Điều trị bệnh sần vỏ cam ở mặt phương pháp nào nhanh khỏi?

Sần vỏ cam biểu hiện thông qua sự phân bố và phát triển bất thường của cấu trúc các mô mỡ dưới da. Dù không gây nguy hiểm nhưng bệnh lý này ảnh hưởng nhiều đến ngoại hình và khó có thể điều trị dứt điểm. Do đó, ngay khi nhận thấy các biểu hiện của bệnh sần vỏ cam cần đến ngay cơ sở y tế da liễu để được thăm khám và điều trị!

BÁC SĨ PHẠM THU PHƯƠNG
Cố vấn chuyên môn
BÁC SĨ PHẠM THU PHƯƠNG
Bác sĩ chuyên môn PKQT Mega Gangnam
Xem hồ sơ

Sần vỏ cam là một bệnh lý phổ biến mà ở đó bề mặt da xuất hiện các nốt sần (không giống mụn), gồ ghề, thiếu sự mịn màng và có thể cảm nhận được bằng tay. Tình trạng này chủ yếu tập trung ở những khu vực có sự phân bố không đồng đều của lớp mỡ dưới da, bao gồm cả vùng mặt. Tham khảo bài viết này để tìm hiểu sâu hơn về bệnh sần vỏ cam ở mặt và cách điều trị phù hợp theo khuyến nghị của bác sĩ da liễu!

Các dấu hiệu nhận biết bệnh sần vỏ cam và khu vực xuất hiện ở mặt

Các dấu hiệu nhận biết bệnh sần vỏ cam và khu vực xuất hiện ở mặt

Nhận diện bệnh sần vỏ cam trên mặt như thế nào?

Bệnh sần vỏ cam (cellulite) tạo cảm giác giống như vỏ cam, với bề mặt có những vết lồi lõm, không giống như mụn hay sẹo. Tình trạnh này không được xếp vào nhóm bệnh lý nguy hiểm nhưng gây ra những ảnh hưởng rõ rệt đối với ngoại hình, nhất là khi da bị sần vỏ cam ở mặt nữ giới.

Da mặt bị sần vỏ cam thay đổi như thế nào?

Sần vỏ cam trên mặt được biểu hiện thông qua sự thay đổi rõ rệt của cấu trúc da hay cụ thể hơn nữa là lớp mỡ dưới da. Quan sát bằng mắt thường, chúng ta có thể nhận thấy da mặt trở nên gồ ghề, thiếu sự đồng đều và xuất hiện các vết lõm nhỏ rải rác. Khi dùng tay nén nhẹ lên da, các nếp gấp và vùng lõm có độ sần và trở nên rõ rệt hơn. Sự khác biệt rõ rệt nhất là khi ánh sáng chiếu trực tiếp vào da, làm nổi bật các nếp gấp, lồi lõm mất cân đối. Trong một số trường hợp, vùng da bị sần vỏ cam có thể xuất hiện thêm các vết thâm hoặc sẫm màu, làm tình trạng dễ nhận biết hơn.

Các khu vực da sần vỏ cam ở mặt phổ biến

Bệnh sần vỏ cam trên mặt thường tập trung ở những khu vực tích tụ nhiều mỡ ở mặt, chẳng hạn như má, cằm, vùng da quanh mắt, đôi khi là ở trán (không phổ biến). Những vị trí này dễ dàng bị ảnh hưởng bởi sần vỏ cam, do sự hiện diện của lớp mỡ dưới da và sự yếu kém của các mô liên kết (chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố) trong việc duy trì cấu trúc da.

Tìm hiểu chi tiết: Tình trạng da sần vỏ cam ở mặt: Nguyên nhân và cách điều trị cụ thể

Sần vỏ cam ở mặt liên quan nhiều đến di truyền, nội tiết tố và sự phân bổ lớp mỡ dưới da bẩm sinh

Sần vỏ cam ở mặt liên quan nhiều đến di truyền, nội tiết tố và sự phân bổ lớp mỡ dưới da bẩm sinh

Nguyên nhân chính và các yếu tố khiến da mặt bị sần vỏ cam

Tình trạng da mặt bị sần vỏ cam không quá phổ biến (chủ yếu xuất hiện ở các khu vực mông, bụng, đùi, bắp tay). Do đó việc tìm hiểu và xác định nguyên nhân trực tiếp gây bệnh cần được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa da liễu. Dưới đây là thông tin về những nguyên nhân chính và các yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện da sần vỏ cam trên mặt:

