[ Review ] Bắn laser điều trị nám có thật sự hiệu quả không?
Bước sang độ tuổi trung niên, chúng ta không chỉ phải đối mặt với tình trạng sức khỏe không ổn định mà làn da cũng có những biểu hiện xuống cấp nhanh chóng. Những hiện tượng này phần lớn liên quan đến quá trình lão hóa, sự tích tụ độc tố và ảnh hưởng từ môi trường xung quanh. Trong đó, dấu hiệu nổi bật nhất của làn da chính là hiện tượng các mảng nám rõ rệt. Điều này đã và đang trở thành nỗi ám ảnh cực lớn với nhiều chị em. Để khắc phục điều này, nhiều người lựa chọn tìm đến những phương pháp như bắn laser trị nám. Liệu đây có phải phương án hữu ích nhất thời điểm này chăng? Cùng tham khảo ý kiến của các chuyên gia thẩm mỹ ngay dưới đây!
Tình trạng da bị nám hình thành do đâu?
Nám da là tình trạng không còn quá xa lạ đối với chúng ta được biểu hiện một cách rõ rệt bằng những đám sắc tố bất thường màu nâu hoặc xám nâu, khác biệt hoàn toàn với màu da thông thường. Nám da mặt là được xem là loại nám da thường gặp và phổ biến nhất, sự thay đổi các sắc tố này có thể xảy ra ở hầu hết các khu vực trên da mặt, trán, cằm, mũi hoặc môi. Ngoài ra, bệnh lý này cũng xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên bề mặt, nhất là những khu vực da có sự tiếp xúc trực tiếp và rất thường xuyên với ánh nắng mặt trời.
Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng nám da thường xuất hiện ở phụ nữ và có tỉ lệ cao hơn nhiều so với nam giới. Đồng thời, tình trạng này phổ biến trong độ tuổi sinh nở, nhất là nám ở phụ nữ đang có thai hoặc sau khi sinh. Tình trạng nám được cho là có sự liên quan tương đối mật thiết đối với nguồn gốc chủng tộc hay vấn đề địa lý. Dẫn chứng mà các nhà khoa học đưa ra chính là người da màu hay phụ nữ Châu Á dễ phát triển các đám sắc tố nám da cao hơn ở da trắng. Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất vẫn là các vấn đề liên quan đến nội sinh và ngoại cảnh.
Da bị nám có thể bắt nguồn từ các yếu tố nội sinh hay các diễn biến phức tạp tồn tại bên trong cơ thể chúng ta. Tình trạng da bị lão hóa do tuổi tác; sự thay đổi nội tiết tố thời kỳ mang thai, sau khi sinh; các bệnh lý buồng trứng, tuyến giáp hay những bất ổn về mặt tâm lý kéo dài, nhiễm độc lâu ngày do sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng cũng có khả năng dẫn đến những bệnh lý về da, đặc biệt là hiện tượng nám.
Không thể không nhắc đến những nguyên nhân căn bản nhất khiến cho sự thay đổi sắc tố trên bề mặt da diễn ra nhanh hơn, mạnh hơn với chiều hướng tiêu cực. Đó chính là ảnh hưởng bức xạ từ các tia gây hại có trong ánh nắng mặt trời; tình trạng nhiễm độc da, viêm da do khói bụi ô nhiễm, vi khuẩn bên ngoài môi trường; sự thiếu hụt các dưỡng chất giúp làn da chống lại các nhân tố bên ngoài cũng lý giải cho hiện tượng nám.
Các phương pháp điều trị nám phổ biến nhất nhất 2024
Điều trị tình trạng da bị nám không hề dễ dàng và thường tiêu tốn khá nhiều thời gian, công sức của người bệnh. Các chuyên gia cho rằng, chúng ta thường phải mất đến 1 năm để một liệu trình điều trị đặc biệt phát huy hiệu quả. Đồng thời, bác sĩ thường tích hợp các phương pháp trị liệu khác nhau cùng những công nghệ mới phát triển để tối ưu hóa hiệu quả. Thông thường, các dấu hiệu bệnh và mức độ tổn thương ở mỗi người là không giống nhau, do vậy, tùy vào từng trường hợp mà các bác sĩ sẽ có những phương hướng điều trị cụ thể.
Trường hợp các mảng nám nông, diện tích không quá lớn, thuốc bôi ngoài da sẽ được chỉ định, kết hợp cùng một phác đồ dinh dưỡng cụ thể. Chế độ dinh dưỡng hợp lý vừa giúp cơ thể bổ sung các dưỡng chất cần thiết vừa điều trị bệnh theo hướng tự nhiên. Với những bạn đang có dấu hiệu bị nám, các đốm nám khá nhẹ, những loại thực phẩm giàu glutathione như cà chua có khả năng ngăn ngừa quá trình hình thành các mảng nám da mới. Trong khi những nguyên liệu giàu selen như nấm, trứng, hải sản,… đem đến hiệu quả phòng ngừa nám da tái phát trở lại. Việc bổ sung trong chế độ dinh dưỡng các thực phẩm giàu vitamin C, E cũng hết sức cần thiết cho một làn da khỏe mạnh.
