Da cánh tay bị khô tróc vảy chăm sóc sao cho nhanh khỏi?
Tình trạng da cánh tay bị bong tróc, xuất hiện vảy sừng phần lớn liên quan đến dinh dưỡng, da mất nước, ảnh hưởng của môi trường, hóa chất. Tuy nhiên, nếu hiện tượng bong da đi kèm với các dấu hiệu khác như: nổi mẩn, ngứa rát, đỏ tẩy, dày sừng… Cần thiết phải đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và xác định loại bệnh, cách điều trị.
Da cánh tay bị khô tróc vảy là một vấn đề da liễu thường gặp. Hiện tượng này không chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sự tự tin của mỗi người. Dựa trên nhiều nghiên cứu lâm sàng, các bác sĩ da liễu khẳng định bong tróc vảy da tay không hoàn toàn lành tính. Một số trường hợp có thể là dấu hiệu bước đầu, báo trước cho nhiều bệnh lý da liễu phức tạp. Do đó, cần hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết khi bị bệnh để có hướng điều trị phù hợp!
Tại sao da cánh tay bị khô tróc vảy trắng?
Có rất nhiều nguyên nhân đứng đằng sau hiện tượng da cánh tay bị khô tróc vảy trắng. Điều này chủ yếu được xác định thông qua mức độ bong tróc, khu vực xuất hiện, các dấu hiệu đi kèm. Cụ thể như sau:
Da tay bị khô tróc vảy do thời tiết
Thời tiết khắc nghiệt hoặc thay đổi quá nhanh là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng tróc vảy ở nhiều cơ quan, bao gồm cả phần cánh tay. Điều này thường trở nên rõ rệt và nghiêm trọng hơn vào mùa đông, thời tiết khô hanh, độ ẩm quá thấp. Vào mùa hè, mọi người cũng có thể bị khô da nhưng chủ yếu là do sử dụng máy lạnh, điều hòa quá nhiều. Nếu hiện tượng da khô bắt đầu từ nguyên nhân này thì mọi chuyện sẽ đơn giản hơn, chăm sóc cũng dễ dàng.
Đọc thêm: Da khô mùa đông là do đâu? Điều trị bằng cách nào nhanh khỏi?
Da cánh tay bị khô tróc vảy do thiếu nước
Nước là yếu tố thiết yếu để duy trì các chức năng của hàng loạt cơ quan. Thiếu nước khiến cơ thể mệt mỏi, các hoạt động trì trệ, da dễ bị khô sạm, bong vảy hơn. Tuy nhiên, tình trạng bong tróc da do thiếu nước thường xảy ra ở những người vốn dĩ có nên da khô toàn thân, không cung cấp đủ lượng nước cần thiết trong nhiều ngày khiến bề mặt thoát nước nhanh, quá khô.
Tróc vảy da tay do thiếu chất dinh dưỡng
Việc thiếu hụt các vitamin và khoáng chất quan trọng như: Vitamin A,C, E, các vitamin nhóm B, kẽm, sắt là một trong những nguyên nhân khiến tay khô lột da. Thiếu chất khiến chức năng bảo vệ da của cơ thể suy yếu, khả năng tăng sinh collagen giảm dần, tuần hoàn máu không ổn định. Từ đó dẫn đến tình trạng da sạm, kém đàn hồi, bong vảy, dễ bị viêm và lão hóa nhanh.
Tắm nước nóng thường xuyên
Mùa đông mọi người cần tắm nước nóng (nhiệt độ cao) để giữ nhiệt cho cơ thể. Tuy nhiên, nhiệt độ nước quá nóng, có khả năng làm mất đi lớp dầu tự nhiên, gây thất thoát độ ẩm của da, làm nứt nẻ tay chân và khiến cho tình trạng da vốn đã dễ tổn thương càng thêm tồi tệ. Da cánh tay bị khô tróc vảy cũng thường xuyên xảy ra ở các bạn nữ có thói quen tắm nước ấm nóng quanh năm, kể cả vào mùa hè.
Dị ứng với các yếu tố từ môi trường
Những người có tiền sử bị dị ứng, da quá nhạy cảm cũng có thể bị bong tróc da ở cánh tay, chân, mặt, cổ khi tiếp xúc dị nguyên. Thông thường, khi bị dị ứng da, ngoài bong vảy, đa số mọi người có thể xuất hiện thêm các các triệu chứng đi kèm như: đỏ da, ngứa ngáy và sưng tấy, đau đầu, mệt mỏi…
Tìm hiểu: Các loại dị ứng da phổ biến và cách điều trị hiệu quả
Dùng chất tẩy rửa quá mạnh
Thực tế thì mọi người thường không quá quan tâm đến tình trạng da ở cánh tay. Vậy nên, việc chọn sữa tắm hoặc các sản phẩm làm sạch cho da cũng không được chú trọng, Trong khi đó, trên thị trường lại có rất nhiều mỹ phẩm làm sạch body chứa hương liệu, cồn, Sulfate dầu khoáng, chất tạo bọt mạnh. Sử dụng các sản phẩm này lâu dài làm bào mòn bề mặt, khiến da bong tróc dữ dội và có thể bị kích ứng.
