Mụn mọc ở má: Nguyên nhân & 3+ Cách điều trị
Nguyên nhân mụn mọc ở má có thể bao gồm sự tăng sản xuất dầu, vi khuẩn, tắc nghẽn lỗ chân lông, và sự tổn thương da. Cách điều trị bao gồm: Sử dụng sản phẩm làm sạch da phù hợp, áp dụng kem hoặc thuốc trị mụn và thực hiện các phương pháp thẩm mỹ chuyên sâu.
Mụn là một diễn biến bất thường của cơ thể thường xuất hiện không báo trước và bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân. Các vị trí mọc mụn là dấu hiệu cho thấy nhiều vấn đề về sức khỏe. Thông qua vị trí mọc mụn, các bác sĩ có thể nhận biết tình trạng thực tế về vấn đề mà bạn đang gặp phải. Trong đó, mụn mọc ở mặt đặc biệt là vùng má khiến nhiều người lo lắng hơn cả bởi chúng có khả năng dẫn đến sẹo rỗ, gây ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ. Vậy nguyên nhân dẫn đến mụn mọc ở má là gì? Cùng Mega Gangnam tìm hiểu theo thông tin ngay dưới đây:
Nguyên nhân mụn mọc bất thường ở vùng má là do đâu?
Ý nghĩa vị trí mọc mụn trên khuôn mặt?
Mụn mọc là tình trạng thường xuyên xảy ra nhất là ở giai đoạn dậy thì trở đi hoặc bắt nguồn từ các nguyên nhân khách quan do môi trường. Tuy nhiên, dựa trên vị trí mụn xuất hiện, chúng ta hoàn toàn có thể xác định được các vấn đề mà sức khỏe đang thực sự phải đối mặt.
Vị trí mọc mụn nói lên điều gì về sức khỏe của bạn?
Mụn là các vấn đề về da liễu thường xuyên xuất hiện do những ảnh hưởng của môi trường sống, cách chăm sóc làn da, cơ địa và các vấn đề về nội tiết tố. Trong đó một phần không nhỏ nguyên nhân thực tế dẫn đến mụn chính là tình trạng các cơ quan trong cơ thể bị tổn thương hoặc hoạt động một cách bất thường. Dựa vào vị trí mụn mọc trên mặt, chúng ta có thể xác định phần nào đó các vấn đề về sức khỏe như:
Các chuyên gia nhận định, mặt là khu vực có làn da mỏng và tiếp xúc nhiều với môi trường xung quanh nhất vì vậy đây là vị trí cực kỳ dễ mọc mụn. Mụn có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trên mặt, chẳng hạn như: trán, mũi, cằm, tai… Các nghiên cứu dựa trên Y học Cổ truyền cho biết, mỗi vị trí mà mụn xuất hiện là một dấu hiệu chỉ báo cho những bệnh lý nhất định. Điều này xuất phát từ việc các cơ quan trong cơ thể có mối liên hệ mật thiết với từng phân vùng trên khuôn mặt, những đốm mụn là biểu hiện rõ ràng nhất, nhằm cảnh báo những tổn thương trong cơ thể.
Theo các số liệu nghiên cứu, mụn mọc ở mặt tương ứng với sự tổn thương trong hệ thống các cơ quan nội tạng, điển hình như gan, thận, túi mật, dạ dày… Xác định nguyên nhân mọc mụn kết hợp cùng vị trí tổn thương giúp chúng ta tìm ra phương hướng điều trị bệnh sớm và có hiệu quả nhất.
Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến mọc mụn ở má
Xác định những nguyên nhân dẫn đến sự hình thành mụn
Mụn mọc ở mặt cảnh báo cho chúng ta nhiều điều về sức khỏe, bên cạnh việc cần phải thay đổi chế độ sinh hoạt, bổ sung dinh dưỡng, chăm sóc da từ bên trong. Bảo vệ sức khỏe là điều mà chúng ta cần đặc biệt quan tâm và chú ý. Má là khu vực dễ mọc mụn nhất trên khuôn mặt bởi diện tích rộng, da mỏng và cực kỳ nhạy cảm. Mụn mọc ở má phần nhiều bắt nguồn từ những thói quen không tốt như chạm tay lên má, sử dụng khẩu trang không đúng cách, tự nặn mụn bằng tay… Những điều này đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn kí sinh và phá hoại hệ thống bảo vệ của làn da. Từ đó hình thành nên những nốt mụn viêm cứng đầu, khó điều trị, khiến chúng ta mất tự tin.
