Da mặt bị đỏ không ngứa là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Da mặt bị đỏ không ngứa phần nhiều là do cháy nắng, giãn mao mạch nhưng không được chăm sóc cẩn thận. Ngoài ra, một số bệnh lý như mề đay, viêm da tiết bã hoặc rosacea cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Nếu tình trạng da mặt đỏ không giảm đi mà có xu hướng lan rộng sau 7 ngày cần thăm khám trực tiếp với bác sĩ da liễu để có hướng điều trị nhanh chóng, an toàn. Tuyệt đối không tự chữa tại nhà!
Hiện tượng da mặt bị đỏ không ngứa vốn không phải là tình trạng hiếm gặp nhưng có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này. Nếu không tìm ra yếu tố tác động trực tiếp mà chăm sóc và điều trị da sai cách thì có thể khiến tình trạng da thêm tồi tệ hơn. Do đó, bài viết này sẽ cùng tìm hiểu về tình trạng da bị đỏ không ngứa và cách phục hồi da tốt nhất!
Tình trạng da mặt bị đỏ không ngứa nguyên nhân là gì?
Da mặt bị đỏ không ngứa có thể là các dấu hiệu cho thấy làn da đang bị kích ứng, thương tổn hoặc do bệnh lý ngoài da. Mỗi nguyên nhân tác động đến làn da theo những cách khác nhau và có dấu hiệu nhận biết riêng. Dưới đây là giải đáp từ bác sĩ Trần Anh Đức – Phòng khám thẩm mỹ quốc tế Mega Gangnam về những yếu tố khiến da mặt bị đỏ nhưng không ngứa:
- Cháy nắng: Khi da mặt tiếp xúc với tác động của tia UV mà không có biện pháp bảo vệ, có thể dẫn đến tình trạng da mặt bị đỏ, đau rát và bong tróc. Điều này là do tác động tiêu cực của tác nhân nắng lên làn da, làm tổn thương tế bào da và kích thích phản ứng viêm.
- Giãn mao mạch: Bệnh lý này xuất hiện khi các mạch máu dưới da giãn ra, thường thấy rõ dấu hiệu những mạch máu hình mạng nhện trên các vùng như má, mũi, trước quai hàm. Hiện tượng giãn mao mạch có thể gây ra hiện tượng đỏ rát và không thoải mái trên da mặt.
- Dị ứng: Dị ứng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng mặt đỏ, nhưng không nhất thiết kèm theo triệu chứng ngứa. Thông thường, các tác nhân như thời tiết, hải sản, hạt bụi, thuốc và mỹ phẩm là những nguyên nhân lớn nhất khiến da mặt bị dị ứng, mà một trong những biểu hiện là đỏ.
- Mề đay: Khi hệ miễn dịch suy giảm, cơ thể dễ bị viêm, gây nổi mẩn đỏ trên da mặt. Biểu hiện của mề đay có thể thay đổi từ những nốt đỏ nhẹ trên mặt đến các triệu chứng nặng hơn như ban toàn thân, đau nhức và mụn nước.
- Viêm da tiết bã ở mặt: Tính trạng này liên quan đến hiện tượng rối loạn của tuyến bã nhờn và sự phát triển quá mức của nấm men. Các triệu chứng bao gồm nốt đỏ, vảy bong, da nhờn và dẫn đến sự đỏ trên da mặt.
- Rosacea: Là một bệnh lý da liễu mãn tính, Rosacea thường gặp ở người trưởng thành. Da mặt bị ửng đỏ, nổi mụn và sưng mũi có thể xuất hiện, do sự bất thường của mạch máu vùng mặt nên cần hết sức thận trọng.
Có nhiều nguyên nhân khác ít phổ biến cũng dẫn đến tình trạng da mặt bị đỏ nhưng không ngứa như ban xuất huyết Henoch-Schonlein, viêm nút quanh động mạch, bệnh Lyme, u mềm lây, vảy phấn hồng, hồng ban nút. Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và bệnh lý cụ thể cần đến thăm khám với sĩ chuyên khoa da liễu.
Cách điều trị và khắc phục khi da mặt bị đỏ không ngứa
Cách điều trị hiện tượng da mặt bị đỏ không ngứa phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Dưới đây là một số hướng dẫn chung cho từng trường hợp, cùng với một số biện pháp phòng ngừa và hỗ trợ:
Đối với trường hợp da mặt bị đỏ do cháy nắng:
Các bạn thuộc nhóm da khô, da mỏng yếu và dễ kích ứng tương tác khá mạnh với ánh nắng mặt trời và rất dễ bị cháy nắng. Trường hợp này chúng ta chỉ cần chăm sóc và phục hồi da cẩn thận thì hiện tượng da tấy đỏ sẽ sớm được cải thiện.
