Mụn viêm không nhân: Đặc điểm, nguyên nhân và cách điều trị
Không chỉ gây ảnh hưởng nhiều tới thẩm mỹ vùng mặt, mụn viêm không nhân còn gây ra sự khó chịu bởi cảm giác đau nhức mà chúng mang lại. Đặc điểm nào cho thấy bạn bị mụn viêm không nhân, nguyên nhân và cách chữa trị phù hợp sẽ được chia sẻ ngay sau đây.
Mụn viêm không nhân có đặc điểm gì chú ý?
Mụn viêm không nhân hay còn gọi là mụn đỏ không nhân, là dạng mụn trứng cá đang ở giai đoạn sưng viêm, không thấy nhân mụn hoặc có mụn nhưng chúng nằm sâu dưới da.
Dấu hiệu nhận biết mụn viêm không nhân với các đặc điểm sau:
- Kích thước mụn vào khoảng 4 ~ 6 mm tùy theo từng tình trạng mụn.
- Nốt mụn thường có đặc điểm màu đỏ.
- Nốt mụn có thể mọc mụn riêng lẻ hoặc thành từng cụm trên da.
- Chạm tay vào nốt mụn thấy mềm và cảm giác sưng đau ở nốt mụn và cả vùng da xung quanh.
- Nổi thành từng cục, cảm giác sưng tấy, đau nhức, khó chịu.
- Phần đầu mụn sẽ không nhìn thấy nhân mà chỉ cảm thấy phần mủ trắng hoặc đỏ.
Mụn viêm không nhân có thể là một trong số các loại mụn sau:
- Sẩn viêm đỏ (papular acne): Dạng sẩn đỏ hình nón, gồ lên mặt da, có cảm giác khá mềm, hơi đau, sờ thấy được, kích thước < 5mm đường kính.
- Mụn bọc (nodular acne): Đây là hiện tượng viêm nhiễm có thể xuống sâu hơn, tới trung bì sâu tạo thành các cục khu trú dưới trung bình, đặc điểm là đường kính > 5mm và <1cm, gây đau, có mủ và hơi tím.
- Mụn mủ (pustules): Sẩn có thể trở thành mụn mủ khi chúng chứa dịch mủ màu trắng hoặc màu vàng bên trong.
- Mụn u nang (cystic acne): Đây là một trong những loại mụn gây đau đớn, khó chịu nhất, làm biến dạng các tình trạng bởi vì chúng chứa đầy chất lỏng, kích thước lớn.
Mụn viêm không nhân và nguyên nhân xuất hiện
Mụn viêm không nhân có thể xuất hiện do nhiều yếu tố khác nhau, sau đây là một số nguyên nhân phổ biến:
– Bít tắc lỗ chân lông trong điều kiện dầu thừa và da chết tích tụ: Lớp tế bào chết trên da cùng dầu thừa khi bị tích tụ là nguyên nhân gây bít tắc lỗ chân lông, vi khuẩn mụn phát triển và hình thành nên mụn viêm không nhân.
– Nội tiết tố thay đổi: Sự thay đổi nội tiết tố chính là nguyên nhân khác gây ra tình trạng mụn không nhân và viêm hay còn gọi là mụn nội tiết. Tuyến bã nhờn hoạt động quá mức và làm bít tắc chân lông khiến vi khuẩn phát triển và gây mụn viêm. Ngoài ra, tình trạng rối loạn nội tiết tố gây buồng trứng đa nang cũng là yếu tố dẫn đến mụn đỏ viêm không nhân. Nội tiết tố thường gặp nhất ở các bạn tuổi dậy thì, tiền mãn kinh, mãn kinh.
– Dùng mỹ phẩm không phù hợp: Khi bạn sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp như sữa rửa mặt độ pH quá cao gây khô da, tăng tiết nhờn, dưỡng ẩm chứa nhiều dầu có thể gây bí da, tạo thành mụn viêm không nhân.
– Thói quen nặn mụn: Một số người thường có thói quen tự mụn, vô tình đưa vi khuẩn lên da làm mụn dễ lây lan và sưng viêm. Ngoài ra, nếu nặn mụn khi mụn chưa gom cồi sẽ làm mụn không viêm cũng chuyển thành mụn viêm đỏ sưng đau.
– Chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học: Các tác nhân khác như chế độ ăn nhiều đường, chất béo, thực phẩm từ sữa, thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, thiếu ngủ, căng thẳng.. làm tăng tiết glucocorticoid và androgen – ( tăng hoạt động của tuyến bã nhờn) từ đó dẫn đến hình thành mụn.
Điều trị mụn viêm không nhân bằng cách nào?
Mụn viêm không nhân là kết quả của việc các cấu trúc dưới da bị tổn thương, nếu không được chăm sóc và không theo quy trình trị mụn khoa học có thể để lại vết thâm sau mụn, sẹo lồi, lõm.
