Biểu hiện da mặt bị đỏ ? Cách nhận biết và khắc phục
Một trong những bộ phận dễ tổn thương nhất trên cơ thể người chính là da vùng mặt. Đây là nơi tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố có khả năng gây hại từ bên ngoài. Đồng thời, do các đặc tính tự nhiên nên xuất phát điểm da mặt đã rất nhạy cảm. Các dấu hiệu bất thường trên da không phải là hiện tượng ngẫu nhiên mà nó có thể liên quan đến một số vấn đề, bệnh lý nghiêm trọng. Vì vậy chúng ta không nên chủ quan trong mọi tình huống. Trường hợp da mặt bị đỏ và kéo dài liên tục trong nhiều ngày cũng là một hiện tượng đáng nghi. Cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời, an toàn nhất.
Các dấu hiệu da mặt bị đỏ do bệnh lý
Biểu hiện da mặt bị đỏ thực tế khá phổ biến, do có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này. Đó có thể là các dấu hiệu tự phát nhưng cũng không thể loại trừ khả năng liên quan đến một số bệnh lý về da. Dưới đây là những dấu hiệu cho biết bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra nếu xuất hiện bất thường.
Hiện tượng đỏ trên toàn bộ mặt: Trường hợp da mặt bị đỏ quy mô rộng từ phần trung tâm cho đến trán, má và cằm, đôi khi đi kèm với dấu hiệu sưng phù mạch máu. Đây là một vấn đề có mức độ nghiêm trọng cao. Nếu những dấu hiệu này không thuyên giảm sau khoảng 12 giờ đầu tiên cần đến ngay các trung tâm y tế để kiểm tra.
Hiện tượng đỏ mặt với các nốt phát ban: Nhiều trường hợp ghi nhận những người bị đỏ mặt có đi kèm trạng thái phát ban, nổi mẩn đỏ tương tự như mụn trứng cá. Tuy nhiên, khác với tiến trình của mụn, những dấu hiệu mẩn đỏ xuất hiện nhanh chóng và lan rộng chỉ sau khoảng vài giờ.
Mặt bị đỏ nếu đi kèm với dấu hiệu đau mắt, khô ngứa cũng là một hiện tượng đáng báo động. Thông thường, những diễn biến này có liên quan đến sự xâm nhập của một số virus, vi khuẩn gây hại vào bên trong cơ thể. Điều này khiến cho hệ miễn dịch bị suy yếu và biểu hiện ra bên ngoài với các dấu hiệu xác định đã kể trên.
Hiện tượng mặt đỏ có thể chỉ xuất hiện ở vùng má, mũi và kéo dài nhưng không lây lan sang những khu vực khác cũng được xem là một trạng thái bất thường. Bởi các sắc tố da không thể biến đổi sang trạng thái đỏ nếu không bị can thiệp bởi những yếu tố trực tiếp như ánh nắng mặt trời hay nội tiết đố. Đây có thể là một diễn biến bước đầu của hội chứng nào đó mà chúng ta cần lưu ý.
Tổng hợp những nguyên nhân khiến da mặt bị đỏ
Hiện tượng da mặt bị đỏ không đi kèm các biểu hiện đau rát, ngứa ngáy là tình trạng bất thường nhưng không quá hiếm gặp và có khả năng xảy ra ở nhiều đối tượng từ trẻ em cho đến người trưởng thành. Tình trạng này được các chuyên gia nhận định xuất hiện bởi nhiều nguyên nhân, có liên quan đến những bệnh lý như sau:
Giãn mao mạch
Biểu hiện da ửng đỏ bất thường có nhiều khả năng gây nên bởi bệnh lý giãn mao mạch. Theo đó, hệ thống các mao mạch bên dưới bị tác động do yếu tố nào đó khiến chúng bị giãn ra và phồng lên. Các mạch máu li ti áp sát vùng da phía trên để lộ những biểu hiện ửng đỏ như chúng ta thường thấy. Trạng thái này không đi kèm cảm giác ngứa ngáy hay đau nhức.
Tình trạng giãn mao mạch chủ yếu xuất hiện hoặc nhận diện rõ nhất ở những người có đặc điểm làn da nhạy cảm, mỏng yếu và có độ đàn hồi kém. Khu vực thái dương, mũi, quai hàm là nơi thường xuyên gặp phải hiện tượng này. Nguyên nhân của bệnh lý giãn tĩnh mạch do di truyền, vấn đề tuổi tác hoặc da bị xuống cấp do mỹ phẩm. Rối loạn nội tiết tố cũng là một yếu tố nguy cơ cao.
Nổi mề đay
Mề đay là một dạng bệnh lý ngoài da có độ phổ biến cao và xuất hiện ở nhiều đối tượng, nhất là trong điều kiện môi trường nóng ẩm, nhiệt đới. Các triệu chứng lâm sàng của bệnh mề đay khá giống với mô tả của hiện tượng da mặt bị đỏ. Tuy nhiên, mề đay có khả năng tạo ra những nốt sần gây ngứa không chỉ ở vùng mặt mà còn ở nhiều nơi trên cơ thể.