- Cần rửa mặt bằng nước ấm, dung dịch làm sạch dịu nhẹ, không chứa hương liệu, cồn, AHA, BHA vì dễ khiến da đau rát hơn.
- Tránh ra ngoài vào giờ cao điểm tối thiểu 1-2 tuần kể từ thời điểm bị cháy nắng. Nếu không thể, nên che chắn bằng mũ áo, vật dụng có khả năng chống nắng. Quan trọng nhất là sử dụng kem chống nắng để bảo vệ làn da một cách toàn diện.
- Nên sử dụng một số loại kem dưỡng ẩm, làm dịu và chữa lành da như kem chứa nha đam, hoa cúc, vitamin E, ceramide, dầu dừa. Nếu da bị đau rát hoặc bong tróc, bạn nên đến bác sĩ để được kê đơn thuốc kháng viêm hoặc corticoid.
Đối với trường hợp da mặt bị đỏ do dị ứng:
Mức độ dị ứng của mỗi người là không giống nhau nên cách điều trị cũng có sự khác biệt. Tuy nhiên, trước đó cần xác định nguyên nhân nào khiến cho bạn bị dị ứng và tránh xa hoàn toàn. Sau đó theo dõi liên tục trong nhiều giờ để xác định các dấu hiệu dị ứng có giảm đi hay không.
- Khi bị dị ứng cần rửa mặt bằng nước lạnh hoặc nước muối sinh lý để làm dịu da . Bạn cũng nên chọn các sản phẩm vệ sinh và chăm sóc da phù hợp với loại da, không chứa cồn, hương liệu, chất bảo quản hoặc các thành phần có thể gây kích ứng.
- Sau 1 thời gian nhận thấy làn da vẫn còn biểu hiện đỏ nhưng không ngứa có thể sử dụng thuốc chứa corticoid hoặc kháng histamin theo chỉ định.
- Nếu da bị sưng, ngứa hoặc xuất hiện nốt mề đay, bạn nên đến bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.
Tìm hiểu thêm: Bị dị ứng da mặt nên ăn gì để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tái phát
Đối với trường hợp da mặt bị đỏ do mề đay:
Nếu đây là bệnh lý mãn tính và bạn thường xuyên có biểu hiện da mặt đỏ do nổi mày đay thì cần thăm khám và sử dụng thuốc chống dị ứng theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, vì bệnh lý này rất khó tìm ra nguyên nhân và chưa có hướng điều trị triệt để nên cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Tránh gãi lên da mặt vì dễ khiến da bị bong tróc, rửa mặt bằng nước muối sinh lý để loại bỏ các yếu tố có thể làm tăng khả năng phát triển của bệnh.
- Tránh các yếu tố kích thích từ môi trường như gió, nước, thời tiết nóng hoặc lạnh. Đồng thời, không nên sử dụng cồn, cà phê, gia vị nhiều khi chế biến.
- Nếu bệnh nặng hoặc kéo dài, bạn nên đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời. Bạn cũng nên ăn uống cân bằng, bổ sung vitamin C, vitamin B, kẽm và omega-3 để tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ quá trình phục hồi da.
Da mặt bị đỏ không ngứa do viêm da tiết bã:
Bệnh lý viêm da tiết bã thường gặp vào mùa hè, đặc biệt là ở những bạn thuộc nhóm da dầu hoặc không chú trọng đến việc vệ sinh da. Tình trạng này có thể biến mất nếu chúng ta biết cách chăm sóc và làm sạch. Sau đó, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, cụ thể như sau:
- Giữ cho da mặt luôn sạch sẽ bằng cách sử dụng nước ấm và sữa rửa mặt dịu nhẹ, tránh sử dụng các sản phẩm chứa cồn, dầu khoáng hoặc chất tẩy rửa mạnh.
- Tránh cọ xát hoặc gãi da khi bị bệnh. Đồng thời, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và nhiệt độ cao.
- Thăm khám da liễu sau 3 ngày nếu tình trạng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm và sử dụng các loại thuốc kháng nấm hoặc kháng viêm theo chỉ định của bác sĩ.