Cách giảm sưng mụn tại nhà tạm thời
Một số cách trị mụn viêm sưng không nhân tại nhà gồm:
- Chườm lạnh: Đây là phương pháp giảm sưng đau dễ áp dụng tại nhà. Chỉ cần cho đá sạch vào túi chườm rồi làm mát trên da khoảng 10-15 phút. Lưu ý không nên chườm đá mát quá 3 lần và không quá 15 phút mỗi lần.
- Dùng tinh dầu tràm trà: Tinh dầu tràm trà có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, ức chế vi khuẩn phát triển và giảm sưng đau nhanh chóng. Bạn có thể dùng tăm bông thấm tinh dầu tràm trà và chấm lên nốt mụn, giữ yên trong 4 tiếng hoặc để qua đêm.
- Mặt nạ thiên nhiên: Một số nguyên liệu thiên nhiên như nha đam, mật ong chứa ZinC, C, B.. hỗ trợ làm dịu và hạn chế để lại thâm sẹo. Bạn có thể cắt nha đam thành miếng nhỏ rồi thoa lên da hoặc chấm mật ong lên nốt mụn, để trong 10-15 phút và rửa mặt lại với nước.
Các nguyên liệu thiên nhiên có tác dụng hỗ trợ giảm sưng viêm tạm thời và làm dịu nốt mụn, tuy nhiên, chúng không thể điều trị khỏi hoàn toàn tình trạng mụn.
Thuốc trị mụn hỗ trợ điều trị mụn viêm
Thuốc trị mụn viêm không nhân có 2 loại chính dạng bôi và uống. Thuốc bôi có thể loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn sâu trong lỗ chân lông, kiềm dầu và góp phần tiêu diệt vi khuẩn gây mụn. Từ đó thuốc làm giảm sưng viêm và tiêu cồi mụn theo thời gian. Một số hoạt chất khác có trong sản phẩm bôi trị mụn viêm không nhân gồm Benzoyl peroxide, Niacinamide, Axit glycolic, Axit salicylic, Axit Azelaic, Retinoids,…
Đối với các loại thuốc uống trị mụn, cơ chế của chúng là ức chế quá trình quá trình mụn phát triển mạnh hơn, giảm tiết nhờn và sưng viêm đầu mụn. Tuy nhiên, thuốc uống chỉ áp dụng các trường hợp mụn nặng. Các loại thuốc điều trị thường thấy trị mụn viêm không nhân bao gồm: thuốc kháng sinh, thuốc chống androgen (spironolactone), thuốc tránh thai điều hòa hormone nội tiết giảm mụn, thuốc isotretinoin,….
Lưu ý: Việc uống thuốc hay bôi trị mụn đều cần tham khảo ý kiến bác sĩ, bạn không nên tự ý sử dụng gây ra phản ứng kích ứng, tác dụng phụ.
>> Xem thêm: Mặt bị mụn nên uống thuốc gì để điều trị?
Tiêm Glucocorticoid trị mụn viêm không nhân
Cortisone thuốc nhóm chất kháng viêm mạnh dùng để giảm đau, sưng viêm và được ứng dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, bao gồm cả trị mụn. Tiêm cortisone thường được bác sĩ chỉ định cho các trường hợp mụn sưng lớn, chai cứng, mụn đã nặng. Khi thực hiện, bác sĩ sử dụng cortisone pha loãng với nồng độ phù hợp và tiêm trực tiếp vào đầu mụn. Lúc này mụn viêm sẽ giảm bớt sưng đau, mềm dần và xẹp xuống sau vài ngày.
Tuy nhiên, liệu pháp tiêm cortisone cần được chỉ định bởi bác sĩ da liễu. Nếu tiêm sai cách, quá liều hoặc dùng thuốc không phù hợp sẽ dẫn tới nguy cơ teo da, giãn mạch hoặc thay đổi sắc tố da khiến vùng da được tiêm bị trắng bất thường. Điều này còn có thể làm cho tình trạng mụn trở nên viêm nặng hơn hoặc nhiễm trùng tại chỗ.
Trị mụn công nghệ cao làm sạch mụn viêm không nhân
Cách điều trị mụn viêm không nhân bằng các phương pháp nâng cao ngày càng được sử dụng phổ biến vì hiệu quả trị mụn cao và giảm thời gian điều trị đáng kể. Một số phương pháp được ứng dụng hiện nay trong trị mụn bạn có thể tham khảo:
1.Liệu pháp ánh sáng sinh học: Ứng dụng công nghệ đèn Led có ánh sáng xanh, bước sóng 415nm để chiếu lên vùng da mụn, tiêu diệt nhân mụn đồng thời triệt tiêu các vi khuẩn gây mụn tại nang lông, ngăn chặn sự hình thành của mụn và tái phát mụn. Ngoài ra, liệu pháp này còn có tác dụng kháng viêm, giảm sưng và làm dịu da, điều tiết chân lông, bã nhờn, hỗ trợ trị thâm & tăng sinh collagen tái tạo làn da hiệu quả.
