Da khô vảy cá là bệnh gì? Điều trị bằng phương pháp nào?
Da khô vảy cá là một dạng bệnh lý da liễu hiếm gặp liên quan đến sự tích tụ quá mức của lớp vảy sừng trên bề mặt. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu về mặt thể chất mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của mọi người, đặc biệt khi các triệu chứng trở nên nặng nề hơn. Cần tham khảo ngay bài viết này để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, các yếu tố và phương pháp điều trị phù hợp!
Da khô giống như vảy cá là bệnh gì?
Da khô vảy cá là một dạng rối loạn di truyền, xảy ra khi cơ chế bong tróc da tự nhiên không hoạt động theo cách bình thường. Điều này dẫn đến tích tụ các lớp tế bào da chết, cực kỳ dày sừng trên bề mặt. Theo chuyên trang sức khỏe WebMD, bệnh khô da vảy cá thường bắt đầu xuất hiện từ giai đoạn sơ sinh, nhưng triệu chứng có thể trở nên rõ ràng hơn khi bước vào tuổi thiếu niên và trưởng thành.
Triệu chứng của bệnh da khô vảy cá:
+ Da khô và thô ráp: Da của người bệnh trở nên khô và thô ráp, đôi khi có cảm giác như giấy nhám khi chạm vào. Tình trạng khô da này thường trở nên tồi tệ hơn vào mùa đông hoặc trong môi trường có độ ẩm thấp.
+ Xuất hiện vảy: Da có thể xuất hiện những mảng vảy nhỏ, xám hoặc sẫm màu trông giống như vảy cá. Các mảng vảy này có thể xuất hiện ở nhiều khu vực nhưng phổ biến hơn cả ở cánh tay, chân, lòng bàn tay, lòng bàn chân và đôi khi trên lưng. Kích thước và màu sắc của vảy có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh và cơ địa mỗi người.
+ Da dày sừng: Những khu vực da bị ảnh hưởng nặng của bệnh da khô vảy có thể xuất hiện tình trạng rất dày sừng, cứng và gây khó chịu. Tình trạng này có thể trở nên tồi tệ hơn ở khu vực lòng bàn tay, bàn chây gây khó khăn khi di chuyển hoặc cầm nắm.
+ Da bị nứt nẻ: Một số trường hợp bệnh lý kéo dài mà không được kiểm soát kịp thời gây ra những vết nứt nhỏ đau đớn và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng. Các vết nứt này có thể chảy máu, làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng và gây khó chịu cho người bệnh.
+ Ngứa ngáy: Ngứa là một triệu chứng khá phổ biến và gây khó chịu cho người bệnh. Ngứa có thể trở nên dữ dội hơn khi da bị khô và bong tróc nhiều.
Triệu chứng của bệnh có thể biến đổi theo mùa, thường trở nên tồi tệ hơn trong mùa đông khi độ ẩm không khí thấp và cải thiện vào mùa hè khi độ ẩm cao hơn. Tuy nhiên, nếu bệnh khởi phát sớm (sơ sinh, trẻ nhỏ), phân bố rộng và kết hợp nhiều đặc điểm lâm sàng khác thì tình trạng bệnh có thể kéo dài lâu, khó điều trị hơn dự kiến.
Tìm hiểu thêm: Da khô nứt nẻ như da rắn là bệnh gì? Cách điều trị như thế nào?
Nguyên nhân gây bệnh da khô vảy cá
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguyên nhân chính gây ra bệnh da khô vảy cá bắt nguồn từ những rối loạn do đột biến gen di truyền (gen trội và cả gen lặn). Cũng theo các nhà khoa học, các gen bị đột biến này (FLG, STS, ABCA12, TGM1, ABCA12, ALOXE3…) làm gián đoạn quá trình sản xuất và tái tạo tế bào da trong giai đoạn rất sớm. Dẫn đến việc các tế bào da chết không được loại bỏ kịp thời, gây ra tình trạng tích tụ trên bề mặt da.
Bệnh da khô vảy cá có thể do các đột biến khác nhau gây ra, nhưng phổ biến nhất là đột biến gen filaggrin (FLG). Filaggrin là một protein quan trọng trong việc tạo cấu trúc và duy trì độ ẩm của lớp ngoài cùng của da. Khi gen filaggrin bị đột biến, khả năng giữ ẩm của da bị giảm, dẫn đến tình trạng da khô và dễ bong tróc.
Ngoài yếu tố di truyền, một số trường hợp mắc bệnh da khô vảy cá còn có thể liên quan đến các yếu tố khác, nhưng chiếm tỷ lệ thấp hơn như: rối loạn nội tiết, bệnh nền (như suy giáp hoặc bệnh thận, đau tủy, bệnh phong, bệnh Hansen), thiếu chất chất dinh dưỡng (vitamin A, vitamin E, kẽm, Omega-3…) hoặc do tác động từ môi trường sống (như tiếp xúc với hóa chất độc hại, môi trường khô hanh).
Có thể bạn quan tâm: Da mặt bị tróc vảy trắng là bệnh gì? Điều trị như thế nào?
Điều trị bệnh vảy cá tại nhà được không? Khi nào cần gặp bác sĩ?