Trường hợp da mặt bị đỏ không ngứa do rosacea:
Đây cũng là một bệnh lý da liễu mà chúng ta có thể làm chỉ chăm sóc da tại nhà sau đó thăm khám cùng bác sĩ da liễu để sớm tìm ra phương pháp phục hồi và cải thiện làn da. Một số điểm cần lưu ý khi bị rosacea như sau:
- Tránh xa các yếu tố gây kích ứng da như nóng, lạnh, gió, ánh nắng, cồn, cà phê, gia vị, thực phẩm cay nóng, stress.
- Sử dụng kem dưỡng da dịu nhẹ, kem chống nắng dành riêng cho nhóm da nhạy cảm khi nhất định phải ra ngoài.
- Tích cực bổ sung nước cho cơ thể, ăn nhiều thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như quả mọng, cà chua, cà rốt, cải xanh, hạt chia để tăng cường sức đề kháng.
Quy trình chăm sóc da mặt “cực chuẩn” phòng tránh bệnh lý ngoài da
Chăm sóc da mặt đúng cách là chìa khóa quan trọng để phòng tránh bệnh lý ngoài da và duy trì làn da khỏe mạnh. Quy trình chăm sóc da mặt “cực chuẩn” bao gồm nhiều bước quan trọng như sau:
Bước 1: Tẩy trang và rửa mặt bằng sữa rửa mặt
Tẩy trang giúp loại bỏ chất bã nhờn, lớp trang điểm và kem chống nắng. Sử dụng sữa rửa mặt phù hợp với loại da để không làm khô da hoặc gây kích ứng. Rửa mặt hai lần mỗi ngày để đảm bảo sạch sẽ và ngăn chặn mụn đốm.
Bước 2: Sử dụng toner hoặc nước cân bằng da
Toner giúp cân bằng độ pH cho da, làm sạch sâu lỗ chân lông và làm dịu da. Chọn toner không chứa cồn, hương liệu và chất bảo quản, để tránh kích ứng da. Thấm toner lên bông tẩy trang và lau nhẹ lên da.
Bước 3: Dùng tinh chất hoặc serum
Tinh chất và serum chứa các dưỡng chất đặc biệt giúp giải quyết vấn đề cụ thể của da như mụn, nám, khô và nếp nhăn. Chọn sản phẩm phù hợp với loại da và nhu cầu của bạn, sau đó thoa đều lên da và vỗ nhẹ để tăng khả năng hấp thụ.
Bước 4: Dưỡng ẩm
Kem dưỡng ẩm giúp khóa ẩm cho da, bảo vệ khỏi tác động của môi trường. Chọn kem dưỡng ẩm có chứa thành phần như hyaluronic acid, ceramide, vitamin C và vitamin E. Thoa kem đều lên da và massage nhẹ để kem thẩm thấu sâu vào da.
Bước 5: Chống nắng
Kem chống nắng là bước quan trọng nhất để bảo vệ da khỏi tác động của tia UV, ngăn chặn sự hình thành của nám và sạm da. Chọn kem chống nắng với chỉ số SPF từ 30 trở lên, không gây kích ứng da. Thoa kem trước khi ra ngoài và thường xuyên thoa lại sau mỗi 2-3 giờ.
Ngoài ra, bạn cũng nên tích hợp các bước chăm sóc da mặt khác như tẩy tế bào chết, đắp mặt nạ, sử dụng kem mắt và kem dưỡng môi để tăng cường chăm sóc và giữ cho làn da luôn khỏe mạnh và đẹp rạng rỡ. Nhớ thực hiện quy trình này mỗi ngày để đạt được kết quả tốt nhất cho làn da của bạn.
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm giải đáp hiện tượng da mặt bị đỏ không ngứa là gì. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ trực tiếp qua Hotline: 093.770.6666 để được hỗ trợ ngay!
Tìm hiểu thêm một số bệnh lý ngoài da thường gặp và cách điều trị theo khuyến nghị của chuyên gia:
Bệnh vảy nến da mặt là gì? Cách điều trị như thế nào?
Nấm da mặt là bệnh gì? Dấu hiệu và cách điều trị tận gốc
Tham khảo thêm một số phương pháp chăm sóc da mặt an toàn, phòng ngừa bệnh ngoài da:
Quy trình chăm sóc da mặt trong 1 tuần để có làn da đẹp và khỏe
Chăm sóc da đúng cách từ A đến Z: 9+ bước chăm sóc da ban ngày và ban đêm