TNR Mesh là gì? Ứng dụng trong phẫu thuật nâng mũi khi nào?
TNR Mesh nghe thì có vẻ lạ lẫm và gây tò mò nhưng nếu đã tìm hiểu về phẫu thuật nâng mũi thì ít nhiều gì chúng ta cũng biết sơ qua về loại vật liệu này. Nếu bạn cũng đang thắc mắc TNR Mesh là gì và được ứng dụng như thế nào trong phẫu thuật nâng mũi. Hãy cùng theo dõi bài viết ngay dưới đây để được giải đáp chi tiết!
TNR Mesh là gì?
TNR Mesh hay T&R Mesh là viết tắt của “Threaded Nose Revision Mesh”, dùng để chỉ một loại vật liệu được sử dụng cho mục đích cấy ghép và nâng mũi có dạng miếng. Vật liệu này được sản xuất hoàn toàn từ chất liệu chính là PCL (Polycaprolactone) – một loại polymer sinh học an toàn và có khả năng phân hủy trong cơ thể. Thực tế thì PLC khá quen thuộc bởi đa số các loại sụn mũi nhân tạo đều được tạo thành từ chất liệu này do có nhiều ưu điểm, dễ gọt dũa và tương thích tốt. Hiện TNR Mesh được ứng dụng nhiều trong ngành y tế, bao gồm cả dịch vụ nâng mũi.
Ứng dụng của TNR Mesh trong phẫu thuật nâng mũi
Vật liệu TNR Mesh được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ cho quá trình chỉnh hình mũi bằng cách nâng đỡ, tạo độ cao cho phần đầu mũi hoặc xây dựng vách ngăn mũi. Vì T&R Mesh khá vững chắc, qua thử nghiệm cho thấy độ ổn định cao nên thường được sử dụng để thay thế phần sụn sườn và sụn vách ngăn. Trong các trường hợp vách ngăn mũi gặp vấn đề, không đủ vững chắc để nâng đỡ trụ mũi hoặc cơ thể lấy được sụn sườn tự thân.
Chất liệu T&R Mesh được ứng dụng trong nhiều trường hợp thẩm mỹ khác nhau, bao gồm:
– Dựng trụ vách ngăn: T&R Mesh có thể được ứng dụng trong nâng mũi nhằm xây dựng và tăng cường vách ngăn.
– Mở rộng vách ngăn: Với đặc tính linh hoạt và độ bền cao, T&R Mesh hoàn toàn có thể mở rộng vách ngăn một cách hiệu quả.
– Thay thế sụn hoặc vật liệu cấy ghép khác: T&R Mesh cũng có thể dùng để thay thế sụn hoặc các vật liệu cấy ghép khác trong các quy trình y tế.
– Kết hợp với sụn + T&R Mesh: Chất liệu T&R Mesh khi được kết hợp với sụn sẽ tạo ra các giải pháp tương thích tốt với cơ thể và định hình form dáng tự nhiên.
Nhìn chung, TnR Mesh được ví như một giàn giáo giúp nuôi dưỡng các tế bào,do có khả năng hấp thu và tái tạo mô nên mũi giữ sẽ được phom dáng chuẩn sau nâng mũi mà vẫn mềm mại, tự nhiên.
Cũng vì được sản xuất từ PCL nên chúng có khả năng hấp thu và tái tạo mô, độ tương thích với cơ thể cực cao. Chất liệu này cũng được chứng nhận tiêu chuẩn FDA Hoa Kỳ, KFDA Hàn Quốc và CE Châu Âu, được dùng an toàn trong y tế. Mức độ hiệu quả và an toàn của TnR Nasal Mesh đã được chia sẻ ở báo cáo tạp chí – JAMA Otolaryngology Head & Neck Surgery and Aesthetic Plastic Surgery (Phẫu thuật tai mũi họng đầu, cổ và phẫu thuật thẫm mỹ JAMA).
>> Xem thêm: Sụn Super Form là gì? Nâng mũi loại sụn này có tốt không?
Ưu và nhược điểm của TNR Mesh là gì?
