Bị trầy xước da mặt nên bôi gì để da nhanh lành?
Những vết trầy xước dù lớn hay nhỏ cũng dễ bị nhiễm trùng và để lại sẹo, nhất là khi bạn bị trầy xước trên da mặt, điều này đôi khi ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và công việc, sinh hoạt hàng ngày của bạn. Vì thế, việc lựa chọn sản phẩm bôi da mặt nhằm hạn chế để lại sẹo cũng là điều nên làm. Cùng tìm hiểu chi tiết khi bị trầy xước da mặt nên bôi gì để da mau chóng lành lại sau đây.
Trầy xước da mặt là tình trạng gì?
Khi da cọ xát trực tiếp với bề mặt thô ráp hoặc sắc nhọn sẽ gây ra các vết thương hở miệng mà chúng ta thường gọi là trầy xước ngoài da. Các vết thương trầy xước sẽ không chảy máu nhiều nhưng lại cho bạn cảm giác đau đớn, xót da hoặc đôi khi để lại nhiều đầu dây thần kinh của da.
Nguyên nhân bị trầy xước da mặt
- Do móng tay: Quẹt phải da mặt khiến vùng da bị trầy xước
- Do va quệt: Các bề mặt thô ráp sẽ khiến da tổn thương dẫn tới trầy rát da như ngã xe, quệt đồ đạc..
- Do da bị viêm da dị ứng: Có các trường hợp da bị viêm da dị ứng gây nên tình trạng ngứa ngáy, sưng phồng và tổn thương, người bệnh có thao tác gãi gây trầy xước da.
- Do mụn: Mụn cũng là một trong những nguyên nhân tạo ra vết trầy xước trên da, các ổ mụn sưng viêm bị vỡ nhân gây trầy xước da nếu không được xử lý đúng cách cũng có nguy cơ để lại sẹo rỗ, viêm, nghiêm trọng.
Các triệu chứng và cấp độ của tình trạng da trầy xước
Các vết trầy xước trên da mặt có thể dao động từ nhẹ đến nặng, bạn lưu ý về các triệu chứng xuất hiện phụ thuộc vào vết trầy xước:
- Trầy xước cấp độ 1: Mức độ tổn thương bên ngoài lớp biểu bì, thường được gọi là bong tróc hoặc xước da. Tình trạng này cũng có biểu hiện nhẹ và không gây chảy máu.
- Trầy xước cấp độ 2: Tình trạng này có thể dẫn tới tổn thương ở lớp biểu bì và hạ bì nên sẽ gây chảy máu nhẹ.
- Trầy xước cấp độ 3: Với tình trạng này được tính là cấp độ bị nặng nhất của trầy xước thường liên quan tới ma sát và ảnh hưởng trực tiếp đến lớp mô bên dưới hạ bì. Bạn có thể bị chảy máu dưới da nặng hơn và cần được chăm sóc y tế.
Với các biểu hiện hoặc triệu chứng khác nhau đi kèm, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để điều trị: nghi ngờ vết thương nhiễm trùng, chảy máu kèm theo hoặc xuất huyết dưới da..
Bị trầy xước da mặt nên bôi gì cho da mau chóng lành lại?
Các vết trầy xước có thể chỉ là vết thương nhẹ nhưng nếu không có cách chăm sóc hoặc bôi thoa sản phẩm cho mau lành vẫn có thể để lại những vết sẹo trên mặt hoặc nặng hơn là nhiễm trùng.
Thời điểm vùng da mới bị trầy xước
Bác sĩ PHẠM THU PHƯƠNG – Bác sĩ Da liễu thẩm mỹ tại PKQT Mega Gangnam cho biết: Vết trầy xước da mặt nếu ở thời điểm vết thương mới xảy ra, bạn không nên quá lo lắng mà việc cần làm trước tiên là làm sạch vết thương hở này để quá trình phục hồi nhanh hơn, tránh nhiễm trùng. Ở bước này, có nhiều người thường nghĩ sử dụng oxy già hoặc cồn để vệ sinh nhưng điều này lại dễ làm tổn thương tế bào lành lặn dưới da khiến da lâu lành hơn. Rất đơn giản, bạn chỉ cần rửa vết thương nhẹ nhàng dưới nước mát để trôi hết các bụi bẩn, không chà xát làm tăng mức độ tổn thương da. Và thực hiện dùng các sản phẩm sau:
Nước muối sinh lý: nếu không dùng nước, hãy sử dụng nước muối sinh lý NaCI 0.9% – đây là nồng độ tương ứng dịch trong cơ thể người. Tuy nhiên chúng chỉ có mục đích làm sạch vết thương chứ không tiêu diệt các vi khuẩn xung quanh.
Povidine: Đây là sản phẩm có thể diệt khuẩn và làm sạch vết thương: Sau khi đã rửa và lau khô vết thương, hãy sử dụng các loại thuốc sát trùng, khử trùng như Povidine để làm sạch và tiêu diệt vi khuẩn bám trên vết thương. Điều này giúp tránh tình trạng nhiễm khuẩn dẫn tới các biến chứng xấu. Povidine được sử dụng để sát trùng vết thương hở ở da và vùng màng nhầy.
Tuy nhiên, chúng cũng có thể có tác dụng đối với da như gây kích ứng. Vì thế, Povidine chống chỉ định cho các trường hợp dị ứng với iod, trẻ em dưới 2 tuổi, phụ nữ thời kỳ mang thai cho con bú. Bạn nên tham khảo thêm cách sử dụng chính xác Povidine với bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm: Trị sẹo rỗ cần bao nhiêu thời gian mới khỏi hoàn toàn?
