Mụn trứng cá nguy hiểm như thế nào? 3+ Phương pháp điều trị mụn
Mụn trứng cá là một dạng bệnh lý xuất phát từ tình trạng viêm nhiễm dưới lỗ chân lông do vi khuẩn P.acnes gây ra. Hiện tượng này cũng có mối liên hệ trực tiếp đến yếu tố di truyền, nhóm da, môi trường sống, sự thay đổi của hormone. Để điều trị mụn trứng cá cần chú trọng đến yếu tố làm sạch, áp dụng các loại thuốc bôi, thuốc uống tương ứng. Trong một số trường hợp cần thực hiện các liệu pháp chuyên nghiệp hơn theo chỉ định của bác sĩ!
Có lẽ độ tuổi dậy thì là giai đoạn mà người ta phải đối mặt với nhiều vấn đề nhất từ những biến chuyển về tâm lý cho đến sự thay đổi của hormone và các hệ cơ quan trong cơ thể. Cũng chính vì vậy mà các bác sĩ nhận định cần chăm sóc sức khỏe giai đoạn này một cách toàn diện nhất, bao gồm cả làn da. Hiện tượng mụn trứng cá là một đặc điểm thường gặp của tuổi dậy thì. Thậm chí, các nốt mụn này phát triển rất nhanh và để lại nhiều vết thâm sẹo xen kẽ rất rõ rệt. Nếu bạn đang gặp rắc rối bởi vấn đề này thì ngay dưới đây là những thông tin vô cùng quan trọng.
Mụn trứng là hiện tượng như thế nào? Mức độ nguy hiểm ra sao?
Tổng quan về mụn trứng cá và các dấu hiệu nhận biết
Sự xuất hiện của mụn phụ thuộc khá nhiều vào đặc điểm và tính chất của làn da. Theo đó, bề mặt da phía trên được bao phủ bởi hàng loạt lỗ nhỏ hay còn được biết đến là các nang lông, lỗ chân lông. Cơ quan này chứa các tuyến nhờn, hỗ trợ cho việc lưu thông dầu tự nhiên giúp duy trì độ ẩm của da và tóc. Trong giai đoạn tuổi dậy thì, các nội tiết tố chưa ổn định, liên tục biến đổi có thể khiến làn da tiết ra quá nhiều dầu nhờn, đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự bít tắc ở lỗ chân lông và hình thành mụn. Một trong số những nhóm mụn phổ biến nhất ở tuổi dậy thì chính là mụn trứng cá.
Mụn trứng cá thực tế có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau và rất có khả năng tái phát nhiều lần trong những điều kiện thích hợp, loại mụn này thường xuất hiện nhiều nhất ở độ tuổi dậy thì bởi khá nhiều lý do. Mặc dù đây không phải một vấn đề quá nguy hiểm, nhưng mụn trứng cá hoàn toàn có khả năng tiến triển nặng hơn, để lại vết thâm sẹo khó chữa lành trên da. Các nghiên cứu cho thấy, loại mụn này ảnh hưởng lớn nhất đến các bạn trẻ trong giai đoạn trong và sau khi dậy thì một vài năm. Nên việc phát hiện sớm và điều trị cần được thực hiện nhanh chóng. Tránh để chúng phát triển và gây hại cho da cũng như ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.
Các triệu chứng điển hình nhất của mụn trứng cá sẽ bao gồm trạng thái sưng đỏ các khu vực xung quanh vùng da có mụn, thời điểm mới khởi phát chúng ta chưa nhận thấy nhân mụn mà chỉ là những nốt nhỏ màu đỏ nhô lên trên bề mặt. Trường hợp lỗ chân lông tổn thương nặng, tình trạng sưng đỏ xuất hiện một cách rõ ràng hơn, nhân mụn nằm sâu bên dưới lớp biểu bì da tạo ra cảm giác đau đớn khá nghiêm trọng. Hơn thế nữa, mụn trứng hình thành trên nhiều khu vực da trong một thời điểm bao gồm cả khu vực cổ, vai, lưng,ngực có thể khiến các sang chấn nhân lên nhiều lần. Việc điều trị tốn khá nhiều thời gian cùng với những vết thâm lớn, sẹo rỗ ảnh hưởng nhiều đến tâm lý.
