Cấy môi sinh học là gì? Có nên thực hiện không?

Cấy môi sinh học là gì mà được nhiều chị em quan tâm đến vậy? Phương pháp được coi là sở hữu kỹ thuật mới nhằm lấy lại đôi môi căng mọng, quyến rũ. Tuy nhiên, trước khi quyết định thực hiện, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng những ưu nhược điểm và một số lưu ý cần biết sau đây. 

Cấy môi sinh học là gì? Có nên thực hiện không?

Cấy môi sinh học là gì? Có nên thực hiện không?

Cấy môi sinh học là gì? 

Cấy môi sinh học là một phương pháp cấy tinh chất tạo màu môi để giúp cho môi độ đầy đặn, mang màu sắc tự nhiên. Với kỹ thuật cấy môi sinh học, phương pháp có thể làm trẻ hóa màu hồng tự nhiên của môi hoặc điều chỉnh màu sắc phù hợp dựa trên sở thích cá nhân. Trong quá trình này, dưỡng chất và chất tạo màu sẽ được tiêm vào môi bằng cách sử dụng các thiết bị phun xăm siêu nhỏ tác động lên vùng biểu bì. Từ đó giúp đôi môi căng mọng tự nhiên, trẻ trung hơn so với trước. 

Cấy môi sinh học là phương pháp thẩm mỹ môi đi kim đưa dưỡng chất và màu môi theo ý muốn

Cấy môi sinh học là gì? Đây là phương pháp thẩm mỹ môi đi kim đưa dưỡng chất và màu môi theo ý muốn

Về cơ bản có thể hiểu cấy môi sinh học tương tự như phun môi thẩm mỹ nhưng khác ở kỹ thuật đi kim và dung dịch tiêm. 

Cấy môi sinh học sử dụng kim nano lướt trên bề mặt môi, không để lại tổn thương lớn, còn phun môi đưa mực xăm vào tầng biểu bì môi với độ sâu 0.2mm.

Dung dịch tiêm của cấy môi dạng sinh học là dưỡng chất, tế bào gốc và chất tạo màu môi còn phun môi xăm đưa mực thẩm mỹ tạo màu môi chuyên dụng. 

Theo đó, độ bám và bền màu của cấy môi sẽ kéo dài hơn mực phun xăm. 

Cấy môi sinh học có tốt không?

Về hiệu quả, cấy môi sinh học được đánh giá có thể giúp môi lên màu đẹp tự nhiên, tươi tắn, không bị loang lổ hay trổ xanh. Đôi môi sau khi cấy cũng có xu hướng trở nên căng mọng, mềm mại hơn. Vì vậy mà phương pháp được đánh giá rất cao về hiệu quả thẩm mỹ và cả độ an toàn đối với sức khỏe.

Phương pháp cấy môi có thể đạt được hiệu quả tốt nếu thực hiện đúng kỹ thuật 

Phương pháp cấy môi có thể đạt được hiệu quả tốt nếu thực hiện đúng kỹ thuật

 Ưu điểm

  • Công nghệ cấy môi sinh học sử dụng kỹ thuật mới khắc phục những hạn chế của phương pháp phun xăm truyền thống bằng cách giảm đau rát, cải thiện độ chuẩn màu và giảm thời gian bong vảy. Vì thế, nhiều người ưa chuộng lựa chọn cấy môi sinh học. 
  • Áp dụng kỹ thuật hiện đại, thời gian thực hiện từ 40-60 phút khá nhanh chóng, ít đau, sưng và thời gian bong tróc màu cũng nhanh hơn.
  • Màu sắc của môi sau thực hiện bóng mịn tự nhiên do có bổ sung dưỡng chất trẻ hóa môi, ngoài ra bạn cũng có thể điều chỉnh kiểu dáng môi dựa theo mong muốn.
  • Phương pháp sử dụng tinh chất tạo màu từ thiên nhiên, có độ an toàn cao, giảm thiểu kích ứng và cho hiệu quả lên màu tự nhiên, hài hòa. Kỹ thuật  thực hiện tỉ mỉ, nhẹ nhàng, hạn chế tối đa tổn thương và sưng tấy.
  • Cấy môi còn bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho môi khác như collagen, acid hyaluronic hoặc tế bào gốc. Điều này vừa giúp môi lên màu đẹp mà còn cải thiện độ đàn hồi, dưỡng môi mềm mại trẻ trung hơn.
  • Thời gian duy trì dựa trên cơ địa từ 2-3 năm. 

Nhược điểm

Tuy có nhiều ưu điểm, nhưng phương pháp này cũng sở hữu nhiều rủi ro tiềm ẩn khi thực hiện không đúng cách: 

  • Sưng, đau và mất cảm giác ở môi: Tình trạng này có thể chỉ là tạm thời và thường sẽ giảm dần sau vài ngày, hoặc vài tuần tùy vào cơ địa. Bạn nên chườm mát để làm dịu da và giảm cảm giác khó chịu. 
  • Dị ứng: Nếu cơ thể bạn nhạy cảm và dễ bị dị ứng với dưỡng chất tiêm môi, chúng có thể sẽ bị ngứa, sưng hoặc mẩn đỏ sau khi cây môi. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên yêu cầu kiểm tra dị ứng trước khi thực hiện.
  • Nhiễm trùng: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm trùng chủ yếu là do quá trình cấy môi sinh học không đảm bảo an toàn, không có dụng cụ tiệt trùng, chuẩn y khoa. Vì thế, đây cũng là yếu tố quan trọng khi lựa chọn địa điểm làm đẹp, cần thực hiện chuẩn y khoa để đảm bảo an toàn.
  • Kết quả không như mong đợi: Quá trình cấy môi sinh học có thể khiến bạn không đạt được kết quả như mong đợi như dáng môi không đều, màu môi không chuẩn.. 

