Da khô rát đỏ có phải bệnh không? Chăm sóc như thế nào?
Da khô rát đỏ là một trong số các dấu hiệu bất thường của làn da, đặc biệt là ở vùng mặt mà nhiều người gặp phải. Hiện tượng này không chỉ ảnh hưởng tới ngoại hình mà còn gây ra cảm giác khó chịu, đau đớn trong nhiều trường hợp. Do đó, hãy cùng tham khảo bài viết này để tìm ra nguyên nhân, các yếu tố tác động và cách chăm sóc hiệu quả khi da mất nước, đỏ rát.
Da khô rát đỏ có phải bệnh lý hay không?
Hiện tượng da bị khô tương đối phổ biến và chiếm một tỷ lệ khá cao. Tuy nhiên, nếu da mặt vừa có biểu hiện khô căng lại đi kèm với các triệu chứng đỏ rát mà không được cải thiện sau nhiều ngày thì đây có thể là dấu hiệu da bị tổn thương, có thể là do bệnh lý, xuất phát từ một trong số nguyên nhân dưới đây:
Phản ứng của làn da do tác động từ môi trường
Da có thể bị khô rát và bong tróc do chịu tác động của nền nhiệt thấp, độ ẩm thấp và cường độ gió quá mạnh. Điều này là bởi các tác động từ bên ngoài khiến lớp màng bảo vệ tự nhiên của da bị tổn thương, dẫn đến sự mất nước qua da và sự xuất hiện của các vết nứt nhỏ. Tình trạng da khô mất nước kéo dài có thể trở nên nghiêm trọng hơn ở các bạn có làn da nhạy cảm, nền da mỏng và từng có tiền sử mắc bệnh da liễu, giãn mạch (do sử dụng rượu thuốc).
Tìm hiểu thêm: Mũi bị khô tróc vảy là do đâu? Chăm sóc sao cho nhanh khỏi?
Da khô rát đỏ xuất phát từ một số bệnh lý da liễu
Khi tình trạng khô rát đỏ kéo dài hoặc đi kèm với các triệu chứng nghiêm trọng hơn (ngứa ngáy, xuất hiện dịch mủ, phát ban, lây lan nhanh…). Đó có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như viêm da cơ địa (eczema), viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng hoặc vảy nến. Những bệnh lý này thường cần sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, hạn chế tình trạng bệnh tiếp diễn kéo dài, gây trở ngại cho cuộc sống.
Da mặt khô rát đỏ ở phụ nữ do thay đổi nội tiết tố
Nội tiết tố trong cơ thể có vai trò quan trọng trong việc duy trì độ ẩm và độ đàn hồi của da. Khi có sự thay đổi nội tiết tố, chẳng hạn như trong giai đoạn mang thai, tiền mãn kinh, hoặc khi sử dụng các biện pháp tránh thai. Bề mặt trở nên nhạy cảm, dễ kích ứng và có biểu hiện da khô rát đỏ trong nhiều trường hợp. Những thay đổi này thường xuất hiện đột ngột và có thể gây ra sự khó chịu kéo dài.
Dị ứng với sản phẩm chăm sóc da công nghiệp
Da mặt bị dị ứng khô rát kéo dài kết hợp với dấu hiệu ửng đỏ một mảng lớn hoặc theo các nốt (như phát ban). Điều này đặc biệt phổ biến khi sử dụng các sản phẩm chứa cồn, hương liệu, chất tạo mùi hoặc chất bảo quản mạnh. Nếu không liên quan đến yếu tố di truyền (bệnh khởi phát sớm) thì khả năng cao là do da bạn quá nhạy cảm với các hoạt chất có trong mỹ phẩm.
Do khô rát đỏ do tiếp xúc với hóa chất có hại
Các thành phần hoạt chất (cồn, chất tẩy, chất tạo màu, hương liệu…) có trong nước tẩy rửa, xà phòng, hóa mỹ phẩm khi thi tiếp xúc với làn da hoàn toàn có khả năng gây khô đỏ rát với tất cả mọi người. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi tiếp xúc với dị nguyên bất thường. Tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng, viêm loét nhiễm trùng nếu không có phương án xử lý kịp thời.
Khám phá chi tiết: Dấu hiệu nhận biết các bệnh về da mặt và hướng điều trị
Cách chăm sóc tại nhà cho da khô rát đỏ như thế nào?
Chăm sóc da khô rát đỏ tại nhà là bước đầu tiên và quan trọng nhất để cải thiện tình trạng này. Ngoài ra, việc chăm sóc đúng phương pháp cũng góp phần hỗ trợ đáng kể, giúp giảm nhẹ triệu chứng cho các trường hợp liên quan đến bệnh lý, dị ứng.
Cách chăm sóc da khô rát đỏ mức độ nhẹ tại nhà
Dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ: Sữa rửa mặt giúp loại bỏ bụi bẩn, tạp chất hiệu quả và được khuyến nghị dùng hàng ngày. Tuy nhiên, nếu da đang có biểu hiện khô rát đỏ, nên thay thế bằng các sản phẩm ít tạo bọt, lành tính, cam kết không cồn, không hương hiệu như các sản phẩm của Cerave, Eucerin, Cetaphil… Điều này giúp làm sạch da mà không làm da mất đi độ ẩm tự nhiên, tránh da bị khô căng.