Với những trường hợp nám da lâu ngày, nám chân sâu, tổn thương tế bào cần thiết phải có những phương pháp trị liệu chuyên sâu có khả năng loại bỏ chân nám một cách hiệu quả. Thời điểm này, những loại thuốc bôi ngoài da, thuốc ức chế hay các loại kem dưỡng thông thường gần như không có khả năng loại bỏ bất kỳ dấu hiệu nám nào. Bởi vậy, những loại máy móc, công nghệ mới thường được chỉ định để tác động sâu vào dưới bề mặt da, đánh tan các đám sắc tố, loại bỏ nám tận gốc. Có như vậy việc trị nám mới đạt được hiệu quả như mong muốn. Ứng dụng tia laser là một trong số những công nghệ cao khả năng loại bỏ nám phổ biến nhất hiện nay.
Xem thêm: Cách trị nám bằng nha đam
Cơ chế loại bỏ nám và hiệu quả của các tia laser như thế nào?
Cơ chế hoạt động của phương pháp bắn laser trị nám
Trên thực tế, các tia laser đã được ứng dụng trong nhiều công nghệ thẩm mỹ hiện đại, thời gian gần đây phương pháp này đã được nghiên cứu và phát triển cho các mục đích y khoa cao cấp hơn như điều trị nám da. Bắn laser trị nám là phương pháp ứng dụng công nghệ ánh sáng hoạt động theo một cơ chế nhất định nhằm tiếp cận và phá vỡ cấu trúc các tế bào melanin, biến chúng thành các hạt – vật chất có kích thước siêu nhỏ. Mục đích chính là khiến các hạt này được các đại thực bào trong cơ thể nhận diện dưới dạng một vật chất có hại. Từ đó xây dựng chế độ phòng thủ và đẩy chúng ra khỏi cơ thể thông qua quá trình xử lý và đào thải hoàn toàn tự nhiên.
Điều trị nám bằng công nghệ laser có khả năng loại bỏ tận gốc các đốm nâu, mảng nám trên bề mặt da. Hiệu quả của kỹ thuật này được đánh giá cao hơn rất nhiều so với những phương pháp khác. Bên cạnh đó, đây cũng là một cách để tái tạo lại các tế bào đang bị tổn thương, trẻ hóa làn da và làm giảm các vấn đề da không đều màu. Tuy nhiên, việc điều trị nám bằng phương pháp laser sẽ không mang đến hiệu quả cao nhất sau một lần điều trị. Thông thường, bạn sẽ cần tới 3-5 đợt trị liệu dưới sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để loại bỏ triệt để tình trạng da bị nám.
Xem thêm: Cách trị nám bằng dầu dừa
Bắn laser trị nám có thật sự an toàn hay không?
Phương pháp sử dụng công nghệ laser để điều trị nám được đánh giá có khả năng vượt trội hơn so với những công nghệ khác. Nhìn chung, bắn laser trị nám đem đến hiệu quả cao và có thể nhận thấy chỉ ngay sau một liệu trình. Tuy nhiên, nguồn năng lượng xuất phát từ tia laser không phải là an toàn tuyệt đối. Chính vì vậy mà trước khi xác định có thể tiếp nhận điều trị nám bằng laser bạn buộc phải cam kết cung cấp đầy đủ thông tin về sức khỏe, đồng thời thực hiện những cuộc kiểm tra chuyên sâu. Trong quá trình thực hiện, các bác sĩ luôn chú trọng thực hiện các bước đầu tiên để hỗ trợ và đảm bảo an toàn cho người bệnh. Tuy nhiên, với những người có cơ địa yếu, làn da nhạy cảm vẫn sẽ có nguy cơ xuất hiện một số phản ứng phụ:
- Cảm giác đau: Trước khi thực hiện bắn laser trị nám, chắc chắn rằng bạn sẽ được ủ tê để tránh cảm giác đau khi tiếp xúc với ánh sáng có tần số cao. Trường hợp ủ tê chưa phát huy hiệu quả, bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật hay da quá nhạy cảm, rất có thể bạn sẽ cảm thấy da nóng lên và châm chích nhẹ ở những khu vực có liên quan. Để tránh tình trạng cơn đau gây cản trở quá trình bắn laser, làm lệch hướng điều trị, trước đó hãy đề cập đến thể trạng thực tế, cơ địa chịu đau kém với các bác sĩ để có hướng khắc phục.