Da cánh tay bị khô tróc vảy do hóa chất
Làm việc, sinh sống hoặc tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất như: nước tẩy rửa hóa học, dung môi, xà phòng, nguồn nước ô nhiễm gây nhiều tác hại cho sức khỏe. Đối với làn da, những hóa chất này làm da bị kích ứng, nổi mẩn, mất khả năng giữ nước và có biểu hiện viêm, thậm chí là nhiễm độc.
Chất liệu trang phục không phù hợp
Chất liệu quần áo thô ráp, không thoáng khí, sợi vải xù, áo quá bó sát vào da, gây ma sát mạnh, tạo cảm giác khó chịu và khiến da dễ bong vảy hơn. Không chỉ vậy, mặc các trang phục bí bách còn làm tăng nguy cơ bít tắc lỗ chân lông, tích tụ bã nhờn khó thoát. Dẫn đến các bệnh lý như: dày sừng nang lông, viêm lỗ chân lông ở phần bắp tay, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Da tay bị khô bong tróc do bệnh
Một số bệnh lý da liễu như: viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, vảy nến và chàm có thể gây ra tình trạng da khô, bong tróc. Tuy nhiên, nếu xác định da cánh tay bị khô tróc vảy do bệnh lý cần xem xét đến các phản ứng đi kèm trên bề mặt da và những thay đổi của cơ thể. Cách tốt nhất là nên thăm khám trực tiếp với bác sĩ da liễu để xác định mình đang mắc phải bệnh gì và điều trị bằng phương pháp nào phù hợp.
Khám phá ngay: Chân bị nứt nẻ chảy máu: Nguyên nhân và cách điều trị nhanh khỏi
Những dấu hiệu nhận biết da tay bị khô tróc vảy do bệnh lý
Như đã đề cập ở trên, tình trạng da tay bị khô và bong tróc xuất phát từ các nguyên nhân thông thường và không liên quan đến bệnh lý có thể tự chăm sóc ngay tại nhà. Ngược lại, những trường hợp da cánh tay bị khô tróc vảy đi kèm một vài dấu hiệu bất thường có thể liên quan đến một số bệnh da liễu và cần thăm khám với bác sĩ.
Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết da tay khô bong tróc bất thường do bị bệnh:
+ Da căng rát, ngứa ngáy đặc biệt là khi thay đổi thời tiết hoặc ngay sau khi tắm. Tình trạng ngứa kéo dài dai dẳng và gây cảm giác rất khó chịu.
+ Xuất các vùng da bị đỏ có dạng tròn hoặc bầu dục như vảy nến, phía trên bắt đầu bong các vảy trắng bạc hoặc xám, da dày sừng.
+ Da tay bị nứt nẻ, có thể chảy máu và lở loét (nhiễm trùng) tại các vùng chảy máu, gây cảm giác vừa đau vừa ngứa.
+ Bề mặt da sần sùi, thiếu độ đàn hồi, lốm đốm xuất hiện các nốt sần nhỏ, nhô lên trên bề mặt, có thể không ngứa nhưng chứa nhân giống như mụn.
+ Cảm giác châm chích, khó chịu, thỉnh thoảng nhói lên cơn đau ở khu vực da tay khô và đang bị tróc vảy.
+ Da tay có biểu hiện dày sừng một cách bất thường, phía trên lốm đốm có mụn nước dễ vỡ, gây ngứa và dễ lây lan.
Bài viết liên quan: Trẻ bị khô da tay chân là do đâu? Cách chăm sóc như thế nào?
Trên đây là các dấu hiệu bất thường có thể gặp phải ở cánh tay do ảnh hưởng của một số bệnh lý. Để xác định chính xác đó là loại bệnh gì, cần đến ngay cơ sở chuyên khoa da liễu để thăm khám ngay!