Nguyên nhân chính gây bệnh sần vỏ cam ở mặt

Theo các chuyên gia da liễu, có một số nhóm nguyên nhân chính gây ra tình trạng bệnh sần vỏ cam ở mặt như sau: 

Sần vỏ cam do di truyền

Di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc xác định nguy cơ xuất hiện bệnh sần vỏ cam. Nếu trong gia đình bạn có người bị sần vỏ cam, khả năng cao bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng do liên quan trực tiếp đến gen trao đổi chất, phân bố chất béo và mức độ lưu thông máu.. Đây cũng là một những lý do giải thích cho việc một số người có thói quen sinh hoạt lành mạnh, tập thể dục đều đặn, không thừa cân nhưng vẫn gặp phải tình trạng da sần vỏ cam.

Ảnh hưởng của nội tiết tố

Tình trạng sần vỏ cam ở phụ nữ chiếm tỷ lệ vượt trội hơn hẳn so với nam giới. Điều này được lý giải là do tác động của nội tiết tố nữ, đặc biệt là hormone estrogen. Loại hormone này có tác động trực tiếp đến hoạt động của các chất nền và chuỗi liên kết collagen, elastin.  Khi lượng estrogen giảm (rõ rệt ở thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh) da trở nên yếu đi và dễ bị sần vỏ cam hơn. Không chỉ vậy, các hormone khác như insulin, noradrenaline và prolactin cũng có thể góp phần vào sự phát triển của sần vỏ cam.

Phân bố mỡ không đồng đều

Sự phân bố bất đồng đều của lớp mỡ dưới da một cách tự nhiên (bẩm sinh) cũng được xếp vào nhóm các nguyên nhân lớn nhất gây sần vỏ cam. Theo các bác sĩ da liễu, mỡ được dự trữ dưới da trong những ngăn riêng biệt (được phân tách bằng một lớp màng mỏng). Vệc kích thước của các ngăn không đồng đều (phân bố tự nhiên) là nguyên nhân tạo ra các khu vực có vết sần lồi lõm trên bề mặt. 

Có thể bạn quan tâm: Da mặt bị nổi sần không ngứa là biểu hiện của bệnh gì?

Các yếu tố về tuổi tác, chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt có ảnh hưởng khá nhiều đến khả năng phát triển bệnh

Các yếu tố về tuổi tác, chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt có ảnh hưởng khá nhiều đến khả năng phát triển bệnh

Các yếu tố làm tăng nguy cơ da bị sần vỏ cam

Mặc dù không phải là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh sần vỏ cảm ở mặt nhưng có một số yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện, phát triển bệnh lý này, cụ thể như sau:

+ Tuổi tác ngày càng tăng lên cũng là lúc tốc độ lão hóa da mặt diễn ra nhanh chóng hơn rất nhiều. Lúc này, việc sụt giảm collagen và elastin, cùng với lớp mỡ dưới da (không đồng đều) khiến nguy cơ mắc sần vỏ cam cao hơn.

+ Khi chúng ta ít hoạt động, khí huyết lưu thông rất kém, xuất hiện nhiều nốt sần do thể tích mỡ tăng lên. Do đó, những người ít vấn động, không thường xuyên hoạt động thể chất có nguy cơ cao bị sần vỏ cam.

+ Có thể thiếu nước, làn da không được cung cấp độ ẩm cần thiết ngày càng mỏng yếu, sạm đen, mất khả năng tự bảo vệ và dễ mắc phải các bệnh lý ngoài da. 

+ Chế độ ăn uống không lành mạnh, cung cấp quá nhiều đường, muối, chất béo có hại, calo rộng làm dư thừa năng lượng, tăng thể tích mỡ và gây đột biến tế bào mỡ cùng nhiều vấn đề khác.

+ Thành phần nicotine trong khói thuốc cực kỳ có hại cho người sử dụng và tiếp xúc. Hoạt chất hóa học này khi hít vào với lượng vượt mức cho phép gây thu hẹp mạch máu, mất nước dưới da, giảm oxy cung cấp đến tế bào về dễ mắc bệnh sần vỏ cam hơn.

+ Căng thẳng, mệt mỏi, suy nghĩ quá mức (suy nhược thần kinh) làm gia tăng hormone Cortisol gây tích tụ mỡ mặt cùng với các bệnh lý liên quan, bao gồm sần vỏ cam.

+ Việc thay đổi cân nặng bất thường (giảm cân cấp tốc, bệnh lý…) có thể làm thay đổi cấu trúc bề mặt, khiến mỡ dưới da bị kéo dãn không đồng đều, gây sần vỏ cam.