Trong quá trình vết trầy xước lành lại và phục hồi
Sau khi vết thương đã được làm sạch và sát trùng, bạn cần dùng thêm các loại thuốc nhằm hạn chế khả năng sưng, viêm của vết thương.
1.Fucidin
Bị trầy xước da mặt nên bôi gì, Fucidin là một lựa chọn. Đây Là thuốc bôi ngoài da ở dạng kem hoặc thuốc mỡ, có thành phần chính là Acid fusidic có cấu trúc steroid, thuộc nhóm fusinadines. Thành phần này có tính kháng khuẩn cao, hiệu quả với hầu hết các vi khuẩn gây nhiễm trùng. Acid fusidic thấm tốt dưới da, có thể tác động ở lớp sâu như mô da hay lớp dưới da, ngăn nhiễm trùng nông và sâu.
Fucidin thường có tác dụng trong điều trị nhiễm trùng ở da do tụ cầu trùng hoặc vi sinh vật nhạy cảm với Acid fusidic. Cụ thể, chúng được chỉ định điều trị cho các bệnh như mụn, viêm nang lông, nấm da, viêm tuyến mồ hôi, loét do giãn tĩnh mạch..
– Liều lượng và cách sử dụng: Chỉ cần thoa Fucidin lên vùng da trầy xước từ 2-3 lần/ngày, được dùng tối đa 7 ngày.
Lưu ý đây là thuốc dùng ngoài da, không bôi lên mắt.
– Tác dụng phụ: Fucidin có tác dụng phụ nhất định ở giới hạn cho phép, số lượng bệnh nhân có xảy ra phản ứng mẫn cảm với thuốc khá ít.
2.Fucicort
Đây là dòng thuốc có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm tại chỗ, có thể giảm sưng viêm tại vị trí vết trầy xước.
Fucicort còn được chỉ định đối với những bệnh lý do nhiễm trùng da hoặc có thể nhiễm trùng như viêm da dị ứng viêm da tiết bã nhờn, da cháy nắng, vẩy nến,.. các vết chàm, ban đỏ.
– Liều lượng và cách sử dụng: Sản phẩm cũng chỉ bôi lên vết thương hở từ 2-3 lần/ngày và trong vòng 7 ngày. Khi điều trị nên có thêm sự chỉ dẫn của bác sĩ để có kết quả điều trị tốt nhất. Thuốc cần thận trọng khi bôi lên vùng da nhạy cảm.
– Tác dụng phụ: Thuốc nếu sử dụng quá liều lượng hoặc kéo dài có thể gây tăng nhãn áp, nứt da, giãn mạch máu nông.
3.Fobancort
Sản phẩm còn có tên khác là Ramycin được bào chế dưới dạng kem bôi da hoặc thuốc mỡ. Thành phần chủ yếu của Fobancort là Acid Fusidic, cùng chất chống viêm steroid dùng ngoài da.
Fobancort có tác dụng kháng khuẩn, chống sưng viêm vết thương. Hoạt chất này được chỉ định dùng trong các trường hợp người dùng cần điều trị nhiễm trùng do da tụ trùng, liên cầu trùng, được sử dụng nhiều khi da có mụn nhọt, trứng cá và vết thương trên da.
Liều lượng và cách sử dụng: Thoa kem lên vùng da tổn thương từ 2-3 lần và sử dụng tối đa 7 ngày, sau khi thoa thuốc có thể băng hoặc không băng vết thương đều được.
Xem thêm cách điều trị sẹo lồi: Tại sao sẹo lồi càng ngày càng to lên? Điều trị khó không?
Sau khi đã lành vết trầy xước
Bị trầy xước da mặt nên bôi gì, sau khi đã lành vết trầy thời điểm này, bạn cần bôi thoa các sản phẩm thuốc ngừa sẹo hay vết thâm. Với các trường hợp trầy xước trên da mặt nhiều thì việc bôi kem liền sẹo sẽ giảm được rất nhiều mức độ sẹo xấu. Bạn có thể tham khảo:
Decumar trị sẹo – thành phần chiết xuất lành tính thích hợp xóa sẹo với giá thành bình dân, có mặt ở tất cả các hiệu thuốc.
Thuốc gentamicin 10g: sản phẩm dành cho các vết sẹo trên da mặt từ sẹo lồi, lõm cho đến trầy xước. Sản phẩm chứa kháng sinh gentamicin có tác dụng diệt khuẩn, ngăn ngừa vết thương lan rộng, cùng với đó thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da mới để làm liền những tổn thương.
Rashuria HP: Kết cấu dạng gel chứa thành phần hoạt chất Heparinoid – có tác dụng cải thiện quá trình lưu thông máu, đồng thời làm giảm tình trạng da sưng, trị sẹo lồi, sẹo rỗ nhanh chóng, hiệu quả.
Kem trị sẹo Smooth E: chiết xuất từ thiên nhiên lành tính, an toàn và có thể sử dụng được cho cả mẹ bầu, thời kỳ cho con bú..
Như vậy với các loại thuốc bôi và cách chăm sóc vết trầy xước trên da mặt bạn đã có thể trang bị những kiến thức cơ bản để làm lành vùng bị thương một cách nhanh chóng. Đừng quên tham vấn thêm ý kiến bác sĩ với các dấu hiệu nghi ngờ để tránh biến chứng xảy ra. Chúc bạn luôn có một gương mặt đẹp không tì vết, sáng rạng ngời. Cập nhật thông tin làm đẹp của chúng tôi mỗi ngày tại đây, hoặc liên hệ 093 770 6666 để được tư vấn nhiều hơn về các dịch vụ chăm sóc da hiệu quả.