Bà bầu bị khô da mặt: Nguyên nhân và cách khắc phục kịp thời
Bà bầu bị khô da mặt là điều hết sức bình thường, nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi của hormone làm cho da dần bị mất đi độ ẩm, quá trình bổ sung dưỡng chất cho da kém khiến da bị khô, bóng tróc và da sẽ nhạy cảm hơn.
Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu có vô vàn sự thay đổi bên trong và cả bên ngoài cơ thể. Trong đó không ít các bà bầu bị khô da mặt. Tình trạng này phải làm sao để cải thiện, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị khô da mặt
Trước khi có các giải pháp giảm thiểu tình trạng khô da cho các mẹ bầu, chúng ta phải hiểu được nguyên nhân đến từ những lý do nào.
Mẹ bầu bị thiếu nước
Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu luôn cần bổ sung lượng nước nhiều hơn so với bình thường để cải thiện lượng máu và dinh dưỡng, oxy cho em bé trong bụng. Do đó, nếu không cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày, tình trạng da khô sẽ dễ xuất hiện, trông bề mặt da nứt nẻ và thiếu sức sống.
Thời tiết thay đổi
Những thay đổi về nhiệt độ và thời tiết đặc biệt là vùng khí hậu mùa đông sẽ khiến chúng ta dễ bị khô da, độ ẩm không được cung cấp đủ cho da sẽ làm tình trạng này nặng hơn.
Sự thay đổi của hormone
Mức độ dao động của hormone trong thời kỳ mang thai có thể gây suy yếu hoặc làm mất đi hàng rào thủy phân bảo vệ da. Điều này có thể dẫn tới sự bốc hơi nước từ cơ thể, đây cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng da khô ở các bà bầu.
Phụ nữ mang thai còn gặp tình trạng da đổ dầu nên các mẹ có thói quen rửa mặt nhiều lần. Việc làm sạch hoặc rửa da quá mức có thể làm suy yếu rào cản và dẫn tới khô da. Do đó, bà bầu cần lưu ý không nên rửa mặt nhiều lần trong ngày nhé.
Thiếu vitamin A
Tình trạng thiếu vitamin A trong thời kỳ mang thai có thể dẫn tới khô da và bong tróc. Do đó, các bác sĩ khuyên bà bầu nên tiêu thụ các thực phẩm giàu dinh dưỡng hoặc bổ sung vitamin tổng hợp đầy đủ trong thời kỳ mang thai.
Dấu hiệu cảnh báo thai phụ bị khô da mặt
Phụ nữ mang thai bị khô da mặt thường có những biểu hiện sau:
- Da cảm cảm giác khô ráp, sần, cứng khi sờ vào.
- Cảm giác ngứa ngáy thậm chí có các vết bong tróc, nứt nẻ khó chịu
- Da bị xỉn màu, đôi khi nổi mẩn đỏ và ngứa
- Đóng vảy, nặng hơn có thể gây bong da
- Xuất hiện nám và những sắc tố da đậm màu
Bà bầu bị khô da mặt nên điều trị thế nào?
Tình trạng da khô trong thời kỳ mang thai không phải là hiếm và các mẹ bầu hoàn toàn có thể cải thiện được nhờ các giải pháp cụ thể dưới đây:
Dùng nước nóng hoặc nước mát để rửa mặt
Trong trường hợp khi mang thai bị khô da, các chị em nên sử dụng nước ấm để tắm hoặc rửa mặt. Tránh việc sử dụng nước quá nóng hoặc quá lạnh sẽ gây ra một số tổn thương càng nặng cho da. Nước nóng có thể còn làm mất đi hàng rào bảo vệ da, khiến da thêm khô và nứt nẻ.
Uống đủ lượng nước vào cơ thể hàng ngày
Nước là thành phần đặc biệt quan trọng, có tác dụng hỗ trợ giúp da được căng, mịn và sáng. Bà bầu khi uống đủ nước còn giúp loại bỏ các độc tố bên trong, cung cấp độ ẩm tối ưu cho da. Bên cạnh đó nước còn có chức năng tạo điều kiện cho quá trình trao đổi chất, giúp cho quá trình chăm sóc da được thuận tiện hơn.
Không dùng mỹ phẩm hóa chất
Trong giai đoạn mang thai, bà bầu không chỉ có nhiều thay đổi về làn da, cơ thể mà còn trở nên nhạy cảm với các sản phẩm chăm sóc da. Thậm chí, theo khuyến cáo, với các sản phẩm chứa hóa chất các mẹ nên tạm thời ngưng sử dụng. Chúng có thể gây kích ứng da, mẩn ngứa và làm tình trạng khô da nặng hơn.
Dùng các sản phẩm sữa rửa mặt, sữa tắm, dầu gội lành tính
Những loại sữa rửa mặt, sữa tắm, dầu gội ít bọt, chiết xuất tự nhiên lành tính sẽ an toàn và tốt cho da hơn.
Dùng máy tạo ẩm cho da
Sử dụng các máy tạo độ ẩm sẽ giúp cung cấp thêm độ ẩm, tạo môi trường sống thuận lợi cho da, giảm cảm giác khô căng, khó chịu và ngứa ngáy. Mẹ bầu lúc này cũng cảm thấy dễ chịu hơn và hỗ trợ làn da, giấc ngủ trở nên nhẹ nhàng hơn.
Thay đổi chế độ ăn cân đối
Một chế độ ăn tốt, đầy đủ dưỡng chất không chỉ là việc cần làm trong giai đoạn mang thai, mà còn là yếu tố quan trọng để duy trì cho da mềm mại, mịn màng, giảm khô tróc trong suốt quá trình mang thai. Các mẹ bầu nên bổ sung các thực phẩm đa dạng, giàu dưỡng chất như Omega 3, vitamin E, Antioxidants và zinc, vitamin C,.. để da không bị mất nước, luôn khỏe mạnh và rạng rỡ trong suốt thai kỳ.
Chăm sóc da dịu nhẹ với liệu trình cấp ẩm chuyên sâu
Bổ sung các liệu trình chăm sóc da cũng là cách để mẹ bầu thư giãn và làm sạch da, bù ẩm khắc phục tình trạng khô da. Hiện nay, các chị em dễ dàng tìm kiếm các liệu trình này ở các spa, cơ sở thẩm mỹ, trong đó Mega Gangnam là một lựa chọn tốt. Với quy trình chăm sóc da cấp ẩm sâu, đào thải độc tố Hydrafacial, đội ngũ bác sĩ chuyên môn Mega Gangnam sẽ tư vấn giải đáp thắc mắc cặn kẽ và thực hiện dịch vụ đảm bảo theo quy định Bộ Y tế, các mẹ bầu hoàn toàn yên tâm tận hưởng phút giây thư giãn da khi tới đây.
Thăm khám với bác sĩ và không được tự ý dùng thuốc
Bà bầu bị khô da trong các trường hợp nặng hơn nên đến gặp bác sĩ chuyên môn để được giúp đỡ. Nếu tình trạng khô da có biểu hiện kéo dài, hoặc đi kèm các biểu hiện khác như nứt nẻ, chảy máu,…thì đừng ngần ngại hãy đến gặp bác sĩ ngày lập tức.
Mẹ bầu cần lưu ý không nên tự ý điều trị bôi thoa vì dễ làm cho tình trạng kích ứng có thể nặng hơn.
Bà bầu bị khô da mặt và câu hỏi thường gặp
Một số giải đáp dưới đây sẽ giúp mẹ bầu yên tâm hơn trong quá trình chăm sóc da và lựa chọn tốt thực phẩm bổ sung cho sức khỏe, làn da.
Khô da mặt ở mẹ bầu có ảnh hưởng tới thai nhi không?
Ở một số trường hợp phụ nữ mang bầu bị khô da mặt nặng, nổi mụn ngứa ngáy gây cảm giác đau nhức hoặc khô ráp. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến mẹ ăn không ngon, ngủ không ngon giấc và cơ thể mệt mỏi, suy nhược. Khi cơ thể không khỏe dễ dẫn tới sức đề kháng yếu hệ miễn dịch suy giảm và không đủ khả năng bảo vệ thai nhi khỏi tác động bất lợi.
Da khô cũng tình trạng đang cảnh báo cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng cần thiết. Vì thế, phụ nữ mang thai cần có một chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ hơn để mang lại sự phát triển tốt nhất cho các bé.
Xem thêm: [Giải đáp] Tại sao khi có bầu da mặt bị xấu hơn?
Bà bầu bị khô da mặt nên ăn gì?
Những thực phẩm phụ nữ mang thai bị khô da mặt nói riêng và khô da cơ thể nói chung nên ăn:
- Rau xanh: cải bắp, cà chua, bông cải xanh, cà rốt, ngó sen, cần tây,…
- Trái cây quả mọng: dâu tây, dưa hấu, anh đào, cam, bưởi, bơ, thanh long, chuối, táo,…
- Cá: cá hồi, cá trích, cá mòi,…
- Ngũ cốc, Nha đam, Dưa leo, Trứng, Khoai lang
- Các loại hạt: hạt vừng, mè đen, đậu phộng, đậu Hà Lan, hạt điều, đậu nành, đậu cô ve,…
- Uống nhiều nước bù ẩm cho cơ thể (1,5-2 lít nước/ngày).
Bà bầu bị khô da mặt không nên ăn gì?
- Thực phẩm chiên rán, chứa quá nhiều dầu mỡ.
- Thực phẩm nhiều gia vị, cay nóng vừa không tốt cho thai nhi vừa ảnh hưởng tới da mặt.
- Thức uống có chứa các chất kích thích: rượu, bia, cà phê.
- Không ăn, uống các sản phẩm, thức ăn bị nguội, lạnh, ướp đá.
- Thực phẩm lên men muối chua không nên ăn.
- Các loại mắm thiếu an toàn ở giai đoạn này như mắm nêm, mắm tôm, mắm ruốc.
- Thức ăn nhanh hoặc các thức ăn đóng hộp.
Bà bầu bị khô da kiêng hoạt động gì?
- Không nên tiếp xúc với các loại thú cưng, động vật.
- Tránh những nơi nhiều khói, bụi bẩn, ô nhiễm, ẩm mốc.
- Không tắm quá lâu, rửa mặt nhiều với nước nóng.
- Hạn chế để làn da cơ thể tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời
- Không tiếp xúc với các chất tẩy rửa, sản phẩm hóa chất, môi trường quạt gió, máy lạnh quá lâu..
Qua những thông tin Mega Gangnam đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị khô da phải làm sao? Bà bầu bị khô da về cơ bản là trạng thái bình thường, dễ gặp phải nhưng không ảnh hưởng đến thai nhi. Tham khảo thông tin Mega Gangnam hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về làm đẹp và sức khỏe bạn nhé.
Các bài viết liên quan
- Cách làm xịt khoáng dưa chuột tự chế cấp ẩm hữu ích
- 8 lợi ích tuyệt vời của mặt nạ gỗ đàn hương bạn nên biết
- Cách xử lý mụn đầu đen ở trán hiệu quả từ chuyên gia
- Mụn bọc không đầu có biểu hiện gì? Điều trị như thế nào?
- Mụn trứng cá ở cằm: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị
- Hướng dẫn cách trị mụn trứng cá tuổi dậy thì an toàn, dễ thực hiện
- Tổng hợp các dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt cực chuẩn!
- Top 7+ kem trị rạn da cho bà bầu lành tính, hiệu quả
- Rạn da sau sinh có chữa được không? Nguyên nhân, cách xử lý
- Miếng dán lột mụn đầu đen có thực sự trị mụn hiệu quả?