Để giảm thiểu các tác hại và rủi ro của phương pháp này, việc tìm hiểu kỹ quy trình cấy môi và chọn chuyên gia thẩm mỹ có chuyên môn là rất quan trọng. Hơn nữa, phương pháp này chưa quá phổ biến, chưa có nhiều cơ sở thẩm mỹ chất lượng thực hiện. Bởi thế, để an toàn hơn bạn có thể chọn phun môi bằng những công nghệ hiện đại. 

>> Xem thêm: Môi bị nhăn nheo: Chi tiết nguyên nhân & cách khắc phục 

Có nên cấy môi sinh học không?

Cấy môi sinh học có nên hay không dựa trên một số yếu tố cá nhân 

Cấy môi sinh học có nên hay không dựa trên một số yếu tố cá nhân

Sau khi tìm hiểu cấy môi sinh học là gì và ưu nhược điểm, có thể nói cấy môi sinh học là kỹ thuật làm đẹp có thể cải thiện được một số khuyết điểm trên môi như xỉn màu, thâm sạm và nhăn nheo. Vì thế, nếu bạn đang cảm thấy thiếu tự tin về màu sắc môi thì nên thực hiện cấy môi sinh học. 

Tuy nhiên, trước khi quyết định bạn nên cân nhắc một số yếu tố sau đây: 

  • Mục tiêu cá nhân: Bạn cần đặt mục tiêu rõ ràng về màu sắc và dáng môi trước khi thực hiện.
  • Hiểu rõ quy trình cấy môi: Bất cứ một quy trình làm đẹp nào cũng được thực hiện dựa trên yếu tố y khoa. Khi hiểu rõ điều này, bạn sẽ cân nhắc được những gì có thể xảy ra với mình và cân nhắc với bác sĩ tư vấn để chọn lựa phương thức tối ưu nhất. 
  • Xem xét khả năng tài chính: Cấy môi cũng cần được cân nhắc yếu tố tài chính phù hợp với bạn. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu về thời gian duy trì, cách chăm sóc để đưa ra quyết định phù hợp. 

Ngoài ra, cấy môi sinh học cũng không phải là giải pháp phù hợp với những chị em mang thai, mắc các bệnh lý như tiểu đường, sử dụng thuốc chống đông máu.. Hơn thế, bạn cũng cần có sự trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ điều trị trước đó để đảm bảo mức độ an toàn.

Quy trình thực hiện cấy môi sinh học 

Quy trình thực hiện phương pháp cấy môi sinh học thường được thực hiện qua 6 bước:

  • Bước 1: Các chuyên gia thẩm mỹ thăm khám tình trạng môi chi tiết và tư vấn phương pháp thích hợp với từng cơ địa của khách hàng.
  • Bước 2: Thực hiện các bước vệ sinh làm sạch môi như tẩy trang, tẩy tế bào chết.
  • Bước 3: Ủ tê môi giữ trong khoảng 20-30 phút.
  • Bước 4: Chọn lựa màu môi và dưỡng chất đi kèm, lắp kim và thực hiện kỹ thuật cấy môi sinh học.
  • Bước 5: Sử dụng các dung dịch chuyên dụng vệ sinh lau lại môi.
  • Bước 6: Hoàn thành cấy môi và hướng dẫn cách chăm sóc, vệ sinh, tái khám.

Toàn bộ các bước này cần được thực hiện trong môi trường vô khuẩn và đảm bảo nguyên tắc an toàn. Sau khi cấy môi, khi gặp bất cứ vấn đề gì, bạn hãy liên hệ với các chuyên gia để được thăm khám và khắc phục kịp thời.  

Lưu ý sau khi thực hiện cấy môi sinh học là gì?  

Chăm sóc sau quá trình cấy môi sinh học các chuyên gia khuyến cáo bạn cần tuân thủ các biện pháp sau:

  • Sau khi thực hiện, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, tắm hơi, bể sục, hồ bơi, nước biển, các biện pháp trị liệu da mặt, và tập thể dục vận động đổ mồ hôi.. ảnh hưởng tới vùng môi khó được tái tạo.  
  • Giữ cho vùng môi luôn sạch sẽ, không sử dụng các loại mỹ phẩm dưỡng khác ngoại trừ những loại được chỉ định trong quá trình lành vết thương. Đồng thời, tránh trang điểm tô son môi trên vùng được điều trị cho đến khi vết thương lành hoàn toàn.
  • Hạn chế chà xát hoặc gãi vùng cấy môi nhằm tránh làm tổn thương và tạo nên hiện tượng bong “vảy” trong quá trình lành môi. 

Cấy môi sinh học là gì đã được giải đáp trên đây, hy vọng bạn có thể áp dụng các phương pháp làm đẹp phù hợp tại các cơ sở uy tín. Liên hệ HOTLINE 093 770 6666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc trước khi thực hiện.

>> Xem thêm: 

  1.  9+ dáng tiêm môi đẹp giúp bạn tự tin tỏa sáng
  2. Tiêm môi hỏng: Dấu hiệu nhận biết & khắc phục kịp thời 
Subscribe
Notify of
guest
0 Bình luận
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments

form đăng ký

    x

      ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT THÁNG 6
      Giảm 30% tất cả dịch vụ, tặng vàng cho 100 khách hàng và mỹ phẩm trị giá 1.490.000 VNĐ

          This will close in 0 seconds