Bên cạnh đó, những tổn thương của các cơ quan trong cơ thể cũng có khả năng dẫn đến mụn xuất hiện nhiều trên khu vực má. Mụn mọc ở má có thể bắt nguồn từ nguyên nhân bên trong cơ thể như hoạt động bất thường của gan. Đó có thể là các bệnh lý như viêm gan, suy gan hoặc nhiễm độc gan do chế độ ăn uống không khoa học. Gan là cơ quan cực kỳ quan trọng, có tầm ảnh hưởng mạnh đến quá trình bài tiết và thải độc của cơ thể. Tổn thương gan dẫn đến việc độc tố không được đào thải một cách tự nhiên ra bên ngoài. Theo thời gian, sự tích lũy của những chất độc hại dẫn đến nổi mụn viêm, dị ứng, phát ban một cách thường xuyên và khó kiểm soát.
Những ổ mụn mọc với tần suất quá dày trên da, đặc biệt là vùng má bên phải có thể có mối liên hệ mật thiết với lá phổi. Phổi chịu ảnh hưởng bởi cách mà chúng ta tiếp xúc với bầu không khí bên ngoài. Sử dụng những loại chất kích thích như thuốc lào, thuốc lá làm trầm trọng thêm những tổn thương ở phổi do tình trạng ô nhiễm không khí, bụi mịn. Các dấu hiệu của nghiện thuốc lá, thuốc lào có khả năng dẫn đến mụn mọc ở má thường xuyên, tập hợp thành những khu vực rộng, khó điều trị, xuất hiện sẹo rỗ sau mụn…
Mụn cũng thường xuyên mọc ở vùng gò má, điều này có mối quan hệ mật thiết với hoạt động của hệ tiêu hóa, đặc biệt là đường ruột. Rối loạn tiêu hóa dẫn đến quá trình thải độc và bài tiết qua thành ruột bị gián đoạn rõ rệt. Với vấn đề này, người bệnh thường xuyên gặp phải tình trạng đầy hơi, chướng bụng, sôi bụng… và được biểu hiện ra bên ngoài bằng những đốm mụn xuất hiện trên khu vực gò má.
Để đảm bảo gan, phổi và các cơ quan khác hoạt động một cách bình thường và hạn chế đến mức tối đa mụn mọc ở má, các bác sĩ khuyến cáo:
- Hạn chế sử dụng các chế phẩm có chứa cồn, chất kích thích, thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản. Đây đều là những chế phẩm công nghiệp, chứa nhiều thành phần có khả năng gây hại lớn, cản trở hoạt động đào thải độc tố của cơ thể và gây nên nhiều kích ứng nguy hiểm.
- Tích cực bổ sung thực phẩm tươi nguyên không chất bảo quản hoặc các loại thực phẩm chức năng đã qua kiểm chứng với những thành phần có khả năng giải độc và làm mát gan như mướp đắng, rau má, bí đao, dưa chuột…
Mụn mọc ở má có nguy hiểm không?
Như đã đề cập ở trên, mọc mụn ở má hoàn toàn có thể điều trị được nếu chúng ta lựa chọn đúng phương pháp chăm sóc trong và sau quá trình làm sạch mụn. Với các nguyên nhân dẫn đến mụn mọc ở má như ảnh hưởng của môi trường, các tác động chủ quan và sử dụng mỹ phẩm không đúng cách, bạn có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia da liễu để lựa chọn sản phẩm điều trị phù hợp. Thông thường, mụn xuất hiện do các vấn đề trên thường không nguy hiểm đối với cơ thể, nhưng gây ra những ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ và tinh thần.
Tình trạng mụn mọc bất thường khu vực má có nguy hiểm hay không?
