Nguyên nhân gây mụn bọc ở nam giới là gì? Điều trị như thế nào?
Mụn bọc là một trong những loại mụn viêm phổ biến, vừa tạo cảm giác khó chịu vừa gây ảnh hưởng đến tình trạng da về sau. So với nữ giới, tình trạng này thường nghiêm trọng hơn ở nam giới do đặc tính làn da, hoạt động mạnh của tuyến dầu nhờn, hormone và các yếu tố bên ngoài. Vậy nguyên nhân gây mụn bọc ở nam giới thật sự là do đâu và điều trị như thế nào hiệu quả tốt nhất?
Đâu là nguyên nhân gây mụn bọc ở nam giới phổ biến nhất?
Về bản chất, sự xuất hiện của các nốt mụn bọc chủ yếu liên quan đến tình trạng tắc nghẽn ở lỗ chân lông, dư thừa bã nhờn và sự tấn công của vi khuẩn. Tuy nhiên, nếu suy xét trên góc độ rộng hơn, có một số nguyên nhân gây mụn bọc ở nam giới phổ biến hơn cả, cụ thể như:
Vấn đề rối loạn hormone sinh dục nam
Theo các bác sĩ da liễu, trong độ tuổi dậy thì, hormone testosterone gia tăng đột ngột và thường xuyên biến động. Loại hormone này ảnh hưởng rõ rệt đến tuyến bã nhờn, kích thích tăng tiết dầu thừa, gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Ngoài ra, hormone này cũng có thể gây viêm, làm mụn trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt là mụn bọc.
Ảnh hưởng của yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền dẫn đến những ảnh hưởng rất lớn đặc điểm của làn da và điều này cũng tương tự đối với nam giới. Nếu thuộc nhóm da dầu, trong gia đình có bố mẹ từng bị mụn bọc nặng (dễ tái phát) thì chúng ta cũng có thể kế thừa các đặc điểm này. Ngoài ra, người có sức khỏe kém, hệ miễn dịch yếu, dễ gặp phải các bệnh lý viêm nhiễm cũng có khả năng nổi mụn nhiều hơn.
Thói quen sinh hoạt không lành mạnh
Thói quen sinh hoạt không lành mạnh là một trong những nguyên nhân gây mụn bọc ở nam giới phổ biến. Đặc biệt là các vấn đề như thức khuya, ngủ ít, thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn, hút thuốc lá… Điều này tạo ra những căng thẳng cho hệ thần kinh, gián tiếp ảnh hưởng tới hệ miễn dịch và làm giảm khả năng chống lại vi khuẩn gây mụn.
Vấn đề về chế độ dinh dưỡng
Các loại thực phẩm có hàm lượng đường cao, nhiều gia vị, chất bảo quản, phụ gia làm tăng nguy cơ xuất hiện viêm nhiễm kể cả khi bạn chưa nổi mụn. Ngoài ra, việc đưa những món ăn chứa những chất này vào khẩu phần hàng ngày dẫn đến tình trạng mất cân bằng nội tiết, tăng dầu nhờn, đặc biệt là ở nam giới.
Vệ sinh da không đúng cách
Có một sự thật là nam giới thường ít chú tâm đến việc chăm sóc da mặt hơn so với nữ giới. Thói quen không rửa mặt đủ kỹ khiến bụi bẩn, dầu thừa, vi khuẩn và tế bào chết tầng thượng bì dễ dàng tích tụ trên da, làm tăng nguy cơ tắc nghẽn, sưng viêm lỗ chân lông và hình thành mụn bọc.
Khám phá ngay: 5+ Nguyên nhân gây mụn bọc ở vùng kín có thể bạn chưa biết!
Mụn bọc ở nam giới có khó điều trị không? Tại sao?
Các bác sĩ da liễu khẳng định việc điều trị mụn bọc ở nam giới phức tạp hơn nữ giới vì mụn bọc thường khá nặng, bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố ở cả bên trong lẫn bên ngoài cơ thể. Chẳng hạn như:
Vấn đề số 1: Sự ổn định của hormone nam giới
Hormone testosterone ở nam giới luôn cao, đây cũng là lý do mà tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, da nhiều nhờn. Về mặt tích cực, điều này giúp tăng khả năng chống chịu trước các tác nhân gây lão hóa từ môi trường. Tuy nhiên, việc dầu nhờn tăng sinh quá nhiều trong một số trường hợp khiến cho việc kiểm soát, giảm mụn khó khăn và tốn thời gian hơn.