Thực tế thì bệnh lý da khô vảy cá không thể điều trị khỏi hoàn toàn thông qua việc tự tự chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nếu áp dụng đúng phương pháp, chúng ta có thể giảm nhẹ triệu chứng ở một mức độ nhất định và hỗ trợ đáng kể cho việc trị liệu chuyên sâu về về sau (đối với bệnh vảy cá thường – đột biến gen trội trên NST thường). Dưới đây là một số biện pháp giảm khô da vảy cá mà bạn có thể áp dụng:
Dưỡng ẩm thường xuyên: Sử dụng kem dưỡng ẩm dày và chứa nhiều thành phần dưỡng chất là biện pháp quan trọng nhất để làm dịu và giảm tình trạng khô da. Trường hợp này, các sản phẩm dưỡng ẩm dạng mỹ phẩm thông thường không phải là lựa chọn phù hợp. Nên tìm kiếm những loại thuốc hoặc kem bôi trong trong danh mục y tế có chứa glycerin, urea, hoặc lanolin để cấp ẩm, làm mềm da an toàn, hiệu hiệu quả hơn.
Tẩy tế bào chết nhẹ nhàng: Sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết có chứa acid alpha-hydroxy (AHA) hoặc acid beta-hydroxy (BHA) có thể giúp loại bỏ các lớp tế bào chết trên bề mặt da. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các hoạt chất này không được sử dụng trên nền da quá mỏng, đang có vết thương hở hoặc nồng độ quá cap. Vì vậy, chỉ nên lựa chọn các dòng sản phẩm dịu nhẹ, bổ sung các thành phần giữ ẩm, không làm tổn thương da.
Duy trì chế độ ăn uống cân bằng: Chế độ ăn uống hàng ngày cũng cần được cải thiện để nâng cao đề kháng, hỗ trợ phục hồi tế bào trong thời gian điều trị da khô vảy cá. Cần chú trọng đến các thực phẩm giàu dưỡng chất, đặc biệt là các vitamin và chất chống oxy hóa như vitamin A, C, và E. Bổ sung omega-3 và omega-6 từ dầu cá hoặc các loại hạt cũng có thể giúp duy trì độ ẩm và độ đàn hồi của da.
Khám phá ngay: Da khô và nhăn nheo: Nguyên nhân, cách phục hồi hiệu quả
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Mặc dù các biện pháp tại nhà có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh da khô vảy cá, nhưng có những tình huống cần thiết phải tìm kiếm sự trợ giúp y tế. Cụ thể như sau:
+ Da bị nứt nẻ và chảy máu: Nếu da bắt đầu nứt nẻ, đặc biệt là ở các khu vực dễ bị tổn thương như lòng bàn tay và bàn chân, và có dấu hiệu chảy máu, đó là dấu hiệu cho thấy bệnh đã tiến triển nghiêm trọng. Nứt nẻ da không chỉ gây đau đớn mà còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
+ Nhiễm trùng da: Khi da xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng như đỏ, sưng, đau, hoặc có mủ, cần đến bác sĩ ngay lập tức. Nhiễm trùng da có thể lan rộng và trở nên nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
+ Da dày và cứng: Khi các mảng da trở nên dày, cứng và gây cản trở sinh hoạt hàng ngày, như khó cử động các khớp hoặc gây cảm giác đau đớn. Chắc chắn rằng bạn cần thăm khám ngay với bác sĩ da liễu để tìm ra nguyên nhân, hướng điều trị, kiểm soát mức độ phát triển của bệnh và ngừa biến chứng.
+ Ngứa dữ dội: Ngứa ngáy là một triệu chứng phổ biến của bệnh da khô vảy cá, nhưng nếu ngứa quá mức và không thể kiểm soát bằng các biện pháp tại nhà, có thể cần đến các loại thuốc điều trị chuyên biệt hoặc liệu pháp điều trị khác.
+ Triệu chứng không cải thiện: Nếu sau khi áp dụng các biện pháp chăm sóc da tại nhà mà triệu chứng không thuyên giảm, hoặc thậm chí trở nên tồi tệ hơn, người bệnh cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Chuyên gia khuyến nghị: Nhận biết tình trạng da vùng mặt bất thường và hướng điều trị
Bệnh da khô vảy cá là một bệnh lý dai dẳng và khó điều trị dứt điểm, nhưng với sự hướng dẫn và can thiệp từ bác sĩ da liễu, người bệnh có thể kiểm soát tốt các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc cần được tư vấn thêm, vui lòng liên hệ trực tiếp với đội ngũ chuyên gia của Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được hỗ trợ ngay!
Các bài viết liên quan
- Mụn bọc ở nách có nguy hiểm không? Điều trị bằng cách nào?
- Bị mụn bọc ở mặt điều trị bằng cách nào không để lại sẹo?
- Phân biệt mụn bọc ở cổ và hướng dẫn cách điều trị nhanh khỏi
- Mụn bọc bị chai nguy hiểm như thế nào? Trị sao cho nhanh khỏi?
- Mọc mụn bọc ở sau tai có nguy hiểm không? Trị bằng cách nào?
- Biểu hiện cằm tiêm filler cứng hay mềm sau khi thực hiện?
- Tiêm filler có đau không? Tình trạng đau nhức kéo dài liệu có nguy hiểm?
- Cholesterol total là gì? Cholesterol total cao là bệnh gì?
- LDL cholesterol là gì? Chỉ số LDL bao nhiêu là nguy hiểm?
- Cholesterol thấp là gì? Cholesterol thấp có nguy hiểm không?