Giải đáp: Da mặt quá mỏng có thể khắc phục được không?
Tình trạng da mỏng yếu không phải trường hợp quá hiếm gặp. Hiện tượng này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau và nếu không có phương pháp cụ thể, rất có khả năng chúng ta sẽ phải đối mặt với hiện tượng tổn thương sâu ở cấp tế bào. Da mặt mỏng làm tăng nguy cơ kích ứng, nổi mẩn, nám sạm… Mức độ nguy hiểm của tình trạng này sẽ còn tăng lên gấp nhiều lần nếu chúng ta không có phương án điều trị phù hợp. Vậy da mặt mỏng nên làm gì? Hãy để Mega Gangnam giải đáp giúp bạn ngay dưới đây!
Da mặt mỏng là như thế nào?
Cấu tạo làn da con người gồm 3 lớp cơ bản: lớp biểu bì làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể, chống lại tia cực tím và duy trì hoạt động của melanin; tiếp theo là lớp trung bì với sự xuất hiện của các dây thần kinh, mạch máu; cuối cùng là lớp hạ bì da tồn tại các mô mỡ, chất béo… Trong đó, hoạt động của lớp trung bì và hạ bì sẽ giúp kiểm soát tình trạng của lớp biểu bì tốt hơn. Nói cách khác, để sở hữu làn da khỏe mạnh, ít khuyết điểm thì chúng ta cần phải đảm bảo hoạt động chức năng của lớp trung bì, hạ bì. Đồng thời, hạn chế các tác nhân gây hại trực tiếp lên lớp biểu bì phía ngoài. Chỉ có như vậy làn da mới đạt được trạng thái tốt nhất, không bị tổn thương hay gặp phải bệnh lý ngoài da.
Da mặt sẽ trở nên mỏng yếu khi collagen, elastin và các mô mỡ tại khu vực trung bì, hạ bì bị sụt giảm. Hoạt động này diễn ra một cách âm thầm nhưng sau một thời gian, cùng với những ảnh hưởng của môi trường xung quanh và nội tiết tố. Những dấu hiệu xuống cấp của làn da dần rõ rệt hơn.
Dấu hiệu cụ thể nhận biết da mặt mỏng
Da mỏng yếu được nhận biết một cách rõ rệt với những đặc điểm cơ bản như sau:
- Da bị dễ tổn thương: Làn da mỏng yếu thường dễ bị tổn thương bởi các tác động bên ngoài hơn so làn da bình thường. Các vết trầy xước, va quẹt nhẹ nhàng cũng có thể dẫn đến tình trạng chảy máu.
- Da bị khô, mất độ đàn hồi: Khi da trở nên mỏng yếu, lớp biểu bì và tế bào liên kết không thể hoạt động ổn định do thiếu ẩm, không cung cấp đủ dưỡng chất. Điều này khiến cho da mặt khô ráp hơn, độ đàn hồi kém và dễ hình thành nếp nhăn.
- Da trở nên nhạy cảm: Da mỏng thường đi kèm với tình trạng nhạy cảm, dễ kích ứng do lớp biểu bì bên ngoài thoái hóa, các tầng da phía trong thiếu dinh dưỡng hoặc sức đề kháng của làn da suy yếu. Những biểu hiện nổi mẩn, bong tróc, sưng viêm, cảm giác châm chích, đau rát thường xuyên xảy ra hơn.
- Hiện tượng ửng đỏ và lộ rõ mao mạch : Da mặt mỏng hơn đồng nghĩa với việc các mao mạch phía dưới lộ rõ và gây nên hiện tượng ửng đỏ. Tình trạng này thường xuyên xảy ra và không thể cải thiện nếu không có biện pháp điều trị.
Da mặt có thể mỏng hơn theo từng mức độ khác nhau và phụ thuộc phần lớn vào nguyên nhân hình thành, cách chúng ta chăm sóc da. Do đó, hãy tìm hiểu vấn đề mà làn da của mình đang gặp phải một cách cụ thể. Sau đó, thực hiện những biện pháp can thiệp để đưa da mặt về trạng thái khỏe mạnh, ổn định nhất có thể.
