Cách chăm sóc sau phẫu thuật căng da mặt trong vòng 7 ngày đầu tiên
Sau khi thực hiện phẫu thuật căng da mặt, trong vòng 7 ngày đầu tiên, bạn cần thực hiện một số bước chăm sóc kỹ lưỡng để định hình form dáng, hạn chế tối đa việc để lại sẹo hoặc biến chứng. Chăm sóc da sau phẫu thuật sẽ không gặp nhiều khó khăn nếu bạn tuân thủ chỉ định từ phía bác sĩ và xử lý tốt từng bước tại nhà.
Chăm sóc sau phẫu thuật căng da mặt là bước quan trọng trong quá trình phục hồi khi thực hiện thẩm mỹ trẻ hóa da. Nếu không được chăm sóc đúng cách, da dễ bị tổn thương, nhiễm trùng và để lại sẹo. Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ mức độ quan trọng của quá trình phục hồi và cách chăm sóc da sau phẫu thuật 7 ngày chi tiết.
Vì sao chăm sóc da trong 7 ngày đầu tiên sau phẫu thuật lại quan trọng?
Căng da mặt là việc loại bỏ da thừa, chảy xệ, làm mờ các nếp nhăn thông qua bước xâm lấn trực tiếp. Phẫu thuật căng cơ mặt có các vết mổ quanh tai, chân tóc và dưới cằm để siết chặt cơ, bóc tách mỡ thừa, da dư.. nhằm xóa đi các dấu hiệu lão hóa trên khuôn mặt. Ngoài ra còn có một số kỹ thuật căng da có tác động không xâm lấn bằng chỉ, nội soi, máy nâng cơ,.. cũng được nhiều người chọn lựa.
Theo bác sĩ Trần Anh Đức, các can thiệp phẫu thuật vùng mặt thường gây ra các tổn thương khác nhau ở cả mô mềm và mô cứng trên mặt. Điều này cần một quá trình để hồi phục hoàn toàn. Trong đó, chăm sóc sau phẫu thuật căng da mặt 7 ngày đầu tiên rất quan trọng bởi đây là thời gian để bạn:
- Định hình lại phom dáng khuôn mặt sau căng da
- Tránh cho vết thương hở dẫn tới nhiễm trùng
- Giảm các tụ máu, bầm tím quanh vết thương
- Cố định vết mổ, hạn chế sẹo mổ và giúp mặt không chảy xệ
- Đẩy nhanh quá trình hồi phục giai đoạn sau cắt chỉ
Những ngày đầu sau phẫu thuật căng da mặt, bạn có thể xuất hiện những triệu chứng thường gặp như:
- Da sưng nề và bầm máu vùng mặt và cổ; có cảm giác tê bì nhẹ hoặc giảm cảm giác vùng cổ, mặt do bị bóc tách trong mổ.
- Ngoài ra, bạn cũng dễ gặp cảm giác căng vùng mổ, nhất là vùng sau tai; đau tại vị trí mổ. Một số vết bầm máu và phù nề có thể xuất hiện ở vùng mổ và biến mất dần sau khoảng 3 tuần. Thường thì các trường hợp thực hiện kỹ thuật căng da mặt nội soi sẽ giảm bớt các triệu chứng so với căng da toàn phần.
Bên cạnh các biểu hiện thường gặp, không ít trường hợp xuất hiện các biểu hiện bất thường sau khi phẫu thuật căng da mặt như:
- Giảm cảm giác vùng tai: Biến chứng này xảy ra do tổn thương sau phẫu thuật ở nhánh thần kinh cảm giác cho tai (nhánh tai sau) có thể gặp. Cảm giác sẽ đau dọc đường đi của nhánh thần kinh này.
- Chảy máu kéo dài, sốt, nhức nóng, vết thương hở không se kín.. cũng là những biểu hiện đặc biệt cần chú ý để khắc phục kịp thời sau phẫu thuật căng da.
- Liệt mặt: Đây là tổn thương hiếm gặp do nhánh thần kinh số 7. Liệt mặt xuất hiện biểu hiện nhắm mắt không kín, giảm hoạt động của cơ miệng và sự teo dần dần của mặt bên liệt. Liệt mặt có thể tự phục hồi hoặc không nên đây là rủi ro lớn nếu phẫu thuật căng da.