- Da bị tấy đỏ: Làn da của chúng ta tương đối mỏng yếu và nhạy cảm, nhất là khi phải tiếp xúc với luồng ánh sáng sáng có cường độ cao. Phản ứng thường thấy nhất tại thời điểm bắn laser nhằm trị nám đó chính là hiện tượng da bị tấy đỏ, đau rát. Mặc dù vậy, tình trạng này chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn và có xu hướng biến mất sau khoảng vài giờ đồng hồ, trả lại cho bạn làn da sáng mịn, đều màu hơn. Vì vậy, nếu điều này có xảy ra trong hoặc sau khi bắn laser thì bạn cũng không cần quá lo lắng.
- Bỏng da: Hiện tượng da bị bỏng do bắn laser không quá phổ biến và thường xuất hiện khi việc điều chỉnh năng lượng ánh sáng bị đưa lên quá cao hoặc thực hiện các tương tác quá lâu tại một điểm nám. Tình trạng bỏng da có thể kéo dài và để lại sẹo nếu không có phương pháp xử lý ngay lập tức. Chính vì vậy mà một lần nữa chúng ta phải khẳng định rằng vai trò và trình độ của bác sĩ vô cùng quan trọng.
Những tổn thương xuất hiện trên bề mặt da sau khi bắn laser trị nám có mức độ nặng nhẹ không giống nhau nhưng chắc chắn tình trạng thâm, sẹo có thể xảy ra. Chính vì vậy, cần hạn chế đến mức tối đa các tác dụng phụ trên đối với làn da. Điều khả quan nhất để khắc phục các vấn đề trên chính là lựa chọn đơn vị thẩm mỹ uy tín, chất lượng cao với độ ngũ y bác sĩ chuyên khoa, nhiều kinh nghiệm. Bên cạnh đó, trong và sau khi thực hiện, bạn nên tuân thủ các chỉ định, sử dụng thuốc hỗ trợ theo yêu cầu.
Nám có bị tái lại sau khi bắn laser hay không?
Trước khi khẳng định nám da có bị tái lại hay không chúng ta cần phải hiểu rõ nguồn gốc và sự xuất hiện của nó. Các mảng nám thực tế là hiện tượng tăng sinh quá mức các hắc sắc tố melanin trên bề mặt da và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Căn nguyên của vấn đề thường bắt nguồn từ 3 nhóm chính. Tiếp cận điều trị theo các hướng khác nhau giúp đánh tan các mảng nám da tốt hơn, tránh trường hợp chúng quay trở lại.
Nám da có tái lại sau khi bắn laser hay không?
- Với các mảng nám hình thành do yếu tố nội sinh bao gồm sự thay đổi nội tiết tố, hormone tồn tại trong cơ thể trong thời kỳ mang thai, sau sinh, tiền mãn kinh thực tế việc điều trị bằng laser kết hợp các phương pháp hỗ trợ như sử dụng thuốc ức chế, thay đổi chế độ ăn uống có khả năng loại bỏ triệt để các đốm nám. Tuy nhiên, một khi cơ thể có những biến đổi bất thường, nám da vẫn có khả năng quay trở lại.
- Với các mảng nám hình thành do yếu tố ngoại sinh, chịu ảnh hưởng phần lớn bởi các phát sinh bên ngoài môi trường, có thể điều trị được tận gốc bằng tia laser mà không bị tái phát lại ở những vị trí trước đó. Tuy nhiên, nếu không che chắn làn da cẩn thận, sử dụng chống nắng đầy đủ, làn da vẫn sẽ vì những ảnh hưởng tiêu cực mà phát sinh nám ở nhiều khu vực trên da.
- Nám có thể xuất hiện do di truyền, hình thành trên làn da từ rất sớm và có dấu hiệu đậm nét hơn, diện tích lớn hơn theo thời gian khi chúng ta trưởng thành. Các mảng nám do di truyền thường có chân sâu, bám rễ ở tầng thấp nhất của lớp hạ bì nên việc điều trị bằng laser thực tế cần rất nhiều sự kiên trì. Đồng thời, hiệu quả của phương pháp này chỉ có khả năng đẩy lùi khoảng 70-80% nám da bẩm sinh chứ không thể loại bỏ một cách triệt để được.
Các chuyên gia thẩm mỹ khẳng định nám da xuất hiện do nguyên nhân ngoại sinh có thể điều trị bằng laser mà không bị tái phát trở lại. Trong khi những yếu tố bẩm sinh, di truyền hay nội sinh có thể khắc phục bằng cách bắn laser, tuy nhiên vẫn có một tỉ lệ nhất định nguy cơ nám da quay trở lại. Do vậy, bạn nên chuẩn bị trước tâm lý, đồng thời kết hợp các biện pháp phòng tránh hoặc bảo vệ da khác để tránh trường hợp nám da tái phát.
