Nặn mụn có tốt không? Vì sao mụn phát triển nhanh hơn
Nặn mụn có thể mang lại hiệu quả ngắn hạn nhưng có thể gây tổn thương và viêm nhiễm nếu không thực hiện đúng cách. Việc nặn mụn có thể làm kích thích sản xuất dầu và vi khuẩn gây mụn, gây ra sự phát triển nhanh chóng của mụn. Để ngăn chặn sự phát triển nhanh chóng của mụn, quan trọng hơn là duy trì một chế độ chăm sóc da đúng cách và sạch sẽ, cùng với việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp.
Mụn có thể là nỗi ám ảnh của nhiều người, và hậu quả của việc nặn mụn sai cách cực kỳ nghiêm trọng. Vậy nặn mụn có tốt không và những sai lầm trong việc điều trị mụn khiến chúng phát triển nhanh hơn.
Nặn mụn có tốt không? Nặn mụn là phương pháp loại bỏ mụn trên cằm, trán, mặt…, tuy nhiên bác sĩ da liễu không khuyên các bạn nên tự nặn mụn, đặc biệt là mụn mủ. Nếu bạn không được trang bị kiến thức đầy đủ về mụn và các cách điều trị mụn thì có thể ‘gây ra những hậu quả không nhỏ. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với các bạn một số phương pháp lấy nhân mụn tốt nhất và các cách nặn mụn hiệu quả.
Nặn mụn có thực sự tốt hay không?
Nhận biết đặc điểm các loại mụn hình thành trên da
Lấy nhân mụn được xem một phương pháp nặn mụn được dùng để hỗ trợ việc điều trị mụn. Hầu hết các loại mụn được hình thành trên da bởi nhiều nguyên nhân như: thay đổi hormone, vi khuẩn hay dầu thừa bã nhờn trên da. Dưới đây là một số đặc điểm các loại mụn hình thành trên da:
Các loại mụn phổ biến gặp phải ở nhiều đối tượng
- Mụn đầu đen:
Được hình thành khi dầu và tế bào chết xuất hiện làm tắc nghẽn lỗ chân lông trên da. Khi tiếp xúc với không khí bị oxy hóa, các chất này bị chuyển thành màu đen và gây ra mụn đầu đen.
- Mụn đầu trắng:
Được hình thành giống như mụn đầu đen, mụn này có đầu mụn màu trắng hoặc vàng nhạt, hơi cứng và gây tắc nghẽn lỗ chân lông;
- Mụn mủ:
Đây là những nốt mụn sâu, khó nhằn và thường hơi đau, có màu đỏ viêm. Mụn mủ thường xuất hiện do thay đổi nội tiết tố, dị ứng hoặc do vi khuẩn xâm lấn.
- Mụn trứng cá
Được xem là nỗi ám ảnh của nhiều người bởi nó có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào trên cơ thể bạn. Mụn trứng cá cũng có rất nhiều hình thù nên thường bị nhầm lẫn với các mụn khác như: mụn đầu đen, đầu trắng, mụn mủ. Mụn trứng cá sẽ gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính và có thể xuất hiện nhiều lần nhưng đặc biệt là ở tuổi dậy thì hay những giai đoạn thay đổi hormone của bạn.
Mụn trứng cá nếu không chữa trị kịp thời sẽ bị nhiễm trùng và hình thành nên mụn bọc gây nguy hiểm cho làn da. Có một số loại mụn trứng cá như: mụn trứng cá đầu đen, mụn trứng cá mủ hay mụn trứng cá hạch.
Mụn u nang với tần suất xuất hiện nhiều và có khả năng để lại sẹo rỗ
- Mụn U nang:
Đây là loại mụn nổi rõ trên da, nhìn khá to và sưng đau, kèm nhiều mủ, có thể sẽ để lại sẹo khi bạn lấy nhân mụn.