Những biểu hiện trên chính là lý do để bạn chú ý đặc biệt trong cách chăm sóc 1 tuần đầu sau thực hiện căng da mặt phẫu thuật.
Cách chăm sóc sau phẫu thuật căng da mặt an toàn 7 ngày đầu tiên
Sau khi thực hiện phẫu thuật căng da mặt, trong vòng 7 ngày đầu tiên, bạn cần thực hiện một số bước chăm sóc để đảm bảo quá trình da hồi phục nhanh chóng, hạn chế tối đa việc để lại sẹo hoặc biến chứng. Chăm sóc da sau phẫu thuật sẽ không gặp nhiều khó khăn nếu bạn tuân thủ chỉ định từ phía bác sĩ và xử lý tốt từng bước tại nhà.
Cách vệ sinh, chăm sóc da sau phẫu thuật trong vòng 7 ngày đầu tiên
Sau khi phẫu thuật thẩm mỹ xong, bạn cần nằm nghỉ ngơi, uống thuốc theo toa của bác sĩ và vệ sinh kỹ vết mổ.
- Ngay sau khi thực hiện xong, cảm giác đau vẫn còn nên bạn sẽ sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau, hoặc chống phù nề, kháng viêm… theo chỉ định của bác sĩ.
- Thay băng, gạc trong vòng 24h sau phẫu thuật và nghỉ ngơi hoàn toàn trong thời gian 7 ngày sau phẫu thuật.
- Thực hiện chườm lạnh trong 2 ngày đầu bằng các dụng cụ chườm, không áp đá trực tiếp lên vùng da tổn thương. Từ ngày thứ 4 trở đi bạn nên chườm ấm để giảm sưng và thâm tím nhanh chóng.
- Có thể sát trùng nhẹ vết thương bằng dung dịch nước muối sinh lý, hoặc betadine pha loãng. Nên dùng gạc thấm nhẹ bề mặt vết mổ cho khô, không nên chà qua chà lại gây lệch đường chỉ.
- Nhóm đối tượng phẫu thuật căng da mặt thường từ 35-60 dễ bị để lại sẹo hoặc lâu lành. Bạn không nên tác động lên bất kỳ lớp da nào khi bị bong tróc có thể gây nhiễm trùng hoặc để lại sẹo.
Lưu ý cần tránh trong sinh hoạt sau phẫu thuật căng da mặt
Chế độ sinh hoạt ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình hồi phục căng da mặt nên bạn không được bỏ qua các chú ý sau.
- Không gãi, va chạm hoặc đè nhấn vào khu vực mới làm phẫu thuật vì có thể gây chảy máu, tụ máu.
- Để tránh nguy cơ viêm tắc tĩnh mạch, bạn cần thực hiện thao tác vận động sớm, ngồi dậy và đi lại nhẹ nhàng vào ngày thứ 2 sau mổ nếu có thể.
- Tránh các tư thế gây áp lực lên vùng mặt như nằm dốc đầu, cúi đầu thấp, tránh kích thích gây nôn mửa, rặn …
- Không cười, không há miệng to để tránh gây ra tổn thương và có thể làm ảnh hưởng tới vùng da mới phẫu thuật.
- Không đi xông hơi, massage mặt ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.
- Tránh uống các thuốc làm tăng sắc tố da như: kháng sinh nhóm Quinolone; kháng sinh nhóm cycline (tétracycline, doxycycline, minocycline); kháng sinh nhóm Sulfamide (bactrim, sulfadiazine, …); ..
Chăm sóc sau phẫu thuật căng da mặt cần kiêng ăn gì?
Thời gian này, bạn ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng không được ăn những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao khiến vết mổ sưng nề, dễ sẹo.
- Trong vòng 7 ngày đầu tiên, không ăn các thức ăn cứng. Chỉ nên ăn đồ mềm như cháo (cháo gạo tẻ, không ăn cháo gạo nếp), súp thịt nạc, thực phẩm xay nhuyễn,..