Điều trị bệnh sần vỏ cam hoàn toàn được không? Bằng cách nào?

Laser là một trong những liệu pháp phổ biến được áp dụng để trị sần vỏ cam ở mặt và nhiều khu vực khác

Laser là một trong những liệu pháp phổ biến được áp dụng để trị sần vỏ cam ở mặt và nhiều khu vực khác

Các bác sĩ da liễu khẳng định, không có phương pháp điều trị nào có thể loại bỏ hoàn toàn hoặc vĩnh viễn sần vỏ cam. Điều này xuất phát từ bản chất phức tạp của tình trạng này cấu trúc da bẩm sinh, sự phân bố mỡ, tình trạng mô liên kết  tự nhiên. Bên cạnh đó, bệnh sần vỏ cam cũng có mối liên hệ mật thiết với các yếu tố di truyền và hormone (không thể thay đổi hoặc loại bỏ hoàn toàn). Do đó, quá trình điều trị sần vỏ cam chỉ có thể tập trung vào việc cải thiện và kiểm soát bệnh ở một mức độ nhất định (tùy thuộc vào sức khỏe, cơ địa, mức độ phát triển của các nốt sần). 

Một số phương pháp điều trị sần vỏ cam phù hợp với đặc điểm da mặt thường được chỉ định như:

Điều trị bệnh sần vỏ cam bằng Laser

Phương pháp laser ứng dụng ánh sáng cường độ cao để phá vỡ các dải mô liên kết dưới da, giúp giảm sự lồi lõm do phân bố mỡ không đồng đều và kích thích sản xuất collagen. Theo đó, phương pháp này có triển vọng cải thiện bệnh lý lên đến 75% (số buổi phụ thuộc chỉ định của bác sĩ). Tuy nhiên, với các trường hợp sần quá nặng hiệu quả điều trị bằng laser tương đối thấp và phương pháp này có thể gây ra một vài tác dụng phụ khi áp dụng trên mặt. 

Đọc thêm: Điều trị nám bằng laser hết bao nhiêu tiền? [Bảng giá mới] 

Điều bị sần vỏ cam bằng sóng siêu âm 

Sóng siêu âm (Ultrasound therapy) sử dụng năng lượng âm thanh để tác động sâu vào các lớp mỡ dưới da, phá vỡ các tế bào mỡ và giúp da trở nên mịn màng hơn. Phương pháp này cũng kích thích sự sản xuất collagen, giúp da săn chắc và cải thiện độ đàn hồi. Mặc dù vậy, hiệu quả điều trị bằng phương pháp này thường không được như kỳ vọng (30-50%) và chỉ phù hợp với làn da bị bệnh mức độ nhẹ hoặc mới phát hiện.

Điều trị da sần vỏ cảm bằng nhiệt 

Liệu pháp nhiệt sử dụng sóng radio (Radiofrequency) để làm nóng lớp dưới da, giúp phá vỡ cấu trúc mỡ ở một mức độ nhất định và cũng góp phần kích thích tăng sinh sản xuất collagen, làm mịn bề mặt da. Điều trị bệnh sần vỏ cam ở mặt bằng sóng radio có hiệu quả khoảng 30 – 50% và cần duy trì nhiều buổi theo chỉ định của bác sĩ da liễu.

Bên cạnh các phương pháp trị liệu sần vỏ cam trên mặt phổ biến như trên, căn cứ vào đặc điểm làn da, cơ địa, mức độ nghiêm trọng của bệnh mà các bác sĩ có thể đề xuất các hướng can thiệp sâu hơn. Chẳng hạn như: đông hủy mỡ, liệu pháp Carboxytherapy, liệu pháp giải phóng mô đích (Vacuum-assisted precise tissue release), phương pháp Endermologie…

Khám phá ngay: Da nhăn nheo sần sùi vùng mặt điều trị sao cho đúng?

Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp cho bạn đọc những thông tin quan trọng về tình trạng bệnh sần vỏ cam ở mặt và hướng điều trị. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ thêm, vui lòng liên hệ trực tiếp với đội ngũ chuyên gia của Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được hỗ trợ ngay!

Subscribe
Notify of
guest
0 Bình luận
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments

form đăng ký

    x
    BÁC SĨ PHẠM THU PHƯƠNG
    BÁC SĨ PHẠM THU PHƯƠNG

    Bác sĩ chuyên môn PKQT Mega Gangnam

      ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT THÁNG 6
      Giảm 30% tất cả dịch vụ, tặng vàng cho 100 khách hàng và mỹ phẩm trị giá 1.490.000 VNĐ

          This will close in 0 seconds