Phân loại các nhóm mụn trứng cá phổ biến nhất
Mụn trứng cá là một thuật ngữ chỉ chung cho một nhóm các loại mụn có chứa nhân bên trong. Bởi vậy sẽ có nhiều loại mụn với các đặc điểm khác nhau về hình dạng, kích thước, màu sắc cho đến mức độ sưng viêm và khả năng phát triển. Nếu bạn chưa biết mình đang bị mụn thuộc nhóm nào thì dưới đây là các đặc điểm quan trọng giúp nhận dạng mụn chính xác nhất.
Các loại mụn trứng cá thường gặp nhất
- Mụn đầu trắng: Loại mụn này khá dễ nhận biết với kích thước nhỏ li ti, mọc thành từng đám, chứa nhân mụn và ẩn ở phía dưới bề mặt.
- Mụn đầu đen: Về cơ bản mụn đầu đen có thể xem là một dạng mụn đầu trắng nhưng một phần nhân mụn bị đẩy lên trên bề mặt, tiếp xúc với không khí, bị oxy hóa nên biến thành màu đen.
- Mụn mủ: Nhóm mụn này có mức độ nguy hiểm cao hơn với các nốt sưng viêm màu đỏ, đầu mụn xuất hiện một lớp mủ trắng. Bên trong có chứa khá nhiều nhân mụn. Mụn mủ có khả năng cao để lại thâm, đặc biệt là sẹo lõm.
- Mụn hạch: Loại mụn hạch thường có biểu hiện rất rõ với đặc điểm kích thước lớn, nhân mụn phía dưới tạo cảm giác cứng rắn, gây đau và khá khó chịu.
- U nang: Cũng được xem là một dạng mụn trứng cá, u nang trên da thường có u cục lớn, gây đau mạnh và chứa khá nhiều dịch mủ. Đồng thời, nếu không được điều trị đúng cách, sau khi lấy nhân mụn, các u nang thường để lại sẹo rỗ khá lớn.
Nguyên nhân nào đằng sau những nốt mụn trứng cá?
Mụn trứng cá xuất hiện trên da mặt không phải là điều ngẫu nhiên mà điều này ảnh hưởng khá nhiều bởi các yếu tố nguy cơ. Hiện tượng tuyến nang lông trên da bị viêm (trực tiếp gây mụn trứng cá) phụ thuộc vào khá nhiều nguyên nhân. Những vấn đề có thể khiến da xuất hiện mụn trứng cá điển hình như:
Tổng hợp những nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng mụn trứng cá
Hiện tượng tăng tiết bã nhờn: Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự hình thành mụn trứng cá do tuyến nang lông bị ảnh hưởng bởi lượng dầu nhờn trên bề mặt quá nhiều. Sự rối loạn này rất có nhiều khả năng khiến lỗ chân lông bị viêm. Cùng với những tạp chất tích tụ lâu ngày trên bề mặt, làn da có xu hướng bị mụn nhanh chóng hơn.
Sừng hóa lỗ chân lông: Hiện tượng lỗ chân lông bị sừng hóa kéo dài theo thời gian, dẫn đến tình trạng ứ đọng bã nhờn, tích tụ tạp chất khiến da không được thông thoáng, khó đào thải vật chất tạo nên tình trạng sưng viêm và gây mụn.
Vi khuẩn gây hại: Chủng vi khuẩn P.Acnes là một nhóm các vi sinh vật gây hại tồn tại trên bề mặt da qua hàng chục năm. Tuy nhiên, số lượng của chúng thường khá ít và không đủ để gây nên những nốt sưng viêm trên da. Dẫu vậy, trong những điều kiện thuận lợi, nhóm vi khuẩn này nhanh chóng bùng phát mạnh mẽ và tạo ra những nốt mụn trứng cá sưng viêm dữ dội.