Mụn mọc ở má bắt nguồn từ các vấn đề khác như hoạt động bất thường của hormon, nội tiết tố do kinh nguyệt, mang thai hoặc do thời kỳ tiền mãn kinh là những nguyên nhân bất khả kháng. Đối với những vấn đề trên, chúng ta thường không có phương pháp điều trị mụn triệt để, mụn có xu hướng biến mất sau khi nội tiết tố trở về trạng thái ổn định. Đây cũng không phải là điều đáng lo ngại, chúng ta có thể sử dụng một số loại thực phẩm chức năng theo chỉ định của bác sĩ để điều chỉnh nội tiết và làm giảm mụn.
Trong khi đó, mụn mọc ở má bắt nguồn từ những nguyên nhân bên trong cơ thể như sự tổn thương và hoạt động kém hiệu quả của gan, phổi, hệ tiêu hóa là điều đáng báo động. Việc xuất hiện các nốt mụn là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của các hệ cơ quan đang rơi vào tình trạng đáng báo động và không thể kiểm soát. Nếu không có những phương pháp điều trị kịp thời, bạn có thể gặp phải những bệnh lý nặng nề hơn như suy gan, suy hô hấp, ung thư…
Như vậy, tùy thuộc vào vị trí mọc mụn và nguyên nhân để xác định liệu mọc mụn ở má có cảnh báo vấn đề gì về sức khỏe hay không. Nhìn chung, nếu mụn mọc một cách bất thường và không thể kiểm soát, bạn nên đến ngay các cơ quan y tế để được kiểm tra và tìm ra phương hướng điều trị sớm nhất có thể.
Những cách trị mụn ở má hiệu quả và đúng nhất
Nếu gặp phải tình trạng mụn ở má với mức độ vừa phải, bạn có thể tham khảo một số phương pháp đơn giản nhằm can thiệp và điều trị mụn ngay tại nhà theo những cách dưới đây:
Sử dụng mặt nạ trị mụn vùng má
Các loại mặt nạ với thành phần thuần tự nhiên là phương pháp đơn giản và an toàn để điều trị tình trạng mụn mọc ở má ngay tại nhà. Đó đều là những nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, dễ dàng tìm kiếm nên được đánh giá là thân thiện với làn da và không gây tốn kém. Phù hợp với các bạn có làn da khỏe, cơ địa tốt và bị mụn ở mức độ vừa phải, xuất phát từ những nguyên nhân khách quan bên ngoài:
- Mặt nạ trị mụn má kết hợp sữa chua và mật ong: Trong sữa chua có chứa nhiều loại axit tốt cho sức khỏe với khả năng tiêu diệt vi khuẩn và làm mịn da như axit lactic và probiotic. Tác dụng chính của sữa chua là ức chế hoạt động của vi khuẩn, tạo ra hàng rào bảo vệ trước những ảnh hưởng của môi trường. Kết hợp cùng hiệu quả kháng viêm, kháng khuẩn và hỗ trợ điều trị sẹo của mật ong. Đây là một tổ hợp mặt nạ an toàn, hiệu quả, không gây kích ứng và xứng đáng để sử dụng.
- Mặt nạ trị mụn bằng dâu tây và cà chua: Trong thành phần của cà chua và dâu tây có chứa nhiều vitamin C. Đây là dưỡng chất kháng viêm, làm sáng được chỉ định trong nhiều phương pháp trị mụn. Bên cạnh đó, những nguyên liệu này còn chứa nhiều khoáng chất với đa dạng tổ hợp vitamin mang đến hiệu quả dưỡng ẩm và làm sạch tuyệt vời.
- Mặt nạ từ loại rau húng quế: Chắc hẳn nhiều người vẫn còn khá thắc mắc về công dụng của rau húng quế. Trên thực tế, đây là nguyên liệu có chứa nhiều thành phần chống oxy hóa cực mạnh như flavonoid, vicenin và các orientin. Hiệu quả chính của những hợp chất này là tấn công trực diện các vi khuẩn P.acnes gây mụn, chống nắng, kháng viêm và thúc đẩy quá trình chuyển hóa của dưỡng chất đi nuôi tế bào da.
Phương pháp điều trị mụn bằng mặt nạ thiên nhiên được đánh giá là an toàn, tiết kiệm nhưng thường chỉ có hiệu quả với các loại mụn ở mức độ nhẹ, vùng mọc mụn không quá lớn. Có thể kết hợp sử dụng mặt nạ cùng các phương pháp trị liệu và chăm sóc làn da khác để có kết quả tốt nhất.