- Mụn ẩn
Là loại mụn có vị trí ở má, cằm, trán và mũi, là một dạng của mụn trứng cá, được nằm sâu trong lớp da, kích thước nhỏ, có xu hướng mọc cụm và lan rộng, khó quan sát bằng mắt thường. Tuy nhiên, khi bạn đưa tay chạm vào hoặc dùng ánh sáng sẽ thấy được mụn sần và có lộm cộm. Mụn ẩn dưới da này bạn sẽ thường ít quan tâm do không ảnh hưởng nhiều tới vẻ ngoài. Tuy nhiên, bạn nên chăm sóc da đúng cách để tránh tình trạng mụn ẩn trên trán, má, cằm…phát triển hình thành mụn viêm, mụn bọc.
- Mụn viêm, mụn bọc
Mụn bọc, mụn viêm là loại tình trạng mụn bị sưng viêm, gây đau nhức, cứng, có mủ màu trắng, vàng bên trong. Những mụn này nếu điều trị không đúng cách có thể sẽ lan rộng và để lại sẹo. Thường có thể thấy tại những vùng da nhiều tuyến bã nhờn như mặt, cổ, ngực, lưng. Mụn này có thể mọc riêng lẻ hoặc từng cụm, chúng ăn sâu dưới da, có kích thước lớn, cứng, khó tự nặn hơn mụn thông thường.
- Mụn thịt
Đây là dạng u lành tính xuất hiện ở người trưởng thành, nó thường gây mất mất thẩm mỹ. Chúng có xu hướng mọc ở vùng mắt, cổ. Mụn thịt có kích thước nhỏ, có thể mọc riêng lẻ hoặc thành cụm, có màu với da, ngả vàng. Không sưng đau, viêm hay gây ngứa.
Tự nặn mụn tại nhà có tốt không? Những biến chứng nguy hiểm do nặn mụn sai cách
Hầu hết mọi người đều nhận định không nên tự nặn mụn tại nhà nhưng thực tế cho thấy, bạn vẫn có thể tự nặn với một số dạng mụn không viêm. Bởi mụn không viêm bao gồm các loại mụn như: mụn trứng cá, mụn đầu đen, mụn trắng được hình thành khi bã nhờn dầu thừa và các tế bào chết trên da bị tắc nghẽn trong các nang lông. Các loại mụn này thường nằm sát trên bề mặt da bạn sẽ không phải can thiệp quá sâu để loại bỏ nhân mụn.
Tự nặn mụn tại nhà phải đúng cách và chỉ phù hợp với một số loại mụn không nguy hiểm
Tuy nhiên, với các trường hợp còn lại như: mụn viêm, mụn mủ, mụn thịt,… tốt nhất là bạn không nên tự nặn mụn tại nhà. Bởi loại mụn này bị nằm sâu dưới lớp da và có nhiều khả năng sẽ để lại sẹo, nhiễm trùng nếu cố gắng tự nặn mụn. Khi gặp những dạng mụn này, tốt hơn hết là bạn nên đi các cơ sở y tế để khám trực tiếp với bác sĩ da liễu. Họ sẽ có những dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ mụn đã được vô trùng. Các trung tâm này cũng có thể tiêm hoạt chất cortisone có tác dụng thu nhỏ nhân mụn và giảm đau cho bệnh nhân.
Nếu bạn vẫn muốn tự nặn mụn tại nhà có thể có những biến chứng nếu nặn mụn sai cách như:
- Cố tự nặn mụn có thể sẽ làm phá vỡ lớp rào bảo vệ da, có nguy cơ gây sẹo rất cao. Việc nặn mụn sai cách nhanh chóng tạo nên những tổn thương bề mặt da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong da dễ dàng hơn. Việc nặn mụn này cũng có thể làm trì hoãn quá trình tự chữa lành vết thương tự nhiên dưới da, do đó sẽ kéo dài thời gian cần thiết cho da tự phục hồi sau mụn.
- Nếu mụn mủ nghiêm trọng, việc tự nặn mụn tại nhà còn có thể làm lây lan các vi khuẩn có hại vào lỗ chân lông và nang lông, từ đó hình thành ổ mụn lớn hơn. Ngoài ra, nếu bạn chưa lấy hết nhân mụn, bạn còn có thể đẩy các cồi mụn xuống sâu hơn bên trong lớp da. Từ đó, sẽ làm tắc nghẽn lỗ chân lông, mụn nổi nhiều hơn và gây viêm da.
- Tự nặn mụn tại nhà bạn thường bỏ qua bước tiệt trùng kỹ càng khi thực hiện, còn có nhiều người sử dụng tay mà không rửa tay hoặc đeo găng tay nặn mụn. Từ đó khả năng nhiễm trùng sẽ tăng lên, mụn không viêm cũng thành mụn viêm hoặc làm cho mụn viêm lan rộng ra, dẫn đến hình thành sẹo mụn..
- Nặn mụn tại nhà bạn thường bỏ qua bước xông hơi nóng để giãn nở lỗ chân lông. Bởi vậy bạn thường dùng lực mạnh để lấy được cồi mụn từ đó cấu trúc da sẽ bị tổn thương làm tăng tạo nguyên nhân dẫn đến các vết thâm mụn.
- Nếu bạn tự ý nặn mụn đinh râu rất có thể sẽ nguy hiểm dẫn đến tử vong. Loại mụn này thường mọc ở các vùng rãnh mũi, ở cằm, mép. Mụn thường có chân ăn sâu vào trong lớp da, xuyên qua các lớp biểu bì. Tình trạng này nếu bạn không phát hiện kịp thời và có cách chữa trị đúng thì có nhiều khả năng dẫn đến tử vong.
Bạn đừng suy nghĩ tình trạng mụn có thể ổn hơn khi cố tự nặn chúng ra khỏi da. Các hành động vô ý hoặc cố ý nặn mụn, bôi thuốc trị mụn, không giúp giảm mụn đi mà còn mang lại những biến chứng nguy hiểm và hậu quả không thể lường trước. Một phương pháp nặn mụn hiệu quả đến mấy khi thực hiện sai cách cũng sẽ không đạt được hiệu quả tốt. Dưới đây là một số sai lầm bạn hay mắc gặp phải khi nặn mụn tại nhà cần tránh.
- Nặn mụn sai thời điểm: Các loại mụn viêm, mụn đầu đen, đầu trắng, cồi mụn chưa lên đã tự nặn sẽ làm gia tăng mức độ tổn thương, gây viêm nhiễm, sẽ để lại sẹo thâm.
- Các dụng cụ không phù hợp, không tiệt trùng: Ngoài việc tự ý nặn mụn bằng tay thì những dụng cụ nặn mụn bằng kim loại cũng được nhiều bạn sử dụng. Tuy nhiên nặn mụn bằng những dụng cụ này thường khiến da bạn dễ tổn thương. Bên cạnh đó, khi nặn mụn tại nhà bạn có thể đã quên không rửa sạch và tiệt trùng kỹ càng tiềm ẩn nhiều nguy cơ nổi mụn và viêm nhiễm.
- Không làm sạch da trước khi nặn mụn: Việc làn da bẩn nặn mụn có thể sẽ khiến làn da bị viêm nhiễm, thời gian lành lại cũng khá lâu.
- Dùng lực tác động quá mạnh: Việc bạn đè mạnh để nặn mụn sẽ tạo thành các tổn thương làm tăng nguy cơ bị sẹo và gây tổn thương các vùng bên dưới da, mụn có thể lây lan trên diện rộng.
Tóm lại, bạn cần tránh việc tự nặn mụn tại nhà hoặc dùng tay sờ lấy mụn bởi nhiều nguy cơ tiềm ẩn có thể gây nhiễm lan rộng từ đó hình thành thâm mụn, sẹo rỗ kéo dài. Khi gặp phải tình trạng nổi mụn, bạn nên đến các cơ sở Da liễu để được các bác sĩ thăm khám và chỉ định sử dụng các phương pháp điều trị phù hợp.
Các phương pháp nặn mụn đúng cách chuẩn y khoa
Hầu hết các cơ sở y tế, trung tâm thẩm mỹ nơi có các Bác sĩ da liễu y khoa mới có thể đảm bảo đúng chuẩn y khoa cho liệu trình nặn mụn. Lấy nhân mụn đúng chuẩn y khoa sẽ giúp loại bỏ hết mụn ngay tức thời cùng độ an toàn cao sẽ không làm lây nhiễm chéo. Đồng thời hạn chế tối thiểu nguy cơ bị nhiễm khuẩn và không để lại sẹo thâm, sẹo rỗ sau khi nặn mụn. Việc lấy nhân mụn đúng chuẩn y khoa cần đảm bảo những tiêu chí sau:
Nặn mụn đúng cách phải đáp ứng đầy đủ tiêu chí vô trùng, không làm tổn thương sâu
- Dụng cụ nặn mụn phải được tiệt trùng sạch sẽ đảm bảo theo đúng chuẩn y khoa có hướng dẫn của Bộ Y tế. Tùy từng loại mụn và kích thước của chúng, nhân viên y tế sẽ sử dụng những dụng cụ phù hợp.
- Tay của nhân viên thực hiện lấy nhân mụn cần được vô khuẩn và lực lấy vừa phải để tránh gây trầy xước và tổn thương vùng da bị mụn. Cần sử dụng và thay mới găng vô khuẩn trước và sau khi thực hiện lấy nhân mụn.
- Vùng da nặn mụn phải được sát khuẩn cùng dung dịch sát trùng và rửa sạch lại bằng nước muối sinh lý. Từ đó tránh được nguy cơ tối đa nhiễm trùng da và sẹo thâm mụn. Cần phải lấy được hết nhân mụn, kể cả các nhân mụn ẩn, mụn viêm nằm sâu dưới lớp da.
Dưới đây là các bước cơ bản của 1 quy trình nặn mụn đúng chuẩn y khoa thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Bước 1: Làm sạch mặt để tẩy trang, tẩy sạch lớp trang điểm, giúp làm sạch sâu và tẩy đi tế bào chết.
- Bước 2: Xông hơi làm mềm da, giúp giãn nở lỗ chân lông, để tạo điều kiện cho việc nặn mụn dễ dàng hơn, từ đó giảm thiểu tối đa cảm giác đau và các tổn thương trên da.
- Bước 3: Sử dụng máy hút chất nhờn và các nhân mụn ở trên bề mặt da.
- Bước 4: Sát khuẩn và nặn mụn theo chuẩn y khoa, đảm bảo các tiêu chí an toàn và sẽ không để lại sẹo thâm. Cần sát khuẩn lại sau khi lấy nhân mụn để hạn chế những vi khuẩn xâm nhập vào sâu trong các vùng da đang bị tổn thương.
- Bước 5: sử dụng máy tia điện tím để diệt khuẩn vùng da vừa nặn mụn, từ đó những vi khuẩn nằm sâu dưới lỗ chân lông cũng bị loại trừ.
- Bước 6: đắp mặt nạ trị mụn lên da giúp giảm viêm và se khít lỗ chân lông, giúp làm sáng da sau nặn mụn.
Ngoài những bước lấy nhân mụn cơ bản nêu trên, tùy theo tình trạng da của mỗi bạn, Bác sĩ sẽ có thể chỉ định thêm một số liệu trình trị mụn khác nhau như: quang động trị liệu, chiếu ánh sáng sinh học hay xung ánh sáng mạnh IPL giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn từ đó giảm viêm triệt để.
Gợi ý một số phương pháp điều trị mụn công nghệ cao tốt nhất
Các công nghệ trong thẩm mỹ làm đẹp hiện nay rất phát triển và được nhiều người quan tâm, đặc biệt đối với công nghệ trị mụn. Dưới đây là một số công nghệ cao trị mụn được nhiều chị em tin dùng
Công nghệ ánh sáng xanh có khả năng diệt khuẩn bề mặt và trị mụn cực tốt
- Công nghệ Blue Light ánh sáng xanh
Blue Light được trải qua kiểm định nghiêm ngặt bởi Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (viết tắt FDA) nên rất an toàn cho làn da của bạn. Cơ chế phương pháp này hoạt động là sử dụng nguồn năng lượng có tính xung đột ngắn, chiếu thẳng ánh sáng Blue Light vào sâu làn da giúp triệt tiêu các vi khuẩn gây mụn.
Ngoài ra, công nghệ này còn kết hợp với đèn chiếu sáng Trios được chuyên dụng để kiềm dầu cho làn da. Có thể điều chỉnh các mức năng lượng tùy chọn để giúp kích thích việc sản sinh collagen từ đó tái tạo tế bào mới cho những vùng da tổn thương, hạn chế sẹo.
- Công nghệ Oxy Led
Oxy Led là 1 công nghệ trị mụn nguồn gốc từ Đức, đã đạt tiêu chuẩn châu Âu nên được nhiều chị em tin dùng. Công nghệ Oxy Led là sự kết hợp của 3 phương pháp trị mụn là ánh sáng Led, Peel và Oxy Jet.
Cơ chế hoạt động của phương pháp này là tập trung vào loại sạch sâu cặn bẩn nằm trong lỗ chân lông. Đồng thời, công nghệ Oxy Led sử dụng ánh sáng đa sắc sinh học có tác dụng phá bỏ kết cấu của nhân mụn. Đồng thời, bạn sẽ được bổ sung collagen và oxy tươi sẽ giúp se nhỏ lỗ chân lông và tái sinh làn da tuyệt vời.
- Công nghệ Peel
Peel là 1 công nghệ trị mụn bằng acid từ thiên nhiên. Phương pháp này sẽ giúp làm trồi các nhân mụn, đồng thời sẽ loại bỏ lớp da chết, xóa mờ vết thâm và làm sạch sâu lỗ chân lông.
Công nghệ này kết hợp với ánh sáng đèn Led được chỉnh màu và các chế độ tần số khác nhau sẽ làm tăng kết quả điều trị. Da bạn sẽ được kích thích để sinh ra collagen mới giúp mịn màng cho làn da.
- Công nghệ IPL
IPL là 1 công nghệ sử dụng ánh sáng xung động với các bước sóng thích hợp nhằm chữa trị mụn thâm khá hiệu quả. Sóng công nghệ này sẽ điều chỉnh cường độ và các tần suất thích hợp để xuyên sâu vào bên trong làn da, tác động trực tiếp lên cấu trúc da, tiêu diệt sạch sẽ vi khuẩn.
- Công nghệ CO2 Laser Fractional
Công nghệ CO2 Fractional Laser là công nghệ sử dụng bước sóng 10.600 nm để phát ra chùm tia sáng tác động trực tiếp lên lớp biểu bì mà vùng da xung quanh sẽ không bị ảnh hưởng. Tia laser này sẽ phá tan mối liên kết melanin, giúp làn da không bị thâm nám.
- Công nghệ Nano Skin
Nano skin là 1 công nghệ tái sinh làn da được kết hợp giữa những tinh chất cao cấp với các công nghệ tiên tiến nhất giúp làn da hết mất nước, thâm sần, hay viêm mụn. Từ đó làn da của bạn sẽ hồi phục hư tổn nhanh chóng, lấy lại được sự tự tin.
Điều trị các vết thâm sau mụn như thế nào?
Việc điều trị thâm mụn sau khi thực hiện lấy nhân mụn được rất nhiều bạn quan tâm, bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vẻ đẹp của làn da mình. Dưới đây là một số lưu ý để điều trị các vết thâm sau mụn hiệu quả nhất.
Trị thâm sau mụn để lấy lại làn da sáng khỏe
- Cần lấy hết nhân mụn
Bạn phải chắc chắn là đã lấy hết tất cả nhân mụn, bởi việc này sẽ giúp làn da bạn nhanh hồi phục hơn sau khi nặn mụn. Nếu vẫn còn có nhân sót lại, chúng sẽ có khả năng nhanh chóng phát triển quay trở lại. Ngoài ra, những vi khuẩn từ mụn có thể lây lan sang vùng khác khiến mặt bạn sẽ nổi nhiều mụn hơn.
Tốt nhất, bạn nên dùng đủ lực để nặn mụn, bởi nặn mụn quá mạnh sẽ làm làn da ửng đỏ và để lại sẹo thâm.
- Làm sạch làn da của bạn
Sau khi lấy nhân mụn sẽ để lại một số tổn thương trên da, vì vậy bạn cần làm sạch làn da ngay sau đó. Đây là bước vô cùng quan trọng để hạn chế tình trạng viêm nhiễm và kích ứng sau khi lấy nhân mụn. Bạn chỉ nên sử dụng nước muối sinh lý thay vì sử dụng sữa rửa mặt để làm sạch da bởi hầu hết sữa rửa mặt đều chứa thành phần kích ứng cho các vết thương hở.
- Sử dụng những sản phẩm đặc trị
Làn da sau khi lấy nhân mụn đang rất nhạy cảm và khá dễ kích ứng. Vì vậy bạn hãy sử dụng các sản phẩm đặc trị đã được chỉ định bởi bác sĩ chuyên ngành. Cần tuân thủ đúng theo chỉ định của chuyên gia để vết thương mụn được trở nên tốt hơn. Tuyệt đối bạn không sử dụng những sản phẩm nhái, rẻ tiền, không rõ nguồn gốc, có chứa thành phần lột tẩy, bào mòn da.
- Ngăn tác hại từ các tia UV
Tia UV là một nguyên nhân hàng đầu làm cho vùng da vừa nặn mụn của bạn xuất hiện tình trạng thâm và sạm. Do đó bạn cần hạn chế việc di chuyển ra ngoài trời nắng, tốt nhất nếu được hãy ở trong nhà để da được phục hồi một vài ngày. Trong trường hợp thiết yếu phải ra ngoài bạn cần thoa kem chống nắng có độ SPF 50+++, sử dụng loại dành cho da mới nặn mụn và da nhạy cảm và hãy che chắn cẩn thận cho làn da trước khi ra ngoài.
- Không chạm tay lên mặt
Tuyệt đối không chạm tay lên trên mặt bởi tay bạn có rất nhiều vi khuẩn bẩn có hại, do đó khi đưa tay lên mặt đó là việc truyền trực tiếp vi khuẩn từ tay bạn lên da. Từ đó hình thành tình trạng viêm nhiễm và vết thương hở sau nặn sẽ lâu lành
- Hạn chế luyện tập thể dục thể thao, trang điểm
Sau khi nặn mụn, bạn cần hạn chế luyện tập thể dục thể thao, và trang điểm bởi vì khi tập thể dục sẽ khiến tuyến mồ hôi hoạt động nhiều dễ gây tình trạng nhiễm trùng da sẽ làm thâm mụn xảy ra. Nếu bạn trang điểm sẽ làm kích ứng vết thương hở vì vậy bạn cần hạn chế để da được thông thoáng giúp vết thương mau lành hơn.
- Tạm ngừng tẩy tế bào chết
Thông thường việc tẩy tế bào chết được thực hiện 2 lần/ 1 tuần để làm sạch sâu lỗ chân lông. Tuy nhiên, bạn hãy tạm dừng việc này để tránh những cọ xát làm tổn thương da trong khoảng thời gian sau khi vừa lấy nhân mụn.
Trên đây là bài viết về nặn mụn tại nhà và các phương pháp lấy nhân mụn bằng công nghệ cao. Hy vọng rằng với những thông tin đã được đề cập trên đây bạn đã có được biện pháp trị liệu làn da phù hợp nhất. Mọi thông tin chi tiết về những dịch vụ thẩm mỹ cho da mặt vui lòng liên hệ với Mega Gangnam thông qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn hỗ trợ.
Các bài viết liên quan
- 7+ công thức trị mụn ẩn dưới da bằng dầu dừa an toàn, hiệu quả
- 12+ công thức trị mụn ẩn bằng yến mạch hiệu quả cho mọi làn da
- [Giải đáp] Trị mụn ẩn bằng nước muối sinh lý có hiệu quả không?
- Mụn trứng cá ở lưng: Dấu hiệu, nguyên nhân và 7+ cách điều trị
- Mụn trứng cá ở cổ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách giảm mụn
- Mụn trứng cá ở cằm: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị
- Hướng dẫn cách trị mụn trứng cá tuổi dậy thì an toàn, dễ thực hiện
- Mụn trứng cá có tự hết không? Mụn trứng cá bao lâu thì hết?
- Trị mụn ẩn bằng laser đau không? Bao lâu thì hết mụn?
- Tổng hợp các dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt cực chuẩn!