Ở mức độ nhẹ, các khu vực da bị mẩn do dị ứng, mề đay có xu hướng biến mất sau khoảng vài giờ đầu tiên. Nhưng cũng có không ít trường hợp cơ địa yếu, sức đề kháng và các điều kiện thuận lợi khiến các nốt mẩn liên tục phát triển và lan rộng. Thậm chí biểu hiện này có khả năng kéo dài trong nhiều tháng kết hợp với những dấu hiệu nguy hiểm khác.
Nhiễm virus siêu vi
Khi bị nhiễm virus siêu vi, người bệnh sẽ có các biểu hiện như mệt mỏi, đau đầu, sốt cao đi kèm những nốt mẩn đỏ ở vùng mặt và nhiều vị trí khác trên cơ thể. Trường hợp này bạn chỉ cần sử dụng thuốc theo chỉ định. Sau khi các kháng thể tiêu diệt hoàn toàn virus gây hại, làn da sẽ trở về trạng thái ban đầu. Tuy nhiên, nếu bệnh lý trở nặng và không có biện pháp xử lý kịp thời, người bệnh sẽ phải đối mặt với các biến chứng suy hô hấp, hệ miễn dịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Viêm da tiết bã
Cũng là một trong số những bệnh lý có biểu hiện da mặt ửng đỏ nhưng không gây sưng viêm hay đau rát. Viêm da tiết bã là một hiện tượng có mức độ nguy hiểm thấp, khiến da dễ bong tróc, đổ dầu và nhạy cảm. Nếu được điều trị đúng cách và dứt điểm, bệnh lý này rất ít có khả năng tái phát trên da mặt.
Dị ứng da
Dị ứng là một trong số các nguyên nhân gây nên tình trạng da mặt bị đỏ. Có rất nhiều dị nguyên khiến cho da vùng mặt hay các vùng da khác xuất hiện biểu hiện bất thường bao gồm: dị ứng với mỹ phẩm do lạm dụng quá mức hoặc sử dụng sai cách; dị ứng với thực phẩm; dị ứng thời tiết, phấn hoa… Hầu hết các vấn đề trên thường xảy ra ở những người có cơ địa nhạy cảm, sức đề kháng yếu.
Một số nguyên nhân khác
Bên cạnh những nguyên nhân đã đề ở ở trên, không thể loại trừ một số khả năng khiến cho làn da đặc biệt nhạy cảm chẳng hạn như: da mặt bị cháy nắng do tiếp xúc với tia UV; tác dụng phụ của một số loại thuốc ức chế hormone; suy giảm chức năng gan và hệ bài tiết; quá trình thải độc gặp phải vấn đề nghiêm trọng; chàm da ở trẻ em…
Da mặt bị đỏ nhưng không ngứa có nguy hiểm không?
Nếu hiện tượng da mặt bị đỏ không đi kèm các biểu hiện lâm sàng khác thì đây không phải là một bệnh lý nguy hiểm. Thông thường, các dấu hiệu của chứng bệnh này sẽ biến mất sau một khoảng thời gian nhất định, phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Tuy không gây ra những ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe nhưng nếu tiếp diễn trong khoảng thời gian dài thì ít nhiều cũng khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, tự ti và lo lắng về ngoại hình. Các bất ổn tâm lý kéo dài hoàn toàn có thể khiến bệnh trở nặng và xuất hiện những triệu chứng phức tạp, nguy hiểm hơn.
Trường hợp các biểu hiện của bệnh không biến mất ngay có thể thực hiện các biện pháp chăm sóc và điều trị phù hợp. Nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi lựa chọn bất kỳ giải pháp trị liệu nào. Da mặt cũng là khu vực quan trọng, do đó không nên tự điều trị bằng các mẹo dân gian hay nghe theo lời khuyên của những người không đảm bảo trình độ chuyên môn y khoa. Khi các vùng da mẩn đỏ có xu hướng lan rộng hoặc xuất hiện một trong số những đặc điểm nhận dạng dưới đây, cần tìm gặp bác sĩ da liễu để kiểm tra và có hướng xử lý đúng đắn.
Khi da mặt mẩn đỏ, trở nặng với các triệu chứng dưới đây, đừng chủ quan mà hãy nhanh chóng liên hệ cơ sở y tế, bệnh viện. Những biểu hiện nghiêm trọng cho thấy bạn cần nhận được sự hỗ trợ ngay lập tức đó là:
- Vùng da mẩn đỏ liên tục phát triển và lan rộng ra các khu vực lân cận như cổ, ngực, lưng hay di chuyển xuống chân, tay…
- Da mặt bị đỏ đi kèm với cảm giác khó chịu, nóng rát, châm chích, bong tróc…
- Có thể xuất hiện một số bọng nước li ti hoặc chứa dịch mủ tại các nốt đỏ.
- Một số dấu hiệu toàn thân như đau, sốt, ngứa ngáy, cơ bắp co giật…
Chăm sóc và điều trị da mặt bị đỏ như thế nào?