Cách chăm sóc da cánh tay bị khô tróc vảy hiệu quả
Để cải thiện tình trạng da cánh tay bị khô tróc vảy (không phải do bệnh lý), cần áp dụng các phương pháp chăm sóc đúng cách. Dưới đây là những khuyến nghị quan trọng để phục hồi sức khỏe của da:
Tẩy tế bào chết hóa học cho da tay
Thông thường, để tẩy tế bào chết cho da body, mọi người thường sử dụng các sản phẩm vật lý, chứa vi hạt để loại bỏ lớp sừng ở tầng thượng bì. Phương pháp này có thể không có lợi cho các bạn da khô, da nhạy cảm hoặc bong tróc quá mức. Nên chọn sản phẩm tẩy tế bào chết dịu nhẹ dạng hóa học hoặc chứa enzyme trái cây để loại bỏ bã nhờn, tế bào chết tích tụ lâu ngày hiệu quả mà không khiến da tróc vảy nặng hơn. Tham khảo sản phẩm được chuyên gia đánh giá tốt: Paula’s Choice Weightless Body Treatment 2% BHA, Yehwadam Silky Smooth Body Peeling Gel…
Dưỡng ẩm cho da cánh tay bị khô tróc vảy
Việc cải thiện da khô đến rất khô, bị bong tróc không thể thiếu được các sản phẩm dưỡng ẩm. Tuy nhiên, đối với da tay thì chúng ta không nhất thiết phải cầu kỳ hoặc dùng nhiều loại dưỡng ẩm như da mặt. Chỉ cần chú trọng lựa chọn một loại kem dưỡng body không chứa hương liệu. Sản phẩm cần bổ sung được các hoạt chất giữ nước, cấp ẩm, làm dịu và phục hồi mạnh mẽ cho da như: glycerin, hyaluronic acid, ceramides , dầu thực vật. Tham khảo các sản phẩm như: Image Skincare Vital C Hydrating Hand Body Lotion, Bioderma Atoderm Intensive gel-crème…
Không thể bỏ lỡ: TOP 7+ Kem Dưỡng Da Tay Chân Bị Khô Giảm Nứt Nẻ, Bong Tróc
Cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết
Nếu muốn cải thiện tình trạng da cánh tay bị khô tróc vảy, việc chỉ chăm sóc từ bên ngoài cần nhiều thời gian. Vì vậy, hãy tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như: trái cây tươi theo mùa, rau xanh, các loại hạt và cá béo có lợi cho da. Các loại thực phẩm này vừa cung cấp các lợi ích cho sức khỏe vừa giúp cải thiện làn da từ bên trong. Ngoài ra, bạn cũng cần uống đủ nước mỗi ngày, kết hợp uống collagen để da vừa khỏe mạnh lại căng mịn, đàn hồi.
Bảo vệ da trước các tác nhân gây hại
Bên cạnh việc chăm sóc làn da từ trong ra ngoài thì chúng ta cũng cần có biện pháp bảo vệ trước ảnh hưởng từ các tác nhân môi trường, đặc biệt là tia UV, bụi mịn, hóa chất và nguồn nước. Hãy sử dụng găng tay khi tiếp xúc với hóa chất hoặc làm việc ngoài trời trong thời gian dài. Đừng quên mặc đồ bảo vệ, thoa kem chống nắng cho da mặt, da body. Vào mùa lạnh, cũng cần kết hợp các loại kem chống nẻ để tránh khô tróc da.
Chuyên gia gợi ý: Da khô nên dùng gì? 8 Lưu ý chăm sóc da khô đúng cách
Lưu ý chung: Nếu nhận thấy một (vài) dấu hiệu mà chúng tôi cung cấp ở trên tương tự như các vấn đề bạn gặp phải. Khả năng cao là do ảnh hưởng của các bệnh lý như viêm da cấp tính và mãn tính, thậm chí là tiền ung thư da. Nên đến ngay cơ sở chuyên khoa da liễu uy tín để thăm khám trực tiếp với bác sĩ và có hướng điều trị phù hợp. Đây là cách nhanh nhất và tốt nhất để kiểm soát bệnh, giảm nguy cơ biến chứng về sau.
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp các thông tin về tình trạng da cánh tay bị khô tróc vảy trắng và cách chăm sóc tại nhà. Nếu tình trạng không cải thiện hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu thông qua Hotline Phòng khám Mega Gangnam: 093.770.6666 để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Các bài viết liên quan
- Mụn bọc ở nách có nguy hiểm không? Điều trị bằng cách nào?
- Bị mụn bọc ở mặt điều trị bằng cách nào không để lại sẹo?
- Phân biệt mụn bọc ở cổ và hướng dẫn cách điều trị nhanh khỏi
- Mụn bọc bị chai nguy hiểm như thế nào? Trị sao cho nhanh khỏi?
- Dấu hiệu da bị kích ứng mỹ phẩm và cách xử trí kịp thời
- Mọc mụn bọc ở sau tai có nguy hiểm không? Trị bằng cách nào?
- Da tay nhăn nheo chăm sóc sao cho nhanh phục hồi?
- Biểu hiện cằm tiêm filler cứng hay mềm sau khi thực hiện?
- Tiêm filler có đau không? Tình trạng đau nhức kéo dài liệu có nguy hiểm?
- Cholesterol total là gì? Cholesterol total cao là bệnh gì?