Những nguyên nhân khiến da mặt mỏng yếu nhanh hơn
Tìm hiểu nguyên nhân là bước quan trọng để chúng ta xác định tình trạng cụ thể, có phương án chăm sóc và điều trị phù hợp. Có khá nhiều yếu tố dẫn đến việc da bị mỏng hơn so với bình thường, chẳng hạn như:
1. Những nguyên nhân bên trong cơ thể
– Tuổi tác: Hiện tượng lão hóa tự nhiên khi tuổi tác tăng cao khiến cho hoạt động sản xuất collagen, elastin chậm dần, các mô mỡ dưới da sụt giảm. Điều đó khiến cho độ đàn hồi của làn da suy yếu, da khô hơn, nhăn nheo và cực kỳ mỏng yếu.
– Di truyền: Hiện tượng da bị mỏng có thể là một trong số những đặc điểm được di truyền. Trong đó các bệnh lý như Ehlers-Danlos hoặc Marfan có tỷ lệ di truyền cao nhất. Ảnh hưởng đến độ đàn hồi và khiến da mặt mỏng yếu hơn.
– Bệnh lý: Một số bệnh lý như lupus ban đỏ, viêm da cơ địa, bệnh tiểu đường… có thể dẫn đến sự mỏng yếu của làn da. Các bệnh lý này tác động trực tiếp khiến da mặt căng mỏng, thiếu tính linh hoạt, đàn hồi kém hơn.
– Vấn đề về tâm lý: Trạng thái tinh thần không ổn định, thường xuyên cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi làm kích hoạt một số hormone tiêu cực. Hệ quả sau đó là da mặt mất đi độ ẩm, độ đàn hồi kém hơn, da bị mỏng.
– Các giai đoạn đặc biệt: Thời kỳ sinh sản, tiền mãn kinh hoặc mãn kinh khiến nội tiết tố thay đổi rõ rệt. Điều này tác động trực tiếp đến làn da của chúng ta khiến độ dày giảm xuống, dẫn đến tình trạng da mỏng hơn.
2. Những nguyên nhân khách quan
– Sử dụng một số loại thuốc: Các kết quả nghiên cứu cho thấy một số trường hợp sử dụng thuốc có thể khiến da mặt mỏng hơn và gặp phải một số bệnh lý ngoài da. Thực tế thì đây là một trong số những tác dụng phụ không mong muốn. Điều đó cũng có thể xảy ra nếu bạn sử dụng steroid vượt mức cho phép.
– Chế độ ăn uống và sinh hoạt: Chế độ ăn uống không lành mạnh có thể gây hại cho da, đặc biệt là khi thiếu vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin C, vitamin E, omega-3 và omega-6. Khi cơ thể thiếu các dưỡng chất này, da có thể trở nên mỏng hơn và dễ tổn thương hơn. Việc sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn cũng khiến lưu lượng máu đến da sụt giảm. Hàng rào bảo vệ suy yếu nên da bị mỏng đi rất nhiều.
– Tiếp xúc với môi trường độc hại và ánh nắng mặt trời: Tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời làm giảm độ ẩm của da, khiến hàng rào bảo vệ gặp phải vấn đề nghiêm trọng. Việc tiếp xúc với môi trường độc hại, ô nhiễm cũng là nguyên nhân khiến da mặt bị mỏng.
– Sử dụng sản phẩm chăm sóc da không phù hợp: Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có chứa hóa chất độc hại hoặc quá mạnh có thể làm hỏng lớp bảo vệ của da, gây ra hiện tượng da mỏng. Đặc biệt là sản phẩm chứa acid, mà nồng độ cao, đặc biệt là acid salicylic và glycolic acid, có thể gây khô và làm mỏng da. Sản phẩm chứa cồn hoặc mùi thơm mạnh cũng có thể gây tổn thương cho da. Ngoài ra, việc trang điểm quá nhiều, sau đó sử dụng các sản phẩm tẩy trang cũng khiến da mặt tổn thương, yếu hơn.
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hiện tượng mỏng da. Một số nguyên nhân này có thể được kiểm soát bằng cách thay đổi cách sinh hoạt hoặc sử dụng sản phẩm chăm sóc da phù hợp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc điều trị các bệnh lý có thể là cách duy nhất để giải quyết vấn đề mỏng da.
Da mặt mỏng nên làm gì? Cách điều trị cho từng trường hợp
Việc điều trị da mỏng yếu như thế nào phụ thuộc vào nguyên nhân trực tiếp dẫn đến triệu chứng này trên da, Tùy vào từng trường hợp, mức độ tổn thương mà các bác sĩ sẽ đề xuất những phương pháp khác nhau.