Xem thêm: Cách làm mặt nạ trị mụn đầu đen
Sử dụng các biện pháp nặn mụn an toàn và đúng cách
Nặn mụn an toàn và đúng cách để điều trị mụn ở má hiệu quả
Giải pháp nặn mụn được nhiều người lựa chọn để loại bỏ nhanh chóng các nốt mụn trên má. Tuy nhiên, việc nặn mụn không đúng cách, không đúng thời điểm và không sử dụng các công cụ chuyên dụng có thể làm trầm trọng hơn tình trạng mụn dẫn đến hình thành sẹo, các nốt mụn mới mọc nhiều hơn, sưng viêm và nhiễm trùng máu.
Trên thực tế, việc nặn mụn nên được thực hiện đúng thời điểm và đúng cách để hạn chế sự phát triển của nhân mụn. Điều này cũng hỗ trợ cho các biện pháp chăm sóc da triệt để hơn về sau như sử dụng kem hoặc thuốc đặc trị mụn. Nên tiến hành nặn mụn khi xác định chính xác thời gian nhân mụn đã chín, phần cồi mụn khô lại và nổi hẳn trên bề mặt da. Giúp hạn chế tình trạng tác động quá sâu làm tổn thương tế bào da, các vết thâm và sẹo. Không nên tự nặn mụn ở nhà bằng tay không hoặc không có các công cụ hỗ trợ chuyên dụng.
Sử dụng các sản phẩm đặc trị mụn vùng má
Các sản phẩm hỗ trợ điều trị mụn vùng má như serum, kem trị mụn thường có kết cấu mỏng và tương thích với làn da. Những sản phẩm này có chứa nhiều thành phần quan trọng giúp đẩy nhanh quá trình loại bỏ mụn khỏi làn da. Tùy theo mục đích sử dụng mà các sản phẩm trị mụn có những công dụng khác nhau như làm khô cồi mụn, chống viêm, se khít lỗ chân lông sau mụn. Kết hợp các sản phẩm đặc trị này theo chỉ định của bác sĩ đem đến hiệu quả cao và thời gian phục hồi nhanh chóng.
Cơ chế hoạt động của các sản phẩm đặc trị mụn là tiếp xúc, thẩm thấu và ức chế hoạt động của vi khuẩn, nhân mụn từ sâu bên trong. Từ đó tạo kích thích để đẩy nhanh hoạt động chuyển đổi của nhân mụn, làm khô và đưa phần cồi mụn ra bên ngoài. Bên cạnh đó, những sản phẩm này còn phát huy nhiều tác dụng trong việc kháng viêm, chống kích ứng, làm thông thoáng lỗ chân lông. Các loại serum, kem đặc trị mụn được đánh giá là phù hợp với nhóm da khỏe, xuất hiện mụn ở mức độ vừa và nhẹ.
Cần tiến hành kiểm tra, thăm khám và tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm điều trị nào. Đồng thời, tránh xa những lời quảng cáo “có cánh” từ những tinh chất không được đảm bảo về chất lượng trên thị trường.
Điều trị mụn chuẩn y khoa và các phương pháp chăm sóc sau mụn
Trên thực tế, những phương pháp trị liệu trên thường không mang lại hiệu quả như mong đợi đối với những người bị mụn dai dẳng hoặc mụn nặng, mụn sưng viêm và các vấn đề kéo theo như xuất hiện mủ, đau nhức và tổn thương sâu. Thời điểm này, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa về da liễu để được tư vấn và thăm khám sớm nhất. Từ đó có được phương án kiểm soát và điều trị hiệu quả nhất. Ngoài ra, việc tự điều trị mụn tại nhà cũng tồn tại không ít rủi ro nếu chúng ta không biết cách cân đối thành phần, áp dụng đúng kỹ năng chăm sóc làn da. Hậu quả là các vết thâm lớn xuất hiện nhiều, sẹo rỗ hình thành nhanh chóng và khó điều trị, gây ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ.