Yếu tố nội tiết: Giai đoạn dậy thì nội tiết tố liên tục thay đổi, sự không ổn định này khiến tuyến bã nhờn không được điều tiết và chuyển hóa đúng cách. Từ đó tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập và gây ra mụn. Nên chủ động cân bằng nội tiết tố bằng việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học nhất để ổn định hormone.
Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn uống ảnh hưởng khá nhiều đến sự hình thành và diễn biến cụ thể của các nốt mụn trên mặt. Theo đó, da mặt thường xuyên gặp phải mụn trứng cá nếu chế độ ăn uống có quá nhiều dầu mỡ, hóa chất, đường…
Thuốc điều trị bệnh: Trên thực tế, chúng ta có thể bị mụn trứng cá do tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị bệnh. Những hoạt chất trị liệu có chứa những thành phần như corticosteroid có nguy cơ rất cao làm giảm sức đề kháng, khả năng tự vệ của làn da, khiến mụn dễ hình thành và phát tán hơn. Ngoài ra, cũng có một số hoạt chất được sử dụng nhiều trong y khoa như testosterone, lithium làm gia tăng các biểu hiện của mụn trứng cá trên da.
Chăm sóc da sai cách: Việc chăm sóc cho da là điều cần thiết nhưng sử dụng các sản phẩm không phù hợp, thời điểm chăm sóc và cách chăm da không đúng hoàn toàn có khả năng gây phản tác dụng. Tính chất của làn da bị biến đổi, cơ chế hoạt động nguyên bản bị ảnh hưởng khiến tuyến dầu tiết ra nhiều hơn để phục hồi dẫn đến mụn phát triển nặng hơn.
Những khu vực xuất hiện mụn trứng cá cảnh báo vấn đề gì?
Khu vực xuất hiện mụn trên da là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm
Bên cạnh những vấn đề về da liễu, việc mụn trứng cá xuất hiện có mối liên hệ khá nhiều với các cơ quan bên trong cơ thể. Khu vực mụn xuất hiện nhiều có thể giúp chúng ta nắm bắt tình hình cụ thể, xác định các bệnh lý đang tồn tại. Điều này thậm chí đã được chứng minh trong nhiều tài liệu y khoa. Chính vì vậy bạn nên lưu ý về những nơi thường xuyên nổi mụn để có thể có hướng điều trị sớm nhất:
Mụn trứng cá ở mũi: Hiện tượng mụn trứng cá vùng mũi có thể được xem là một trong số những dấu hiệu đặc trưng cho thấy cơ thể chúng ta đang phải đối mặt với những vấn đề về hệ tim mạch, hoạt động của huyết áp và một số bệnh lý liên quan đến cơ quan sinh sản, đặc biệt là ở phụ nữ. Bên cạnh đó, mụn ở mũi cũng thường xuất hiện khi gặp phải các áp lực, căng thẳng tâm lý.
Mụn trứng cá ở môi: Các nốt mụn khi hình thành ở môi rất có khả năng do hoạt động tiêu hóa kém, chế độ ăn uống bất hợp lý với việc dung nạp quá nhiều thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, chứa nhiều đường. Sử dụng đồ uống chứa nhiều cồn, các chất kích thích cũng dễ khiến mụn mọc ở môi.
Mụn trứng cá ở má: Sự xuất hiện của mụn khu vực má cảnh báo cho bạn một số thông tin về hoạt động của phổi. Nếu đi kèm với các biểu hiện như thường xuyên đau họng, ho, ngạt mũi nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra. Mụn trứng cá nếu chỉ hình thành ở khu vực má bên trái thì phần nhiều cho thấy chức năng của một vài hệ cơ quan như gan, túi mật đang bị ảnh hưởng tương đối nghiêm trọng.
Mụn trứng cá ở trán: Nếu như hình thành ở vùng trán thì mụn là một biểu hiện của các bệnh liên quan đến bàng quang, đường ruột và các cơ quan tiêu hóa. Bên cạnh đó, nếu bạn thường xuyên nhuộm tóc, để tóc mái hoặc vệ sinh da không đúng cách thì cũng có thể gây ra mụn ở vùng trán.