- Kiêng ăn thực phẩm gây sẹo lồi như rau muống; tạm ngưng ăn các loại thực phẩm dễ gây ngứa, bị mưng mủ như hải sản, thịt gà, đồ nếp, đồ tanh…;
- Kiêng các thực phẩm ảnh hưởng tới sắc tố da ví dụ trứng, thịt bò; kiêng ăn các đồ cay nóng;
- Không dùng các chất kích thích (bia, rượu, thuốc lá, cà phê…) vì những thực phẩm này làm cho quá trình hồi phục vết thương kéo dài và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Ăn các thực phẩm mau lành vết thương như: thịt heo nạc, uống nhiều nước, rau xanh, sữa tươi.
Chăm sóc sau phẫu thuật căng da mặt, nếu cơ thể có những vấn đề gì lạ hoặc biểu hiện bất thường bạn cần báo ngay cho bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc gây nguy hiểm cho cơ thể và ảnh hưởng xấu đến sự lành vết mổ.
>> Có thể bạn quan tâm: Cách chăm sóc sau khi căng da mặt bằng chỉ
Thời gian hồi phục và duy trì sau phẫu thuật căng da mặt là bao lâu?
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thời gian phục hồi phẫu thuật sau căng da. Bao gồm các yếu tố tuổi tác, mức độ lão hóa, tình trạng sức khỏe, cách chăm sóc và độ sâu của vết thương.
Thông thường quá trình cắt chỉ sau mổ từ 5 – 15 ngày. Thời gian chăm sóc sau phẫu thuật căng da mặt hồi phục hoàn toàn có thể chỉ khoảng 1 tuần ở những trường hợp tuổi ngoài 30 hoặc căng da mặt mini. Nhưng có thể lâu hơn với các khách hàng tuổi ngoài 50 thực hiện căng da toàn phần, kết hợp các thủ thuật khác như nâng cung chân mày, phẫu thuật cấy mỡ..
Nhìn chung bạn sẽ mất tối thiểu 2 tuần để cảm thấy ổn định và không có dấu hiệu thực hiện phẫu thuật. Mức độ sẹo và tình trạng sưng bầm tùy cơ địa mất thêm từ 1-2 tuần để hồi phục hoàn toàn.
Thời gian sau phẫu thuật căng da mặt kéo dài nhiều năm phụ thuộc vào các yếu tố như cơ địa, cách chăm sóc kể trên. Bạn cần duy trì thói quen về cách chăm sóc da tại nhà như thoa dưỡng, chống nắng, mặt nạ.. để da luôn khỏe đẹp, duy trì hiệu quả tốt nhất.
Tìm hiểu cách chăm sóc sau phẫu thuật căng da mặt giúp bạn có thêm kinh nghiệm để đẩy nhanh quá trình hồi phục sau trẻ hóa. Khi thực hiện các dịch vụ tác động xâm lấn, ít nhiều sẽ khiến bạn lo lắng về biến chứng hay mức độ an toàn. Đây cũng là lý do để về sau bạn có thể ưu tiên tìm hiểu các công nghệ làm đẹp không xâm lấn, giảm thiểu rủi ro mà vẫn đem lại hiệu quả cao như Meta Elite. Dịch vụ tác động 6 trong 1 vừa giúp nâng cơ, xóa nhăn, loại bỏ lõm hóp, vừa làm trắng, tăng độ đàn hồi vững chắc cho da mà không gây bất cứ tổn thương nào. Liên hệ 093 770 6666 để được trực tiếp các Chuyên gia tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Các bài viết liên quan
- Mụn trứng cá ở cằm: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị
- Hướng dẫn cách trị mụn trứng cá tuổi dậy thì an toàn, dễ thực hiện
- Tổng hợp các dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt cực chuẩn!
- Miếng dán lột mụn đầu đen có thực sự trị mụn hiệu quả?
- Cách trị mụn bọc bằng kem đánh răng có thật sự tốt không?
- Cách trị mụn đầu đen và lỗ chân lông to hiệu quả tận gốc
- Giải đáp: Đắp mặt nạ bơ có bị ăn nắng không?
- Mọc mụn bọc ở má là do đâu? Trị bằng cách nào nhanh khỏi?
- Mụn bọc ở mũi có khó trị không? Bác sĩ khuyến nghị như thế nào?
- Khám phá 5+ loại mặt nạ lựu đỏ cho da bừng sáng, láng mịn