Hiện nay, các bác sĩ thẩm mỹ thường sử dụng TNR Mesh để thay thế các chất liệu nhân tạo và cả sụn tự thân trong nhiều trường hợp. Dưới đây là đánh giá chung về ưu và nhược điểm để giúp bạn dễ hình dung hơn về vật liệu sụn TNR Mesh:
Về ưu điểm của sụn TNR Mesh:
+ Tương thích cao với cơ thể: Một trong những ưu điểm nổi bật nhất của TNR Mesh là khả năng tương thích cao với cơ thể. Điều này góp phần hạn chế tối đa nguy cơ bị dị ứng và tránh tình trạng sụn mũi bị đào thải quá nhanh sau phẫu thuật nâng mũi. Tuy nhiên, cần chắc chắn rằng bạn thật sự không bị kích ứng bởi PCL và nên thăm khám trực tiếp trước khi nâng mũi.
+ Khả năng hấp thu và tái tạo mô: Sụn nhân tạo TNR Mesh có khả năng hấp thu và tái tạo mô sau khi được cấy vào bên trong. Đây là ưu điểm cực kỳ quan trọng bởi nếu không có khả năng này, mũi sau khi nâng thường dễ bị biến chứng do cản trở các mô trong cơ thể tái tạo và phát triển.
+ Phân hủy sinh học: Các chuyên gia khẳng định TNR Mesh có thể tự phân hủy sinh học sau khoảng 6 tháng. Trong quá trình này, vật liệu sẽ giúp kích thích sản xuất collagen, một loại protein quan trọng trong cấu trúc da và mô liên kết. Collagen giúp duy trì độ đàn hồi, độ săn chắc và độ cứng cho mũi.
+ Độ bền và ổn định cao: TNR Mesh được làm từ PCL nên rất vững chắc, dễ uốn cong nhưng khó gãy và không dễ bị biến dạng hay gây lệch vẹo sau phẫu thuật. Điều này đảm bảo rằng hình dáng mũi sẽ duy trì được sau quá trình nâng mũi một cách tốt nhất.
+ Định hình tốt: TNR Mesh mang đến hiệu quả định hình dáng mũi rất tốt, giúp tạo hình mũi cao, thon gọn và tự nhiên hơn mà không hề để lộ đường sống mũi. Từ đó, giúp giảm thiểu thời gian phẫu thuật và rút ngắn thời gian hồi phục, mũi nhanh lành hơn.
Về nhược điểm của TNR Mesh:
+ Chỉ được dùng để nâng đỡ mũi: Điều này có nghĩa là vật liệu này không thể duy trì được lâu như chúng ta kỳ vọng bởi mục đích chính của TNR Mesh là hỗ trợ cho việc tạo độ vững chắc cho trụ mũi và giúp ổn định sống mũi. Sau một thời gian, thường là 6 tháng thì TNR Mesh sẽ bị hấp thụ hoàn toàn.
+ Không phù hợp cho mọi trường hợp: TNR Mesh không phù hợp cho những người có khuôn mặt nhỏ hoặc sống mũi quá thấp. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ mới chỉ định việc bạn có nên sử dụng vật liệu TNR Mesh hay không.
+ Yêu cầu bác sĩ có kinh nghiệm: Giống như mọi phương pháp phẫu thuật nâng mũi khác, dùng TNR Mesh cũng có yêu cầu rất cao đối với bác sĩ trực tiếp điều trị. Nên lựa chọn những đơn vị thẩm mỹ uy tín, bác sĩ có kinh nghiệm và kỹ thuật cao để thực hiện phẫu thuật một cách an toàn và hiệu quả.
Thông qua ưu nhược điểm của TNR Mesh phần nào bạn đã đánh giá được tổng quan chất liệu này trong thẩm mỹ nâng mũi và mức độ an toàn của chúng. Vật liệu này được đánh giá tốt và an toàn giúp bạn có được kết quả làm đẹp ưng ý. Tuy nhiên để ứng dụng tốt vào kỹ thuật thực hiện, bạn cần tìm hiểu kỹ hơn đơn vị thẩm mỹ và yêu cầu chuyên môn cao từ phía bác sĩ để tránh gặp phải các rủi ro.
TNR Mesh có mức giá bao nhiêu và duy trì được bao lâu?