1. Cách điều trị cho làn da mỏng yếu có liên quan đến bệnh ngoài da
– Sử dụng thuốc chống viêm: Trong trường hợp người bệnh mắc phải các hội chứng ngoài da, chàm, bị viêm khiến da bị mỏng. Thì các bác sĩ sẽ chủ trương kê đơn những loại thuốc chống viêm để điều trị. Sau đó sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ để phục hồi da.
– Sử dụng các sản phẩm điều tiết hormone: Phương pháp này được áp dụng khi da mặt bị mỏng đi hoặc thay đổi theo chiều hướng tiêu cực, có liên quan đến hoạt động của các hormone. Đơn thuốc hormone giúp cân bằng nội tiết, tăng cường estrogen và làm tăng độ dày của làn da.
– Điều trị bệnh lý nếu có: Nếu da mặt mỏng bị mỏng do các bệnh lý nghiêm trọng như bệnh lupus, tiểu đường, các hội chứng tuyến giáp, cần phải được điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ. Điều này nhằm giảm các triệu chứng của bệnh bao gồm hiện tượng da bị mỏng mà chúng ta gặp phải.
– Thực hiện các phương pháp làm đầy da: Nếu làn da bị mỏng với mức độ nghiêm trọng. Rất có khả năng các chuyên gia sẽ yêu cầu thực hiện các liệu pháp làm đầy, phục hồi da như tiêm collagen, PRP, tế bào gốc. Mục đích chính là cải thiện chức năng ở tầng trung bì, hạ bì. Đồng thời, làm dịu, bổ sung dưỡng chất cho khu vực biểu bì. Từ đó, các tế bào da mới được tái tạo, trẻ hóa và phục hồi.
– Điều trị các triệu chứng đi kèm: Trong một số trường hợp da bị mỏng đi kèm với những biểu hiện tiêu cực khác như sưng viêm, nổi mụn, sạm da, tàn nhang… Cần phải điều trị các triệu chứng đi kèm để đạt hiệu quả tốt nhất trong việc điều trị mỏng da.
2. Cách chăm sóc để làn da luôn khỏe mạnh
Bên cạnh việc điều trị thì chúng ta cũng cần phải chú trọng đến chăm sóc và bảo vệ. Việc này vừa giúp nâng cao hiệu quả phục hồi và đảm bảo làn da không tái phát những triệu chứng đã được đề cập. Bạn nên lưu ý một số vấn đề khi chăm sóc da mặt bị mỏng như sau:
– Sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp: Các loại kem dưỡng ẩm với đầy đủ thành phần dưỡng chất quan trọng giúp giữ ẩm và làm dịu cho da. Hạn chế tình trạng mỏng yếu và khô ráp. Nên chọn kem dưỡng ẩm có chứa thành phần cấp ẩm và phục hồi tốt như axit hyaluronic, ceramide, vitamin E, glycerin, dầu dừa, squalane.
– Sử dụng kem chống nắng mỗi ngày: Bảo vệ da trước ảnh hưởng của tia UV có trong ánh nắng mặt trời và các thiết bị điện tử giúp giảm thiểu tình trạng mỏng da. Hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh lý ngoài da, nám sạm, ung thư…
– Chú trọng hơn đến các sản phẩm skincare: Nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc da mỏng yếu có tính chất nhẹ nhàng và không gây kích ứng da. Độ pH và tính chất của sản phẩm phải đảm bảo yêu cầu để hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực. Không sử dụng các loại mỹ phẩm có chứa hương liệu, cồn, chất tạo màu, tẩy rửa mạnh trong thời gian chăm sóc và điều trị da mỏng.
– Thực hiện các biện pháp chăm sóc toàn diện: Điều chỉnh thói quen sinh hoạt; tránh tình trạng căng thẳng, mệt mỏi; ngủ đúng và đủ giấc; nâng cao chế độ ăn uống lành mạnh: tránh các tương tác quá mạnh trên bề mặt da có thể giúp giảm tình trạng mỏng da.