Chăm sóc làn da sau khi bắn laser trị nám bằng cách nào?
Thời gian đầu sau khi điều trị nám bằng cách bắn tia laser, làn da thật sự rất nhạy cảm vì vậy bạn cần phải xây dựng một chế độ chăm sóc da thật tốt. Vừa để làn da được hồi phục vừa phòng tránh sự quay trở lại của các đốm nâu, mảng nám trên da. Giữ cho làn da luôn ở trong trạng thái căng mịn, hồng hào và đều màu, ngăn chặn những dấu hiệu của tuổi tác.
Chăm sóc da sau điều trị nám để hiệu quả bền lâu
Làm sạch da đúng cách: Sau khi bắn laser trị nám, làn da của chúng ta có thể sẽ xuất hiện một số dấu hiệu kích ứng, do vậy, việc làm sạch bề mặt có thể bị cản trở. Khoảng 1-2 tuần đầu tiên, chỉ nên rửa mặt thật nhẹ bằng nước muối sinh lý, tránh các tác động vật lý lên da. Thời gian sau đó, bạn có thể thực hiện các biện pháp làm sạch làn da chuyên sâu hơn như tẩy trang, sử dụng sữa rửa mặt nhưng chỉ nên chọn các sản phẩm dịu nhẹ, dành cho da nhạy cảm.
Dưỡng ẩm đầy đủ cho da: Việc bắn laser trị nám có thể gây ảnh hưởng ít nhiều đến hàng rào bảo vệ tự nhiên của làn da, khiến da bị khô ráp, bong tróc nhẹ. Cần thiết phải cấp nước, cấp ẩm cho da đầy đủ để làn da hồi phục tốt hơn. Có thể cân nhắc sử dụng một số loại serum, kem dưỡng từ tuần thứ 3 trở đi sau khi bắn laser trị nám.
Chống nắng cẩn thận: Đây là điều có ý nghĩa vô cùng quan trọng vừa để bảo vệ làn da trước các tác động tiêu cực vừa tránh tình trạng nám da quay trở lại. Kết hợp thoa kem chống nắng, sử dụng các dụng cụ che chắn để bảo vệ da được tốt hơn. Nên cân nhắc đến các loại kem chống nắng vật lý và hóa học dạng sữa, có SPF từ 30 trở lên.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Bắn laser có thể tạo ra một vài kích ứng với những bạn có làn da mỏng và nhạy cảm. Do đó, chế độ ăn uống phải thật khoa học, cung cấp đủ các loại vitamin, khoáng chất cần thiết để tái cấu trúc tế bào, hồi phục da tốt hơn. Bạn cần tránh một số loại thực phẩm có khả năng hình thành thâm sẹo như: thịt gà, thịt bò, rau muống, gạo nếp và các loại đồ uống có chứa cồn, chất kích thích…
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm công nghệ Mega Fiber White là phương pháp trị nám toàn diện sử dụng đa công nghệ độc quyền và tân tiến nhất, bao gồm công nghệ Exosome giúp tiêu diệt tế bào hắc tố gây nám và tái tạo làn da. Trái với các giải pháp trị nám thông thường chỉ hiệu quả đối với những trường hợp nám nhẹ và sạm da đơn thuần, Mega Fiber White là một giải pháp tuyệt vời cho những tình trạng nám lâu năm và nám nặng. Hiệu quả của Mega Fiber White bền vững và ngăn chặn nám quay trở lại gấp 6 lần so với các phương pháp thông thường.
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp cho các bạn những thông tin quan trọng về việc bắn laser điều trị nám. Nếu đang quan tâm đến dịch vụ này, vui lòng liên hệ Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ từ các bác sĩ chuyên khoa!
Các bài viết liên quan
- 10 cách làm mặt nạ bơ trị nám sáng da dễ áp dụng
- Khuôn mặt sau khi bắn laser thay đổi như thế nào?
- Trị mụn ẩn bằng laser đau không? Bao lâu thì hết mụn?
- Trị thâm mắt bằng laser: Quy trình, chi phí và hiệu quả lâu dài
- Melanin là gì? 8 tác động của sắc tố melanin lên da
- Máy trị nám da tàn nhang nào tốt nhất hiện nay? Giá bao nhiêu?
- Điều trị bệnh sần vỏ cam ở mặt phương pháp nào nhanh khỏi?
- Chuyên gia đánh giá máy laser trị nám nào hiệu quả nhất 2024?
- Da bị đốm nâu trên mặt có phải là nám không? Cách loại bỏ an toàn
- Trị nám da bằng thuốc bắc có an toàn hay không?