[Kiến thức y tế] Da mặt bị vàng là bệnh gì? Điều trị như thế nào?
Da mặt bị vàng nếu xảy ra ở trẻ em sơ sinh thường xuất phát từ hoạt động chuyển hóa vật chất chưa ổn định và không nguy hiểm. Nhưng nếu tình trạng ngày nghiêm trọng (kết hợp với biểu hiện vàng mắt và nhiều khu vực) đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến hồng cầu, gan, ống mật và một số cơ quan. Cần đến ngay các cơ sở ý tế để xét nghiệm và kiểm tra nếu có dấu hiệu da mặt bị vàng bất thường, kéo dài!
Bài viết được tham vấn bởi bác sĩ chuyên môn Phạm Thu Phương – Bác sĩ chuyên khoa da liễu Viện thẩm mỹ da liễu Mega Gangnam Hà Nội.
Mặc dù sắc tố da của người Châu Á được xếp vào nhóm da vàng nhưng màu da nguyên bản có nhiều khác biệt so với làn da bị vàng do bệnh. Tham khảo bài viết này để tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết da mặt bị vàng do bệnh lý và hướng điều trị phù hợp nhất!
Da mặt bị vàng là biểu hiện của bệnh gì?
Da mặt bị vàng là tình trạng màu da, kết mạc mắt ngả sang màu vàng nghệ, xuất phát từ nhiều bệnh lý khác nhau. Hiện tượng này là kết quả của sự tích tụ của bilirubin, một chất thải trong máu, khi gan hoặc ống mật bị rối loạn.
Bilirubin được tạo ra từ quá trình phá vỡ hồng cầu bình thường trong máu. Ở trạng thái bình thường, Bilirubin đi qua gan và được bài tiết ra khỏi cơ thể thông qua phân và nước tiểu. Tuy nhiên, khi nồng độ bilirubin trong máu tăng cao, da và lòng trắng mắt sẽ chuyển sang màu vàng. Ngoài ra, nước tiểu cũng có thể sẫm màu và phân có thể nhạt màu.
Có 3 dạng bệnh lý thường gặp có thể dẫn đến hiện tượng da mặt bị vàng, bao gồm:t
- Vàng da do hồng cầu bị phá vỡ quá nhiều: Đây là một trong những triệu chứng thường gặp của các bệnh lý về máu như: thiếu máu huyết tán, nhiễm trùng máu hoặc dị ứng với thuốc. Khi hồng cầu bị phá vỡ quá nhiều, lượng bilirubin tăng cao và gan không thể xử lý hết được. Bệnh cạnh triệu chứng vàng da, chúng ta còn có thể gặp phải một số vấn đề khác như: cơ thể mệt mỏi, nhức đầu, đau bụng.
- Vàng da do gan bị tổn thương: Suy giảm chức năng gan do các bệnh lý như: viêm gan virus, xơ gan, ung thư gan, hoặc dùng thuốc gây hại cho gan. Khi gan bị tổn thương, các tế bào gan không thể chuyển hóa và bài tiết bilirubin được nên da sẽ bị vàng đi nhanh. Một số dấu hiệu giúp củng cố phán đoán da mặt vàng do bệnh về gan có thể kể đến như: đau bụng, sưng bụng, dễ xuất huyết, ngứa da, nước tiểu sẫm màu và phân nhạt màu.
- Vàng da do ống mật bị tắc nghẽn: Ống mật cũng là một trong số các cơ quan tham gia vào quá trình đào thải Bilirubin. Vậy nên nếu mắc phải các bệnh lý về ống mật thì chúng ta cũng có khả năng bị bệnh vàng da, ví dụ như: sỏi mật, viêm ống mật, ung thư ống mật, ung thư tụy, hoặc bệnh lý khác làm ép lên ống mật. Hiện tượng vàng da do bệnh lý ống mật thường đi cùng các triệu chứng khác như đau bụng, sốt, ớn lạnh, vàng da kèm theo đau bụng.
Vàng da là một triệu chứng cần được chú ý và điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm. Để nhận biết màu da ngả vàng do bệnh nào gây nên, cần đến các cơ sở y tế để thực hiện các xét nghiệm máu, nước tiểu, phân, siêu âm bụng, nội soi ống mật hoặc các xét nghiệm có liên quan để tìm ra nguyên nhân, xác định mức độ bệnh và gợi ý phương pháp điều trị tốt nhất.
Tìm hiểu thêm: Da mặt vàng là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Hiện tượng vàng da có nguy hiểm hay không?
Vàng da có thể nguy hiểm hay không phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý này. Trong đó, có hai loại vàng da chính là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý, mỗi trường hợp có mức độ nghiêm trọng khác nhau.
Với bệnh vàng da sinh lý: Đây là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh, do sự chuyển hóa chậm của gan và hoạt động phá vỡ nhiều hồng cầu của trẻ chưa ổn định. Vàng da sinh lý thường xuất hiện vào khoảng ngày thứ 2 hoặc 3 sau sinh và có thể tự khỏi sau vài ngày. Vàng da sinh lý không gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ, chỉ cần theo dõi và chăm sóc tốt theo hướng dẫn của bác sĩ. Một số biện pháp hỗ trợ cho trẻ bị vàng da sinh lý là cho trẻ bú sữa mẹ thường xuyên, để trẻ tiếp xúc với ánh nắng vào buổi sớm mai, đồng thời kiểm tra nồng độ bilirubin trong máu nếu cần.