Đắp mặt nạ dưỡng ẩm cho da khô rát đỏ: Mặt nạ dưỡng ẩm là một phương pháp bổ sung độ ẩm hiệu quả cho da, giúp cải thiện tình trạng khô rát đỏ nhanh chóng. Chọn các loại mặt nạ có chứa các thành phần dưỡng ẩm sâu như bơ hạt mỡ, dầu dừa, hoặc tinh chất lô hội. Những thành phần này không chỉ cung cấp độ ẩm mà còn giúp làm dịu da, giảm cảm giác khô rát và khó chịu. Nên sử dụng mặt nạ dưỡng ẩm từ 1-2 lần mỗi tuần để bổ sung dưỡng chất và độ ẩm cho da.
Sử dụng serum dưỡng ẩm: Serum dưỡng ẩm chứa các hoạt chất có phân tử dưỡng ẩm nhỏ, đem đến hiệu quả khả năng thẩm thấu sâu vào da, cung cấp độ ẩm và dưỡng chất cần thiết. Chọn các loại serum chứa hyaluronic acid hoặc niacinamide, những thành phần này không chỉ giúp cung cấp độ ẩm mà còn tăng cường hàng rào bảo vệ da, giúp da khỏe mạnh và giảm tình trạng khô rát đỏ.
Thoa kem dưỡng ẩm phù hợp: Chọn các loại kem dưỡng ẩm không chứa hương liệu, cồn và chất bảo quản. Đặc biệt là các sản phẩm có chứa các thành phần như glycerin, axit hyaluronic hoặc ceramides. Những thành phần này giúp cung cấp độ ẩm sâu cho da và tăng cường hàng rào bảo vệ da, giúp giảm tình trạng khô rát đỏ. Nên thoa kem dưỡng ẩm ngay sau khi rửa mặt hoặc tắm, khi da còn ẩm, để tăng khả năng thẩm thấu và hiệu quả của kem.
Sử dụng máy tạo độ ẩm khi cần thiết: Chăm sóc da kỹ lưỡng nhưng môi trường sống có độ ẩm thấp (dùng điều hòa nhiều giờ, mùa đông) thì tình trạng da bị khô cũng ít được cải thiện. Sử dụng máy tạo độ ẩm giúp duy trì độ ẩm trong không khí, cân bằng dầu nước trên bề mặt và giảm thiểu các dấu hiệu bong tróc. Nên đặt máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ hoặc nơi bạn thường xuyên ở lâu trong nhà để tăng cường hiệu quả.
Bài viết liên quan: Da khô nên dùng gì? 8 Lưu ý chăm sóc da khô đúng cách
Khuyến nghị cho làn da khô đỏ rát mức độ trung bình đến nặng
Nếu tình trạng da khô rát đỏ kéo dài và không cải thiện sau khi áp dụng các biện pháp chăm sóc da tại nhà, bạn nên đến các cơ sở chuyên khoa da liễu để kiểm tra nguyên nhân, mức độ phát triển của bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp.
Một số hướng điều trị có thể được áp dụng khi có biểu hiện da khô rát đỏ do bệnh lý:
Sử dụng kem chứa corticosteroid: Kem chứa corticosteroid là một loại thuốc thường được kê đơn để điều trị các tình trạng da viêm nhiễm, bao gồm cả tình trạng da khô rát đỏ nặng. Corticosteroid có tác dụng giảm viêm, ngứa và đỏ, giúp da phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên, việc sử dụng corticosteroid cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, vì sử dụng lâu dài hoặc không đúng cách có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.
Sử dụng thuốc chống viêm: Ngoài việc sử dụng kem chứa corticosteroid, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc chống viêm (steroid hoặc non-steroid), để giúp giảm tình trạng viêm nhiễm và khô rát đỏ của da. Những loại thuốc này có thể bao gồm thuốc uống hoặc thuốc bôi ngoài da, và cần được sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn, phòng tránh tác dụng phụ.
Liệu pháp ánh sáng: Trong một số trường hợp, liệu pháp quang ánh sáng có thể được sử dụng để điều trị các bệnh lý da như viêm da cơ địa hoặc vảy nến. Liệu pháp này sử dụng ánh sáng xanh (LED), để giảm viêm và cải thiện tình trạng da. Tuy nhiên, phương pháp này cần được thực hiện ở các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín thay vì các spa, thẩm mỹ viện nhỏ lẻ để đảm bảo an toàn.
Đọc thêm: Nhận biết tình trạng da vùng mặt bất thường và hướng điều trị
Da khô rát đỏ là một tình trạng phổ biến, nhưng có thể được kiểm soát và cải thiện nếu biết cách chăm sóc da đúng cách. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc cần được tư vấn, hỗ trợ thêm, vui lòng liên hệ trực tiếp với đội ngũ chuyên gia da liễu của Phòng khám Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666!