Lan Trần
Nhà văn, Biên Tập Viên nội dung sức khoẻ , sắc đẹp, thể chất
Nghiên cứu và học tập chuyên môn Nhân học Y tế tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Nghiên cứu và tham gia dự án y tế cộng đồng về dân tộc Cao Lan - Sán Chay Việt Nam.
Kinh nghiệm qua dự án:
2018 - 2020: Cộng tác truyền thông cho dự án phát triển phần mềm đa kênh tại VNP Group (vnpgroup.vn).
2020 - 2022: Cộng tác với đơn vị cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe Ancare (ancarer.vn).
2022 - nay: Chuyên viên nội dung mảng chăm sóc sức khỏe và làm đẹp tại Phòng khám thẩm mỹ Mega Gangnam.
Về bản thân:
Với nền tảng học vấn từ chuyên ngành Nhân học tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trần Lan đã có cơ hội khám phá sâu hơn về lĩnh vực Nhân học Y tế, đặc biệt là thông qua các dự án nghiên cứu sức khỏe cộng đồng. Những trải nghiệm này, đặc biệt là khi tham gia vào các dự án hỗ trợ cộng đồng dân tộc thiểu số như Cao Lan - Sán Chay, từ đó hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc tiếp cận sức khỏe một cách toàn diện và phù hợp với văn hóa.
Từ năm 2018 đến 2020, cộng tác truyền thông cho dự án phát triển phần mềm đa kênh tại VNP Group. Đây là khoảng thời gian Lan tham gia trực tiếp các dự án nội dung kiến thức về việc ứng dụng công nghệ vào chăm sóc sức khỏe và giao tiếp hiệu quả.
Sau đó, khi làm việc cùng Ancare từ 2020 đến 2022, tiếp tục trau dồi kỹ năng về chăm sóc sức khỏe cá nhân hóa và toàn diện.
Hiện nay, với vai trò chuyên viên nội dung, biên tập chính tại Phòng khám thẩm mỹ Mega Gangnam, Lan được kết hợp niềm đam mê về sức khỏe và thẩm mỹ. Mỗi ngày mới, là hướng tới việc mang đến những thông tin bổ ích và có giá trị, giúp khách hàng hiểu rõ hơn về hành trình chăm sóc và làm đẹp của mình.
Chính sách biên tập của chúng tôi
Bài viết của Lan Trần
Rau diếp cá chứa nhiều hoạt chất chống viêm, kháng khuẩn, chất chống oxy hóa như Vitamin A, Beta-carotene, Quercetin và Isoquercitrin… Vì vậy có thể dùng chiết xuất rau diếp cá theo nhiều cách khác nhau như làm mặt nạ, uống nước từ diếp cá để làm khô nhân mụn và giảm sưng viêm. Tuy nhiên, cần áp dụng đúng cách để hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn trên da mặt!
Sẹo đáy nhọn là một trong những dạng sẹo rỗ cực kỳ khó điều trị. Tình trạng này xuất phát từ những tổn thương do mụn, viêm nhiễm lỗ chân lông và một số bệnh lý khác. Trường hợp này cần can thiệp điều trị bằng các liệu pháp chuyên nghiệp chẳng hạn như: Laser, lăn kim vi điểm, dùng hoạt chất TCA, ứng dụng tế bào gốc hoặc ghép da. Cách tốt nhất là thăm khám với bác sĩ da liễu để được chỉ định hướng điều trị cho hiệu quả phục hồi tốt nhất!
Các sang chấn, tổn thương trên bề mặt da dẫn đến sự xuất hiện của các vết sẹo. Tùy vào từng nguyên nhân, hình dạng phát triển mà chúng ta có thể phân biệt loại sẹo trên mặt. Việc điều trị sẹo có thể gặp nhiều khó khăn, nhất là với các trường hợp sẹo lõm nặng, sẹo phì đại… Ngay khi da mặt có biểu hiện hình thành sẹo cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để được thăm khám và có chỉ định điều trị tốt nhất!
Thủy đậu là một bệnh lý nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời, các biểu hiện của bệnh thường lây lan khá nhanh và tạo ra những tác động tiêu cực đối với cơ thể, đặc biệt là da mặt. Thông thường, đối với căn bệnh này thuốc uống và thuốc bôi ngoài […]
Đối với những vết bỏng da ở cấp độ nhẹ, nhằm giúp vết thương nhanh lành cũng như điều trị sẹo, bạn có thể thoa thuốc kháng sinh lên da, theo chỉ định của bác sĩ, làm giảm cảm giác đau và hạn chế tình trạng viêm nhiễm, hoại tử da. Khi sẹo to do bỏng nặng các liệu pháp can thiệp vật lý hoặc phẫu thuật da áp dụng càng sớm càng tốt để hạn chế sẹo khó chữa về sau.
Với tình trạng sẹo thâm đỏ, bạn có thể sử dụng các liệu pháp từ thiên nhiên, lành tính cho tới các sản phẩm thuốc trị sẹo. Với tình trạng sẹo nặng hơn, bạn nên áp dụng các cách xử lý sẹo bằng Laser, Lăn kim.. để có hiệu quả cao hơn.
Sẹo phì đại khi mới hình thành thường có màu nâu nhạt và có sự biến đổi màu sắc theo thời gian, chuyển từ màu hồng đỏ rồi sang nâu đỏ, tạo thành một khối da mềm. Chúng cũng không quá cứng, dễ xẹp xuống và có xu hướng trở thành sẹo thâm sau một thời gian nhất định.
Sẹo do mụn là kết quả của những tổn thương bề mặt hoặc sâu hơn do viêm nhiễm, nhiễm khuẩn trên nền da đang bị các loại mụn như: mụn mủ, mụn viêm, mụn bọc và mụn nang. Vì chân mụn khá sâu nên khi điều trị khỏi thường để lại các vết thâm sẹo, đặc biệt là sẹo lõm. Tình trạng sẹo này khá phức tạp và khó điều trị nên cần thăm khám với bác sĩ da liễu từ sớm để chỉ định phục hồi da tốt nhất!
Sẹo lõm thường xuất hiện sau khi điều trị mụn trứng cá, bị thủy đậu hoặc các chấn tương vi mô khác. Loại sẹo này thường không thể điều trị hoàn toàn bằng các phương pháp bôi thoa, uống thuốc thông thường. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ sẽ chỉ định các liệu pháp phù hợp nhất như: thay da hóa học, phương pháp lăn kim, tiêm chất làm đầy mô mềm, cắt mô đáy sẹo, phương pháp bóc tách sẹo…