Các phương pháp điều trị mụn chuẩn y khoa
Đến với bệnh viện hoặc các Phòng khám thẩm mỹ chuyên khoa, bạn sẽ được các bác sĩ soi da, xét nghiệm, kiểm tra lâm sàng và tiếp nhận thông tin triệu chứng. Từ đó, xây dựng một phác đồ điều trị lâu dài trên cơ sở những thông tin đã được tổng hợp và phân tích. Những phương pháp này bắt buộc phải có mức độ an toàn cao và khả năng tương thích tuyệt đối để tránh xa những ảnh hưởng sau này. Căn cứ vào đó, các bác sĩ sẽ tiến hành chỉ định bạn cần thực hiện dùng thuốc hay áp dụng các biện pháp công nghệ cao. Thông thường thuốc chỉ được áp dụng cho những trường hợp vừa và nhẹ. Các biện pháp chuyên khoa công nghệ cao thường được lựa chọn hơn cả bởi hiệu quả triệt để và thời gian thực hiện nhanh chóng.
Trong một số trường hợp, tùy vào tình trạng sức khỏe của người bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp sử dụng thuốc và biện pháp trị liệu công nghệ cao đối với các nhóm mụn nghiêm trọng như mụn bọc, mụn trứng cá… Đồng thời đề xuất các phương pháp khắc phục di chứng và chăm sóc làn da sau mụn. Những giải pháp điều trị mụn công nghệ hiện đại thường được đề xuất như:
- Trị mụn bằng công nghệ ứng dụng ánh sáng xanh Blue Light
- Điều trị với phương pháp sử dụng tia laser tiêu diệt mụn
- Áp dụng công nghệ màng sinh học trong điều trị mụn chuyên khoa
- Phương pháp Oxy Jet hỗ trợ điều trị mụn bọc, mụn viêm, mụn trứng cá
Sau quá trình điều trị mụn bằng các phương pháp chạy máy công nghệ cao, bạn có thể kết hợp sử dụng thêm một số liệu trình trẻ hóa làn da, chống lão hóa và nâng cao chức năng da sau những lần điều trị mụn bằng các loại máy chuyên dụng được đề xuất khác như:
- Trẻ hóa và nâng cao sức khỏe làn da bằng công nghệ căng chỉ collagen
- Sử dụng sóng điện từ tần số vô tuyến Thermage FLX công nghệ cao thế hệ 5.0
- Phương pháp cấy collagen tươi nguyên chất vừa trị mụn vừa điều dưỡng làn da
- Áp dụng công nghệ trẻ hóa làn da và điều trị mụn bằng tế bào gốc tủy răng sữa
Điều trị mụn ở má bằng các giải pháp công nghệ cao có thời gian thực hiện nhanh chóng, hiệu quả cao và lâu dài. Sử dụng các phương pháp này có khả năng điều trị chuyên sâu cho mọi tình trạng da mụn. Đồng thời, hỗ trợ chăm sóc và khắc phục mọi kích ứng có thể xảy ra do các biện pháp điều trị không đúng cách trước đây. Mega Gangnam là Phòng khám thẩm mỹ uy tín, cơ sở vật chất đạt chuẩn 5 sao quốc tế, sở hữu đội ngũ bác sĩ và kỹ thuật viên hàng đầu đến từ Hàn Quốc. Đến với chúng tôi để tối ưu mọi khả năng điều trị mụn vùng má, sớm trả lại cho bạn làn da tràn đầy sức sống như thuở đôi mươi.
Các bài viết liên quan
- 12+ công thức trị mụn ẩn bằng yến mạch hiệu quả cho mọi làn da
- [Giải đáp] Trị mụn ẩn bằng nước muối sinh lý có hiệu quả không?
- [Khám phá] Top 5 cung hoàng đạo có khuôn mặt đẹp nhất!
- Mụn trứng cá ở lưng: Dấu hiệu, nguyên nhân và 7+ cách điều trị
- Mụn trứng cá ở cổ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách giảm mụn
- Nhân tướng học khuôn mặt chính xác đến đâu? Tin được không?
- Mụn trứng cá ở cằm: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị
- Cách chọn kiểu tóc hợp với khuôn mặt tròn béo nữ
- Hướng dẫn cách trị mụn trứng cá tuổi dậy thì an toàn, dễ thực hiện
- Mụn trứng cá có tự hết không? Mụn trứng cá bao lâu thì hết?