Theo thông tin khảo sát tại các viện thẩm mỹ trên thị trường, chi phí cho 1 miếng TNR Mesh dao động trong khoảng từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng, tùy theo kích thước và chất lượng. Tuy nhiên, đây chỉ là chi phí cho vật liệu cấy ghép chưa bao gồm các khoản phí khác như: chi phí phẫu thuật, phí dịch vụ hỗ trợ, lựa chọn bác sĩ. Để nhận được con số chính xác nhất khi thực hiện cấy TNR Mesh vào mũi, bạn nên tham khảo ý kiến của với bác sĩ hoặc các cơ sở thẩm mỹ để được báo giá chi tiết.
Về thời gian duy trì, TNR Mesh có khả năng tự phân hủy trong cơ thể sau khoảng 6 tháng, nhưng không có nghĩa là dáng mũi sẽ biến mất sau thời gian đó. Trong quá trình phân hủy, TNR Mesh sẽ kích thích sự sản sinh collagen, giúp duy trì độ đàn hồi và độ cứng cho mũi. Do đó, dáng mũi sẽ vẫn giữ được hình dáng và độ cao như ban đầu, chỉ cần bạn chăm sóc và bảo vệ mũi tốt sau phẫu thuật.
Lưu ý khi sử dụng TNR Mesh là gì?
– Một số trường hợp chống chỉ định sử dụng TNR Mesh có thể kể tới như: Người bệnh đang bị nhiễm trùng, người dễ bị nhạy cảm với vật liệu lạ, vùng mũi không được bao phủ với các mô khỏe mạnh.
–Tác dụng bất lợi có thể xảy ra khi bạn sử dụng TNR Mesh không đúng cách đó là phản ứng dị ứng: đau, khó chịu, viêm, thay đổi về mạch máu, tổn thương biến dạng. Vì thế, bạn cần phải được thực hiện chuyên khoa dưới tay nghề kỹ thuật tốt từ bác sĩ, định hình form dáng theo cơ địa tốt .
– TNR Mesh không bao giờ được tái sử dụng hoặc đem khử trùng lại. Sau khi thực hiện nâng mũi với trụ TNR Mesh, bạn cần chăm sóc, vệ sinh và kiêng khem tốt để vùng mũi ổn định hoàn toàn.
–Ngoài TNR Mesh, có một số chất liệu sụn khác được bác sĩ thẩm mỹ gợi ý cho mục đích phẫu thuật nâng mũi chẳng hạn như sụn tự thân, sụn Nanoform và sụn 3D. Tham khảo thông tin của từng vật liệu để xác định có nên nâng mũi bằng những phương pháp này hay không phía dưới đây:
+ Sụn tự thân: Sụn tự thân được lấy ra từ cơ thể của chúng ta như sụn vành tai, sụn sườn hoặc sụn vách ngăn. Loại sụn này có nguồn gốc tự thân nên thường không gây dị ứng, không bị đào thải, tuy nhiên có hạn chế nhất định về số lượng và kích thước.
+ Sụn Nanoform: Là một loại sụn nhân tạo được làm từ vật liệu ePTFE (polytetrafluoroethylene) – polymer sinh học an toàn và có độ bền tốt. Chúng có ưu điểm về độ cứng và khả năng định hình tốt, thường không bị dị ứng hoặc viêm sau nhiễm sau phẫu thuật.
+ Sụn 3D Hàn Quốc: Sụn 3D Hàn Quốc cũng là một loại sụn nhân tạo được làm từ ePTFE, nhưng có cấu trúc khác biệt so với Nanoform. Chúng có ưu điểm về độ bền, mềm dẻo, không bị biến dạng sau phẫu thuật và có khả năng hấp thu, tái tạo mô khá tốt. Tuy nhiên, chi phí sụn cao hơn so với một số loại sụn khác.
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm giải đáp chi tiết cho các bạn đọc thông tin chất liệu sụn TNR Mesh là gì? Được sử dụng trong những trường hợp nào. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc đang có nhu cầu nâng mũi thẩm mỹ, vui lòng liên hệ trực tiếp qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ ngay!
Tham khảo các phương pháp nâng mũi có sử dụng các vật liệu sụn chất lượng cao được khuyến nghị:
1.Có các loại sụn nâng mũi nào hiện nay? Nâng mũi bằng sụn gì tốt nhất?
2.Sụn nâng mũi keosan: Ưu nhược điểm và chi phí thực hiện