Trường hợp các dấu hiệu mẩn đỏ ngoài da đã khởi phát thì người bệnh cần thực hiện các kiểm tra lâm sàng và tuân theo chỉ định của bác sĩ da liễu. Đối với bệnh lý nội khoa ngoài da với các mức độ khác nhau, một số loại thuốc bôi và thuốc uống được chỉ định cụ thể như sau:
Thuốc bôi ngoài da: Hiện tượng mẩn đỏ do các bệnh lý ngoài da hoặc dị ứng đều có chung những biểu hiện bên ngoài nên việc sử dụng thuốc bôi làm giảm triệu chứng bệnh khá đa dạng. Nếu da bị mẩn đỏ, ngứa rát hoặc có cảm giác châm chích nhẹ thì các loại thuốc có chứa một tỷ lệ corticoid nhỏ sẽ được sử dụng để xoa dịu, tăng đề kháng da mặt.
Thuốc uống: Bên cạnh thuốc bôi, thuốc uống dạng kháng sinh được kê đơn để làm suy yếu các kháng nguyên của vi khuẩn tồn tại trong cơ thể. Đồng thời, nâng cao đề kháng, phòng tránh tình trạng da bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn nghiêm trọng hoặc các biến chứng khác. Mặc dù vậy, chỉ khi bệnh diễn biến nặng mới cần sử dụng do những tác dụng phụ của thuốc đối với làn da và một số hệ cơ quan.
Hầu hết các loại thuốc được chỉ định đều có khả năng ức chế vi khuẩn, làm giảm triệu chứng da đỏ ngay lập tức. Tuy nhiên, việc lạm dụng hay tự ý quyết định liều lượng, cách sử dụng là một điều vô cùng cấm kỵ. Để đảm bảo sức khỏe và phòng tránh những hậu quả nghiêm trọng bạn vẫn nên tham khảo trước với các chuyên gia.
Bổ sung thực phẩm tốt cho da:
Nâng cao đề kháng là một cách để chữa lành làn da, loại bỏ tổn thương trên bề mặt an toàn, có lợi cho sức khỏe. Nên bổ sung những thực phẩm dưới đây hàng ngày:
+ Uống nhiều nước: Cung cấp đủ nước cho cơ thể giữ ẩm cho làn da cực tốt, tạo ra hàng rào mạnh mẽ bảo vệ giúp da không bị khô, bong tróc hay dị ứng.
+ Bổ sung vitamin C: Các loại vitamin đặc biệt là vitamin C giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể, làm trắng và giúp da mềm mịn, khỏe mạnh hơn.
+ Bổ sung thực phẩm chống oxy hóa: Nên sử dụng thực phẩm, thức uống có chứa các chất kháng oxy hóa để rào bảo vệ da, giảm nhanh các dấu hiệu dị ứng, mẩn đỏ, kích ứng với ánh sáng…
+ Bổ sung thực phẩm chứa nhiều Omega-3: Các nghiên cứu đều cho thấy những loại thực phẩm giàu omega nhóm 3 có các đặc tính chống viêm, kháng sinh tự nhiên tốt, hỗ trợ cải thiện nhiều vấn đề về da bao gồm tình trạng nổi mẩn đỏ. Các loại thực phẩm giàu omega 3 có đặc tính chống viêm tự nhiên, có tác dụng cải thiện tình trạng viêm da do dị ứng thời tiết.
Bên cạnh những loại thực phẩm tốt nên bổ sung trong các bữa ăn hàng ngày nhằm mục đích cải thiện tình trạng da mặt bị đỏ thì người bệnh cũng cần đặc biệt lưu ý và nhất là hạn chế đến mức tối đa những thực phẩm không tốt trong thời kỳ da mặt nhạy cảm, bởi khả năng diễn biến bệnh theo chiều hướng tiêu cực là rất cao. Chẳng hạn như một số loại hạt, hải sản, lúa mì, thức ăn cay nóng, chất béo, đồ uống có cồn, có gas…
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm giúp bạn đọc tìm hiểu các dấu hiệu bệnh lý có liên quan khi da mặt bị đỏ bất thường. Cấn nắm rõ những thông tin trên để có hướng giải pháp kịp thời, đúng đắn nhất. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc về hội chứng này vui lòng liên hệ Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ ngay bởi đội ngũ chuyên gia và các y bác sĩ trong lĩnh vực da liễu thẩm mỹ hàng đầu Hàn Quốc!
Các bài viết liên quan
- Cấy tảo da mặt có tác dụng gì? Cách thực hiện và lưu ý
- Chùng da mắt là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục
- Tiêm filler mặt lệch có hiệu quả không?
- Da em bé bị chàm khô có biểu hiện gì? Có tự khỏi hay không?
- Mũi bị khô tróc vảy là do đâu? Chăm sóc sao cho nhanh khỏi?
- Da mặt bị tróc vảy trắng là bệnh gì? Điều trị như thế nào?
- Da khô mùa đông là do đâu? Điều trị bằng cách nào nhanh khỏi?
- Thải độc da mặt là như thế nào? 7+ Cách thải độc da hiệu quả
- Soi da mặt là phương pháp gì? Có nên thực hiện thường xuyên không?
- Da bị đốm nâu trên mặt có phải là nám không? Cách loại bỏ an toàn