2.IPL trị mụn: IPL là một thiết bị sử dụng ánh sáng năng lượng được chuyển đổi thành năng lượng nhiệt, sau khi xuyên qua kính lọc sẽ tạo ra bước sóng dao động 400 – 470nm. Bước sóng này có thể tác động đến các lớp dưới lớp trung bì nhằm tiêu diệt vi khuẩn, giảm các hoạt động của các tuyến bã, giảm sưng viêm và kích thích gom cồi mụn.
3.Peel da trị mụn: Peel da sử dụng các hoạt chất như AHA, BHA và TCA,.. có cơ chế hoạt động các hoạt chất này là thúc đẩy quá trình tái tạo da mới giúp bong tróc nhẹ nhàng, giảm nhờn và thông thoáng lỗ chân lông, hạn chế mụn sưng viêm. Quá trình peel còn đẩy nhanh quá trình gom cồi mụn, se khít lỗ chân lông và làm mờ thâm, trẻ hóa làn da.
Khi xử lý mụn viêm đỏ không nhân cần lưu ý
Để tối ưu hóa quá trình điều trị mụn viêm không nhân và ngăn ngừa lan rộng, tái phát, bạn cần chú ý một số điểm:
– Hạn chế trang điểm: Giai đoạn này làn da cần có thời gian để nghỉ ngơi và phục hồi.
– Làm sạch da: Trước khi bôi thoa thuốc hoặc áp dụng bất kỳ cách xử lý mụn nào trên mặt, bạn cần phải làm sạch da. Nên sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ làm sạch mà không gây kích ứng.
– Vệ sinh vật dụng tiếp xúc với bề mặt da như chăn gối, đệm, điện thoại, khăn lau mặt luôn cần sạch sẽ.
– Chế độ ăn uống lành mạnh với các thực phẩm giàu dưỡng chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất từ rau củ, uống đủ nước, không thức khuya nhiều.
– Không sử dụng sản phẩm gây kích ứng trong thời gian điều trị hoặc các sản phẩm chăm sóc da chứa cồn, hương liệu, paraben.. luôn ưu tiên các sản phẩm chiết xuất tự nhiên, an toàn hoặc chuyên dùng cho da mụn.
– Các phương pháp làm xẹp mụn tại nhà hoặc các cơ sở y tế chỉ nên áp dụng khi thực sự cần thiết và không lạm dụng khiến da tổn thương, lan rộng hoặc không dứt điểm.
– Da của mỗi người có đặc điểm riêng dù có bị mụn viêm không nhân cũng có các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Bạn nên chú ý theo dõi sự tăng sinh mụn và mức độ viêm để được thăm khám kịp thời.
>> Xem thêm:
- Da khô có bị mụn không và điều trị bằng cách gì tốt?
- Làm sao để hết sẹo mụn trên mặt? [Bác sĩ Da liễu chia sẻ]
Mụn viêm không nhân hoàn toàn có thể điều trị kịp thời nhờ cách chăm sóc da và dưỡng da đúng cách. Việc tự ý xử lý mụn tại nhà có thể vô tình làm lây lan vi khuẩn, phá vỡ hàng rào bảo vệ da và khiến đẩy mụn vào sâu hơn. Vì thế, bạn nên liên hệ các cơ sở chăm sóc uy tín để được điều trị. Liên hệ giải đáp về các dịch vụ chăm sóc, trẻ hóa da tại Mega Gangnam qua HOTLINE 093 770 6666!
Các bài viết liên quan
- 12+ công thức trị mụn ẩn bằng yến mạch hiệu quả cho mọi làn da
- [Giải đáp] Trị mụn ẩn bằng nước muối sinh lý có hiệu quả không?
- Mụn trứng cá ở lưng: Dấu hiệu, nguyên nhân và 7+ cách điều trị
- Mụn trứng cá ở cổ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách giảm mụn
- Mụn trứng cá ở cằm: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị
- Khuôn mặt sau khi bắn laser thay đổi như thế nào?
- Hướng dẫn cách trị mụn trứng cá tuổi dậy thì an toàn, dễ thực hiện
- Mụn trứng cá có tự hết không? Mụn trứng cá bao lâu thì hết?
- Trị mụn ẩn bằng laser đau không? Bao lâu thì hết mụn?
- Top sản phẩm trị mụn ẩn tốt nhất, được ưa chuộng hiện nay