Trường hợp vàng da bệnh lý: Tình trạng vàng da bệnh lý có thể xuất phát từ 3 nhóm bệnh đã được đề cập ở trên. Những bệnh lý này có thể xảy ra ở cả đối tượng trẻ sơ sinh và người lớn. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, vàng da bệnh lý có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, chẳng hạn như: rối loạn đông máu, bệnh não gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa, chảy máu đường tiêu hóa hoặc suy gan. Vàng da bệnh lý cần được chẩn đoán tại các cơ sở y tế và điều trị kịp thời để tránh các hậu quả nghiêm trọng.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý vàng da ở mặt
Nhìn chung, da mặt bị vàng do bệnh lý thường liên quan đến sự suy giảm chức năng của gan, ống mật, bệnh về máu và đôi khi xuất phát từ hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân sâu xa khiến chúng ta dễ bị bệnh vàng da. Tham khảo ngay để có biện pháp phòng tránh sớm:
- Di truyền: Có một số bệnh lý di truyền được chứng minh là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh vàng da như: bệnh Gilbert, bệnh Crigler-Najjar, bệnh Rotor, bệnh Dubin-Johnson hoặc bệnh sỏi mật di truyền. Các bệnh lý này có chung đặc điểm là làm giảm khả năng chuyển hóa hoặc bài tiết bilirubin của gan, dẫn đến vàng da. Các bệnh lý này thường được chẩn đoán từ khi còn nhỏ và có thể được điều trị bằng thuốc, phẫu thuật, hoặc ghép gan.
- Nhiễm trùng: Có một số loại vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng tồn tại tự nhiên trong cơ thể hoặc thâm nhập vào bên trong, gây nhiễm trùng cho gan, ống mật hồng cầu kéo theo hiện tượng da mặt bị vàng. Chẳng hạn như một số loại virus (helicobacter, asfarviridae, orthomyxoviridae, bunyaviridae) hoặc các vi khuẩn (escherichia, edwardsiella, kluyvera) và nhiều loại ký sinh khác.
- Thói quen uống nhiều rượu bia: Uống rượu bia quá nhiều có thể gây tổn thương gan, làm giảm khả năng chuyển hóa và bài tiết bilirubin, dẫn đến vàng da. Ngoài ra, rượu bia cũng có thể gây viêm gan, xơ gan, hoặc ung thư gan, là những bệnh lý gây vàng da.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Ăn uống không lành mạnh, thiếu chất dinh dưỡng hoặc ăn nhiều thực phẩm chứa chất bảo quản, chất tạo màu, chất tạo vị, có thể gây hại cho gan, làm giảm chức năng gan, gián tiếp dẫn đến hiện tượng da mặt bị vàng.
- Sử dụng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ: Việc uống thuốc không đúng yêu cầu, dùng quá liều, uống thuốc kéo dài có thể gây hại cho gan, làm giảm khả năng chuyển hóa và bài tiết bilirubin Một số loại thuốc chúng ta thường sử dụng có khả năng gây vàng da như: thuốc kháng sinh, thuốc chống đông máu, thuốc điều trị ung thư, thuốc chống động kinh, thuốc tránh thai…
Cần làm gì khi có biểu hiện vàng da bệnh lý?
Da mặt bị vàng do bệnh lý là một vấn đề phức tạp, cần thực hiện hàng loạt xét nghiệm để phát hiện ra nguyên nhân gây bệnh rồi mới có hướng điều trị cụ thể. Do đó, ngay khi có biểu hiện da và kết mạc mắt bị vàng, cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và kiểm tra. Ngoài ra, trong khoảng thời gian điều trị bệnh cần tuân thủ mọi yêu cầu của bác sĩ về hướng điều trị và sử dụng thuốc.
Ngoài ra cần tuân thủ một số khuyến nghị để hạn chế bệnh trở nặng hoặc tái phát như sau:
- Kiêng hoàn toàn rượu bia, thuốc lá, chất kích thích trong và sau thời gian trị bệnh.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh theo khuyến nghị của chuyên gia dinh dưỡng.
- Không chủ động sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm hoặc bất kỳ loại thuốc nào nếu không có chỉ định của bác sĩ.
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho cơ thể và môi trường xung quanh để hạn chế sự tấn công của vi khuẩn, virus, nấm bên ngoài.
- Nên tiếp xúc với ánh nắng 1-2h mỗi ngày trước 9h sáng để tổng hợp vitamin D, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao cải thiện sức khỏe, gia tăng tuần hoàn máu.
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm giải đáp da mặt bị vàng là gì, nguyên nhân và cách giải quyết. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ bởi các bác sĩ da liễu tại Mega Gangnam!
Tham khảo thêm thông tin về một số bệnh lý thường gặp và cách điều trị:
Bệnh vảy nến da mặt là gì? Cách điều trị như thế nào?
Một số bệnh nấm da phổ biến hiện nay và cách chữa trị tận gốc