Mụn trứng cá ở cằm: Tình trạng các hormone trong cơ thể bị rối loạn, hoạt động tăng sinh quá cao của nội tiết tố androgen được biết đến như là tác nhân chính gây nên các nốt mụn trứng cá, mụn viêm vùng cằm. Đây cũng là nơi có hoạt động của tuyến dầu khá mạnh cần chú trọng đến việc chăm sóc da để ngăn chặn sự tích tụ của vi khuẩn và hiện tượng lỗ chân lông bít tắc.
Mụn trứng cá trên lông mày: Thường xuyên gặp phải các rắc rối tâm lý, áp lực, mệt mỏi và các bệnh lý hệ thần kinh có thể dẫn đến mụn ở trên lông mày. Tình trạng này sẽ càng nghiêm trọng hơn nếu chúng ta không có hướng điều trị sớm hoặc liên tục duy trì trạng thái bất ổn suốt một khoảng thời gian dài.
Mụn trứng cá giữa hai bên lông mày: Nếu mụn xuất hiện ở phía dưới trán, giữa hai bên của lông mày chủ yếu là do chức năng gan bị suy giảm. Biểu hiện mụn khá thường xuyên nhưng không phát triển đến mức quá nặng và thường đi kèm với trạng thái đau, căng tức ngực. Nếu bạn thường xuyên bị mụn nhiều ở vị trí này, có thể bạn đang gặp phải những vấn đề sức khỏe như suy giảm chức năng gan khiến ngực trái khó chịu, căng tức.
Những hướng trị liệu mụn trứng cá phổ biến
Như đã đề cập ở trên thì mụn trứng cá có khá nhiều nhóm và mức độ phát triển, ảnh hưởng của nó đối với cơ thể là không tương đồng. Do vậy, các bác sĩ thường dựa trên những biểu hiện lâm sàng của mụn và kiểm tra các vấn đề bên trong cơ thể để có được hướng trị liệu phù hợp. Những cách điều trị mụn trứng cá phổ biến nhất như:
Các hướng điều trị mụn theo khuyến cáo của bác sĩ da liễu
Sử dụng kem trị mụn: Hiện nay có khá nhiều loại kem bôi ngoài da được phát triển dưới dạng dược mỹ phẩm nhằm mục đích hỗ trợ điều trị mụn và làm đẹp da. Đây là phương pháp tương đối phù hợp với các bạn bị mụn ở mức độ nhẹ. Với những vùng da bị mụn nhiều lớn, khả năng phát triển cao hơn, kem trị mụn được chỉ định thường có liều lượng các hoạt chất chống viêm, kháng khuẩn cao hơn. Đồng thời, các bác sĩ sẽ yêu cầu kết hợp thêm một số phương pháp để nâng cao hiệu quả.
Sử dụng thuốc có kê đơn: Các sản phẩm kem trị mụn đa phần là những hoạt chất không kê đơn với nồng độ nhẹ, có thể sử dụng mỗi khi có dấu hiệu mụn tái phát. Nếu mụn tiến triển nặng hơn với các nốt sưng viêm chứa nhiều dịch mủ rất cần sự hỗ trợ của các loại thuốc uống, thuốc bôi có kê đơn. Những thành phần được sử dụng nhiều nhất trong những loại thuốc này điển hình như: acid azelaic, benzoyl peroxide, tretinoin…
Điều trị bằng các giải pháp công nghệ cao: Có thể khẳng định rằng phương pháp tối ưu nhất để điều trị mụn chính là áp dụng những hoạt động trị liệu công nghệ cao. Điều này cũng đã được chứng minh trong hàng loạt các báo y khoa và khảo sát từ người sử dụng. Những phương pháp hiệu nên áp dụng trong điều trị mụn trứng cá như: công nghệ laser, công nghệ IPL, sóng điện tần số vô tuyến…
Trên đây là bài viết của chúng tôi về những biểu hiện, nguyên nhân và hướng điều trị đối với các nốt mụn trứng cá. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc liên quan đến giải pháp trị liệu nhóm mụn này vui lòng liên hệ Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ!