Hiểu đúng về sợi bã nhờn là gì và cách chăm sóc
Làn da xuất hiện nhiều sợi bã nhờn khiến bạn cảm thấy bề mặt da không được sạch khỏe, luôn trong tình trạng tiết dầu thậm chí sần mụn trên da. Vậy sợi bã nhờn là gì và việc loại bỏ cần được quan tâm như thế nào? Bài viết dưới đây là chia sẻ thực tế và hữu ích cho bạn về sợi bã nhờn.
Sợi bã nhờn là gì?
Sợi bã nhờn chính là một thành phần của làn da được tạo nên từ tuyến bã nhờn, lipid bã nhờn và vi khuẩn, tế bào chết. Vị trí trú ẩn của sợi bã nhờn có thể ngay trên bề mặt da hoặc len lỏi tận sâu trong nang lông của da mặt.
Hình dáng sợi bã nhờn là các chấm liti nhỏ màu trắng xám, tập trung nhiều ở vùng cánh mũi, dưới cằm. Nhiều người cho rằng sợi bã nhờn chính là mụn đầu đen nhưng điều này không đúng. Khi bạn nặn sẽ thấy những sợi bã nhờn kéo dài, màu trắng xám.
Mỗi người đều có sợi bã nhờn với vai trò nhất định trên da. Tuy nhiên nếu cơ thể bạn sản xuất quá nhiều dầu hoặc da bạn bắt đầu có dấu hiệu lỏng lẻo, sợi bã nhờn của bạn sẽ trông dễ thấy hơn.
Sợi bã nhờn có hai loại chính: Màu trắng và đen, xuất hiện rõ nhất xung quanh khuôn mặt của bạn (đặc biệt là mũi, trán, cằm và má). Điều này khiến nhiều người nhầm lẫn với mụn đầu đen, thực tế chúng là 2 khái niệm khác biệt.
Tuy nhiên, vì được sản xuất qua tuyến bã nhờn và tuyến dầu có ở khắp cơ thể bạn nên sợi bã nhờn đôi khi xuất hiện trên cánh tay, chân, ngực của bạn. Sự xuất hiện của chúng khiến vùng da bị sần sùi hơn, mất thẩm mỹ.
Nguyên nhân dẫn tới tăng sợi bã nhờn là gì?
Sợi bã nhờn là một phần tự nhiên trong hệ thống bã nhờn, giúp bảo vệ và duy trì độ ẩm trên da. Tuy nhiên, việc tăng sợi bã nhờn lại khiến da gặp phải các vấn đề khác như mụn, viêm da.. Nguyên nhân của điều này đến từ các yếu tố nội tiết, môi trường hay thói quen chăm sóc da hàng ngày.
Hoạt động quá mức của tuyến bã nhờn: Tuyến bã nhờn sản xuất dầu tự nhiên để bảo vệ da và dưỡng ẩm. Một khi hoạt động quá mức, lượng dầu sản xuất ra nhiều hơn và điều này dẫn tới việc bị tích tụ trong lỗ chân lông, cùng với tế bào da chết và bụi bẩn tạo thành sợi bã nhờn.
Thay đổi nội tiết tố: Hormone nội tiết thay đổi trong giai đoạn mang thai, dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt,.. nên chúng cũng làm tăng sản xuất bã nhờn. Giai đoạn này cơ thể sản xuất nhiều androgen hơn và kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn.
Chế độ ăn uống: Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đường, và các sản phẩm từ sữa gây ra tình trạng kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Ngoài ra, việc thiếu hụt một số vitamin, khoáng chất cũng có thể làm da bị nhờn hơn.
Chăm sóc da không đúng cách: Các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp, tẩy trang không kỹ, không làm sạch đúng cách.. dễ làm tắc nghẽn lỗ chân lông và tạo điều kiện cho bã nhờn tích tụ, hình thành sợi bã nhờn.
Môi trường sống: Khói bụi, ô nhiễm làm tắc nghẽn lỗ chân lông và làm tăng sản xuất bã nhờn. Nếu bạn sống trong môi trường ô nhiễm hoặc thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, da của bạn dễ bị tắc nghẽn, xuất hiện nhiều sợi bã nhờn hơn.
Căng thẳng: Căng thẳng lo âu làm tăng sản xuất bã nhờn thông qua việc kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Tình trạng căng thẳng làm tăng cortisol – một loại hormone làm tăng hoạt động tuyến bã nhờn.
Thiếu nước: Khi da thiếu nước, tuyến bã nhờn sẽ hoạt động mạnh hơn để bù đắp độ ẩm bị mất, dẫn tới việc sản xuất nhiều dầu hơn, tăng nguy cơ xuất hiện sợi bã nhờn.
Khi hiểu đúng về sợi bã nhờn là gì và nguyên nhân làm tăng sợi bã nhờn, bạn sẽ có biện pháp phòng ngừa và chăm sóc da hiệu quả hơn.
Loại bỏ sợi bã nhờn trên da bằng cách nào?
Sợi bã nhờn không thể loại bỏ hoàn toàn vì đây vốn là một chức năng trên bề mặt da. Bạn chỉ có thể chăm sóc da đúng cách hơn để hạn chế tăng tiết dầu, gây ra tăng sợi bã nhờn trên da mà thôi. Giảm thiểu sự xuất hiện của chúng tại nhà bằng cách kết hợp các sản phẩm chăm sóc da có chứa các thành phần sau vào quy trình chăm sóc da của bạn:
Sản phẩm chăm sóc da
– Axit salicylic: Axit salicylic (beta-hydroxy axit hoặc BHA) giúp giảm tiết dầu. Axit salicylic tại chỗ thấm vào bã nhờn vì nó hòa tan trong dầu. Điều này giúp làm sạch lỗ chân lông và giảm kích thước của các sợi bã nhờn.
– Glycolic Axit: Axit glycolic có khả năng tẩy tế bào chết mạnh giúp thẩm thấu nhanh vào da và phá vỡ các liên kết giữ bã nhờn và tế bào da chết lại với nhau. Điều này có thể làm thông thoáng lỗ chân lông bị tắc nghẽn.
– Benzoyl peroxide: Benzoyl peroxide giúp làm khô thoáng da dầu và giúp loại bỏ sạch bụi bẩn và dầu thừa dễ dàng hơn. Nó cũng có thể hỗ trợ thu nhỏ lỗ chân lông.
– Tinh dầu cây trà: Tinh dầu cây trà là một loại tinh dầu có đặc tính kháng nấm, kháng vi-rút và kháng khuẩn có một số lợi ích trong việc làm giảm số lượng tổn thương viêm và các khối u khác ở mụn trứng cá.
– Retinoids: Retinoids hoạt chất có nguồn gốc từ vitamin A. Retinoids dùng tại chỗ hoặc uống, bao gồm isotretinoin, thúc đẩy quá trình thay đổi tế bào và nhắm vào tuyến bã nhờn để giảm kích thước và sản xuất bã nhờn.
– Tẩy tế bào chết cho mặt sẽ giúp giảm thiểu sợi bã nhờn tích tụ trên da và tế bào chết chưa kịp đào thải. Bạn nên thực hiện việc này 2 lần 1 tuần bằng các sản phẩm tẩy da chết vật lý hoặc hóa học. Chú ý không chà xát, lạm dụng tẩy da chết gây tổn thương và mất đi hàng rào bảo vệ da.
Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn các sản phẩm chăm sóc da có chứa:
– Lưu huỳnh
– Dùng mặt nạ đất sét hấp thụ dầu
– Vitamin E
– Axit alpha hydroxy
Thuốc điều trị giảm tiết sợi bã nhờn
Nếu các phương pháp đơn giản chăm sóc da tại nhà bằng các sản phẩm không hiệu quả, hãy đặt lịch hẹn với bác sĩ da liễu và yêu cầu cải thiện thông qua việc bổ sung các hoạt chất dạng thuốc có thể giúp chống lại nguyên nhân cơ bản gây ra sợi bã nhờn. Nhiều dược phẩm bổ sung đã được phát triển để hạn chế tình trạng bã nhờn, thúc đẩy làn da khỏe mạnh hơn. Chúng hoạt động bằng cách điều chỉnh sản xuất bã nhờn và ngăn ngừa viêm như:
+ Accutane là một loại thuốc có chứa vitamin A giúp điều chỉnh quá trình tiết bã nhờn qua tuyến bã nhờn và hỗ trợ tái tạo tế bào cũng như giảm cặn bã sâu trong lỗ chân lông.
+ Thuốc kháng sinh chỉ được sử dụng trong những trường hợp cực kỳ hiếm gặp khi tình trạng nhiễm trùng sợi bã nhờn trở nên mãn tính và nguy hiểm.
Liệu pháp laser
Các sợi bã nhờn có thể được loại bỏ bằng phương pháp điều trị bằng ánh sáng và laser, giúp loại bỏ các đốm đen, mụn đầu đen và mụn đầu trắng trên mặt.
Để giảm tiết dầu trên da, bác sĩ sẽ sử dụng chùm ánh sáng tập trung. Lớp trên cùng của da không bị tổn thương vì chùm ánh sáng xuyên qua bên dưới lớp biểu bì. Điều trị bằng tia laser là phương pháp điều trị hiệu quả, nhưng không phải là giải pháp lâu dài hoặc vĩnh viễn vì các sợi lông có thể sớm xuất hiện trở lại.
Ngoài ra, bạn cũng có thể chăm sóc da tại các cơ sở chuyên khoa da liễu với các liệu trình chuyên sâu như Hydrafacial để làn da sạch sâu, giảm bã nhờn và tăng độ ẩm cho da căng mượt. Công nghệ còn bổ sung các chất chống Oxy hóa và Peptide để da luôn hồng hào, tươi tắn.
Bạn có nên tự nặn sợi bã nhờn không?
Các chuyên gia khuyên bạn không nên tự ý nặn, bóp sợi bã nhờn. Việc này có thể làm tổn thương da tại vị trí sợi bã nhờn và nhanh chóng khiến sợi bã nhờn tích tụ trở lại. Tác hại gây ra nếu tự ý loại bỏ sợi bã nhờn bằng cách này có thể kể tới:
- Sẹo ở vị trí bị chứa nhiều sợi bã nhờn
- Lây lan vi khuẩn và mủ từ lỗ chân lông gây nhiễm trùng sang các vị trí lỗ chân lông xung quanh
- Can thiệp vào các quá trình tự nhiên bảo vệ bề mặt da của bạn
- Đẩy bã nhờn và vi khuẩn sâu hơn vào dưới da, gây viêm hoặc mụn trứng cá nặng hơn.
Tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu nếu bạn thấy có sợi bã nhờn cần phải loại bỏ.
Mẹo chăm sóc da với sợi bã nhờn là gì?
Viện Da liễu Hoa Kỳ (AAD) khuyến nghị các mẹo chăm sóc da sau đây để hạn chế tối đa tình trạng tăng sợi bã nhờn trên mặt:
– Chọn các sản phẩm chăm sóc da và trang điểm lành tính không gây mụn. Hạn chế sử dụng các sản phẩm chứa dầu tránh làm tắc nghẽn lỗ chân lông.
– Rửa mặt hai lần mỗi ngày để da luôn thông thoáng lỗ chân lông và giảm nhờn. Sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ, hoặc làm sạch sâu nhưng không gây mụn.
– Sử dụng retinol để giúp làm săn chắc da chảy xệ, giảm nhờn và điều trị mụn trứng cá. Những vấn đề này có thể khiến lỗ chân lông của bạn trông to hơn và làm nổi bật các sợi bã nhờn.
– Thoa kem chống nắng phổ rộng, chỉ số SPF tối thiểu từ 30 trở lên hàng ngày. Da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời sẽ mất đi độ săn chắc, khiến lỗ chân lông và tiết bã nhờn dễ nhìn thấy hơn.
– Tẩy tế bào chết để vị trí sợi bã nhờn, lỗ chân lông được làm sạch. Bạn cũng đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để biết cách tốt nhất để thực hiện tại nhà mà không gây thêm vấn đề về da.
Trên đây là những giải đáp về sợi bã nhờn là gì và cách chăm sóc da phù hợp tránh tăng sinh bã nhờn ảnh hưởng tới sức khỏe làn da. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này vui lòng liên hệ 093 770 6666 để được tư vấn bởi chuyên gia về cách chăm sóc và giải pháp điều trị thích hợp.
Các bài viết liên quan
- Mụn trứng cá ở lưng: Dấu hiệu, nguyên nhân và 7+ cách điều trị
- Mụn trứng cá ở cổ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách giảm mụn
- Khuôn mặt sau khi bắn laser thay đổi như thế nào?
- Nguyên nhân gây mụn bọc ở nam giới là gì? Điều trị như thế nào?
- Trị mụn đầu đen ở lưng cách nào hiệu quả?
- [Giải đáp] Uống hà thủ ô có bị sạm da không?
- Cách trị mụn đầu đen bằng chanh có nên thực hiện không?
- 7+ cách trị mụn ẩn tuổi dậy thì an toàn và hiệu quả
- Top 7+ sản phẩm trị mụn ẩn hiệu quả, được yêu thích hiện nay
- [Giải đáp] Mụn ẩn có nên nặn không? Làm sao để hết mụn ẩn?