Vấn đề số 2: Tình trạng lớp sừng và cấu trúc da
Làn da của nam giới thường có lớp tế bào sừng dày hơn và cấu trúc da phức tạp hơn so với nữ giới. Điều này tạo ra những trở ngại nhất định,khiến cho các sản phẩm chăm sóc, điều trị da mất nhiều thời gian hơn để thẩm thấu vào trong. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho việc trị mụn bọc ở nam giới phức tạp hơn.
Vấn đề số 3: Chưa biết cách chăm sóc da hiệu quả
Nhiều nam giới không có thói quen vệ sinh da mặt đều đặn hoặc không sử dụng chọn đúng sản phẩm phù hợp. Ngoài ra, việc không quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể chất cũng ít nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe. Đâu là những yếu tố nên được quan tâm xem xét để có hướng điều trị mụn bọc cho nam giới hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm: Nguy hiểm từ những nốt mụn bọc có thể bạn chưa biết!
Các phương pháp trị mụn bọc hiệu quả dành cho nam giới
Điều trị mụn bọc mức độ vừa và nặng nhất định cần có chỉ định cụ thể từ bác sĩ da liễu. Tuy nhiên, với những trường hợp nhẹ có thể cân nhắc áp dụng cách dùng thuốc bôi theo hướng dẫn của chuyên gia.
Các sản phẩm bôi thoa có chứa thành phần: benzoyl peroxide (diệt khuẩn), retinoid (tái tạo và cải thiện lỗ chân lông) và axit salicylic (kiểm soát bã nhờn) là lựa chọn hàng đầu trong việc điều trị mụn bọc. Đôi khi, các bác sĩ có thể kê đơn kết hợp những loại thuốc bôi này với nhau vì đặc tính của từng hoạt chất. Tuy nhiên, nếu không phải là một người có kiến thức y tế hoặc chưa có khuyến nghị của chuyên gia, tuyệt đối không tự ý mua thuốc sử dụng tại nhà vì rất dễ kích ứng.
Bài viết chi tiết: Dùng thuốc trị mụn bọc mụn viêm nào tại nhà an toàn?
Trong một số trường hợp mụn bọc nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh (diệt khuẩn, giảm viêm) hoặc thuốc điều chỉnh nội tiết tố (tùy theo nguyên nhân) để kiểm soát mụn từ bên trong. Ngoài ra, nếu mụn diễn biến ngày càng phức tạp, có xu hướng dễ lây lan, các liệu pháp can thiệp công nghệ cao như laser hay ánh sáng sinh học cũng được áp dụng để tăng cường hiệu quả trị liệu, cải thiện nền da. Những phương pháp này được đánh giá là rất hữu hiệu trong các trường hợp mụn bọc nặng và kéo dài.
Khuyến nghị đọc thêm: Cách trị mụn bọc tại nhà như thế nào chuẩn y khoa?
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp cho bạn đọc những thông tin quan trọng về nguyên nhân gây mụn bọc ở nam giới. Cùng với đó là một số hướng dẫn về cách điều trị loại mụn này tại nhà. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ nhanh tới Hotline: 093.770.6666 của Mega Gangnam để được tư vấn và hỗ trợ bởi các bác sĩ da liễu và chuyên gia thẩm mỹ hàng đầu!
Các bài viết liên quan
- Ăn gì để trị mụn ẩn? Bị mụn ẩn không nên ăn gì?
- 10+ công thức xông da mặt trị mụn ẩn hiệu quả, đúng cách
- 7+ công thức trị mụn ẩn dưới da bằng dầu dừa an toàn, hiệu quả
- 12+ công thức trị mụn ẩn bằng yến mạch hiệu quả cho mọi làn da
- [Giải đáp] Trị mụn ẩn bằng nước muối sinh lý có hiệu quả không?
- Mụn trứng cá ở lưng: Dấu hiệu, nguyên nhân và 7+ cách điều trị
- Mụn trứng cá ở cổ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách giảm mụn
- Mụn trứng cá ở cằm: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị
- Khuôn mặt sau khi bắn laser thay đổi như thế nào?
- Hướng dẫn cách trị mụn trứng cá tuổi dậy thì an toàn, dễ thực hiện