– Sử dụng tinh chất tái tạo da: Các tinh chất tái tạo da được chứng minh có hiệu quả trong việc tạo ra các kích thích nhằm nâng cao hoạt động sản xuất collagen và elastin tự nhiên. Điều này giúp da phục hồi nhanh hơn và tăng độ dày một cách đáng kể. Các thành phần chứa tinh chất tái tạo da mà bạn có thể sử dụng, bao gồm: Retinol, Peptide, Vitamin C, EGF, FGF, TGF, Axit Hyaluronic, Collagen, Elastin, Centella Asiatica, …
Một vài lưu ý khác cần tránh với trường hợp bị da mặt mỏng
– Không xoa mặt: Bàn tay chúng ta chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại cho làn da, đặc biệt da mỏng lại càng dễ bị tấn công hơn nữa. Chính vì thế, bạn không nên sờ tay lên vùng da này nếu chưa vệ sinh sạch sẽ bằng xà phòng trước đó.
– Tránh dùng sản phẩm chứa các thành phần cồn, như rượu, acetone, hoặc các loại toner chứa cồn, vì chúng có thể làm khô da và làm hỏng hàng rào bảo vệ da.
– Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và sử dụng kem chống nắng hàng ngày để bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV.
– Hạn chế sử dụng sản phẩm chứa axit salicylic và glycolic acid, vì chúng có thể làm khô da và gây kích ứng, đặc biệt là nếu bạn sử dụng quá nhiều hoặc quá thường xuyên.
Một số phương pháp điều trị da mỏng, lão hóa bằng công nghệ cao
Da mỏng và lão hóa là những vấn đề phổ biến và thường gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của công nghệ, các phương pháp điều trị da mỏng và lão hóa đã có sự cải tiến đáng kể. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số phương pháp điều trị da mỏng và lão hóa bằng công nghệ cao hiện đại, để giúp bạn có được làn da khỏe mạnh và trẻ trung hơn.
1. Tiêm filler
Filler hay được hiểu đơn giản là một hoạt chất có khả năng làm đầy, được ứng dụng phổ biến trong ngành công nghiệp thẩm mỹ. Các chế phẩm này thường sản xuất dưới dạng chất lỏng có độ đậm đặc nhất định, cho phép hoạt hóa để tiêm vào các vùng da trên cơ thể. Được nghiên cứu và phát triển trong hàng chục năm, hiện nay tiêm filler đã trở nên thông dụng trong nhiều kỹ thuật thẩm mỹ. Thời gian tiêm filler thường rất ngắn và không cần phẫu thuật.
Ưu điểm của tiêm Tiêm filler như sau:
– Tiêm filler được chỉ định cho những khu vực thiếu hụt collagen, cấu trúc tế bào lỏng lẻo như vùng thái dương, vùng má, mang đến hiệu quả làm căng, đầy nhanh chóng.
– Tiêm filler là một trong những công nghệ trẻ hóa da toàn diện nhất cho phép xóa mờ những vùng da có nhiều khuyết điểm, xuất hiện các nếp nhăn, chảy xệ và ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa nội sinh.
– Filler được chỉ định trong các kỹ thuật tạo hình nhiều khu vực trên khuôn mặt như má, môi hoặc các vùng cơ thể khác như ngực, mông giúp làm đầy, tạo độ cong, sự căng mịn như mong muốn.
– Filler có khả năng hiệu chỉnh cấu trúc mặt, thay đổi nhiều góc cạnh, giúp mặt cân đối và hài hòa hơn bằng cách tạo cằm thon gọn, V line hoặc tạo cằm phong thủy. Công nghệ filler còn
– Thay đổi hình dáng mũi mà không cần đến sự can thiệp của các phương pháp xâm lấn, can thiệp mức độ cao. Có hiệu quả trong việc nâng mũi, thu gọn cánh mũi và các mục đích quan trọng khác.
2. Trẻ hóa da Thermage
Công nghệ Thermage sử dụng công nghệ RF (radiofrequency) để kích thích sản xuất collagen và elastin trong da, giúp cải thiện độ đàn hồi, tăng cường sự săn chắc và giảm thiểu các dấu hiệu lão hóa như chùng nhão, nếp nhăn, và da thâm sạm. Ngoài ra, Thermage FLX cũng có thể cải thiện khuôn mặt, nâng cơ và giảm chảy xệ da, đặc biệt là trên vùng hàm và cằm.
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm giải đáp cho câu hỏi: da mặt mỏng nên làm gì. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ đến Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ!
Tìm hiểu thêm các chủ đề về da liên quan:
Da khô là gì? Cách khắc phục tình trạng da mặt bị khô hiệu quả
Da thường là gì? 5+ Giải pháp chăm sóc da thường hiệu quả
Làn da hỗn hợp thiên khô và phương pháp chăm sóc đúng cách