhân gặp phải mà sự diễn biến có sự khác nhau, bạn nên để ý hơn môi trường xung quanh để thay đổi lối sống sinh hoạt, tránh ảnh hưởng tới làn da.
Chuyên gia giải đáp: Da mặt bị nấm có nguy hiểm không?
Giải đáp cho câu hỏi khi da mặt bị nấm có gây nguy hiểm gì không thì bác sĩ Mai Lan Chuyên khoa Ký sinh trùng, bệnh viện Da liễu Trung Ương chia sẻ:
Bệnh nấm da mặt có thể xuất hiện ở cả trẻ em và người lớn, tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây khó chịu và ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ gương mặt cũng như tâm lý người bệnh.
Nếu được phát hiện sớm bệnh dễ dàng điều trị và căn cứ vào kết quả xét nghiệm của người bệnh, các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp, kết hợp với các thuốc trị nấm da mặt hiệu quả. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần phải có chế độ chăm sóc da phù hợp hơn, nếu không rất dễ nhiễm nấm trở lại và gây ra các biến chứng khó lường.
Thuốc trị nấm da mặt hiệu quả bác sĩ khuyên dùng
Với các tình trạng nấm da khác nhau, các loại thuốc cũng được áp dụng khác nhau để cải thiện vùng da nhiễm nấm tại chỗ. Ở một vài trường hợp, bạn có thể phối hợp kem chữa nấm và các loại kem thuốc khác như kem bôi trị nấm kết hợp với kem chứa steroid nhẹ chữa một số loại phát ban. Trong các trường hợp mới bị hoặc thể nhẹ, bạn có thể sử dụng thuốc bôi để điều trị nấm tại nhà. Các sản phẩm điều trị phổ biến hiện nay như:
- Mycelex: Đây là loại thuốc dạng nước có tác dụng điều trị viêm nhiễm nấm da trên bề mặt dạng nhẹ, sử dụng thuốc khoảng 1 tuần sẽ thấy sự cải thiện đáng kể.
- Nhóm AZol: Nhóm thuốc kháng nấm này được sử dụng khá phổ biến, cơ chế hoạt động của nhóm thuốc này là ức chế lại sự phát triển của nấm. Nhóm thuốc này bao gồm cả dạng bôi và dạng uống như Clotrimazol, Itraconazole, Econazol,..
- Nhóm allylamine: Nhóm thuốc này gồm chủ yếu 2 loại thuốc là Terbinafine và Naftifine – với thời gian điều trị ngắn hơn so với nhóm Azol. Allylamine có thời gian điều trị ngắn hơn, trong khi AZol có giá thành thấp hơn và yêu cầu thời gian điều trị dài hơn.
Ngoài ra, với các trường hợp bị nhiễm nấm nặng, thuốc trị nấm da mặt sẽ ở dạng tiêm. Tuy nhiên, với bất kỳ trường hợp tự ý sử dụng thuốc, bạn cần có sự trao đổi với các bác sĩ, hoặc tối thiểu là nhân viên y tế quầy thuốc để tránh rủi ro không đáng có.
Một số loại thuốc dùng trong tiêm trị nấm da là thuốc anidulafungin, thuốc itraconazole, thuốc flucytosine, thuốc amphotericin, thuốc caspofungin, thuốc micafungin,… Hầu hết các sản phẩm thuốc đặc trị này cho các bệnh nhân nhiễm nấm nặng và được áp dụng cho những người nằm trong bệnh viện.
Bị nấm trên da mặt ăn gì cho nhanh lành?
Khi bị nấm trên da mặt, bạn cần phải lưu ý thay đổi chế độ ăn uống để tránh vi khuẩn lây lan trở nặng.
Nhóm thực phẩm nên ăn khi bị nấm da mặt: Hãy bổ sung thêm các thực phẩm sau đây để tăng sức đề kháng cho cơ thể và làn da:
- Rau củ quả giàu vitamin như bắp cải xanh, súp lơ, cà chua, rau má.. một số loại rau củ này có thể cải thiện các triệu chứng và làm dịu da mặt bị nấm.
- Thực phẩm giàu protein như trứng, cá, thịt lợn có khả năng giảm các tổn thương trên da mặt do nấm gây ra.
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể, tăng cường nước ép rau củ, rau xanh..
Nhóm thực phẩm tạm ngưng khi bị nấm da:
- Hải sản: Các loại hải sản có thể gây ngứa và khó chịu, cũng như làm chậm quá trình lành của vết thương như hạn chế ăn tôm, cua, sò, ghẹ, và các loại hải sản tương tự.
- Hoa quả chứa nhiều vitamin C: trong các loại quả chứa vitamin C như quất, chanh, cam bưởi.. có thể làm da mặt bị ngứa nặng hơn bạn nên tạm thời ngừng lại.
- Ngoài ra, có các thực phẩm dễ gây ngứa và nhiễm khuẩn nặng hơn cho vùng da là ưa muối, sữa chua, thịt bò, rau muống, thịt gà, đồ cay nóng.. bạn cũng nên hạn chế sử dụng. Các đồ uống chất kích thích cũng không nên dùng trong giai đoạn này.
Tác dụng phụ của các thuốc trị nấm da mặt
– Thuốc dùng tại chỗ: Các loại thuốc dạng xịt, kem bôi trong điều trị nấm da mặt thường không có tác dụng phụ. Nhưng một số người bệnh khi dùng có thể bị ngứa, rát mẩn đỏ tại chỗ. Nếu bị bạn nên ngưng thuốc và hỏi thêm ý kiến bác sĩ.
– Thuốc dạng uống: Với các thuốc trị nấm da mặt dạng thuốc cũng không dẫn đến tác dụng phụ. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp có phản ứng phụ như:
+Thuốc Terbinafine gây ra đau bụng, chán ăn, buồn nôn, đau cơ, tiêu chảy.. gây
+Thuốc Fluconazole cũng có phản ứng như tiêu chảy, nhức đầu, phát ban, đau bụng,
+Thuốc Miconazole có thể khiến người bệnh nôn hoặc buồn nôn, phát ban.
-Thuốc dạng tiêm: Các phản dạng tiêm dễ gây ra phản ứng phụ hơn, đôi lúc dẫn đến các triệu chứng nặng hơn, bạn bắt buộc phải có sự chỉ định từ bác sĩ mới được dùng.
Ai là người chống chỉ định với thuốc trị nấm da?
Nhìn chung, thuốc trị nấm da mặt đều có thể dùng cho tất cả mọi người tùy theo chỉ định về độ tuổi và mức độ bệnh. Tuy nhiên, nếu bạn thấy nghi ngờ dị ứng về thành phần thuốc hãy đến gặp các bác sĩ. Theo bác sĩ Mai Lan, Viện Da liễu Trung ương, so với các loại thuốc dạng kem bôi, thuốc dạng viên có công dụng mạnh hơn nên nếu bạn đang dùng song song một loại thuốc uống khác thì nên trao đổi với bác sĩ trước khi dùng.
Trên đây là những chi tiết về hình ảnh bệnh nấm da mặt cũng như các thuốc trị nấm da mặt bạn cần biết. Những chia sẻ trên đây hy vọng giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này và cải thiện chất lượng sinh hoạt trong cuộc sống do những nguyên nhân chủ quan tác động. Liên hệ 093 770 6666 nếu bạn có những thắc mắc về dịch vụ chăm sóc sức khỏe và làm đẹp cần được giải đáp.
Các bài viết liên quan
- Cách trị mụn bọc nhanh nhất trong 1 đêm liệu có khả thi?
- Dùng gel trị mụn bọc tại nhà loại nào hiệu quả nhanh?
- Top 5+ thuốc trị mụn ẩn được chuyên gia da liễu khuyên dùng
- Đơn thuốc nâng mũi nên dùng sau phẫu thuật là gì?
- Dùng thuốc trị mụn bọc mụn viêm nào tại nhà an toàn?
- Thuốc kháng sinh trị mụn ẩn nên dùng loại nào? 5+ Lưu ý
- Da em bé bị chàm khô có biểu hiện gì? Có tự khỏi hay không?
- Chân bị nứt nẻ chảy máu: Nguyên nhân và cách điều trị nhanh khỏi
- Bị trầy xước da mặt nên bôi gì để da nhanh lành?
- Thuốc giảm cân Tiến Hạnh có an toàn không? Review chi tiết