Da mặt vàng là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Bất kỳ dấu hiệu thay đổi nào trên gương mặt đôi khi cũng khiến bạn cảm thấy lo lắng vì không biết biểu hiện đó có tiềm ẩn nguy cơ gì không. Bài viết sau đây của Mega Gangnam sẽ giúp bạn giải đáp tình trạng da mặt vàng là bệnh gì, có nguy hiểm không hay cách điều trị chúng ra sao..
Phân loại tính chất vàng da gương mặt
Theo các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội, chúng ta có nhiều cách để phân loại vàng da, chúng ta cùng tổng hợp lại cách phân biệt vàng da phổ biến nhất hiện nay:
– Cách 1: Dựa vào đặc điểm bệnh, vàng da chia thành 2 loại
+Vàng da mặt sinh lý: Sẽ tự hết mà không cần điều trị
+Vàng da bệnh lý: không thể tự hết, bắt buộc phải điều trị dựa trên nguyên nhân bệnh.
– Cách 2: Dựa vào nguyên nhân gây nên bệnh có thể chia thành 2 loại
- Vàng da trước gan: là các bệnh lý liên quan đến hồng cầu như hồng cầu hình liềm, tụ máu, sốt rét..
- Riêng với vàng da ở trẻ nhỏ có thể chia thành vàng da tăng bilirubin trực tiếp và vàng da tăng bilirubin gián tiếp
– Cách 3: Dựa vào vị trí vàng da, như vàng da toàn mặt, vàng da xung quanh mắt, xung quanh miệng…
Da mặt vàng là bệnh gì? Cảnh báo 5 vấn đề tiềm ẩn sức khỏe
Da mặt vàng chính là sự phản ánh về biến đổi động thái của protein, vitamin và các nguyên tố vi lượng trong cơ thể người. Nếu bạn không cân bằng được lượng dinh dưỡng thì nước da sẽ không còn ở thể trạng bình thường, sắc tố chuyển sang vàng, xanh hoặc thâm đen..
Chuyên gia Bác sĩ da liễu Phạm Thu Phương cảnh báo 5 vấn đề có thể tiềm ẩn trong cơ thể bạn khi da mặt vàng.
Các vấn đề về gan và túi mật
Nếu nước da chuyển sang màu vàng và xỉn màu, kèm theo sút cân, bọng mắt thấy rõ, rất có thể là do chức năng gan và túi mật trong cơ thể có vấn đề. Bạn hãy chú ý các vấn đề như sỏi mật, viêm túi mật hoặc viêm gan vàng da cấp tính, ung thư gan.. khiến cơ thể phát ra báo động vàng trên khuôn mặt.
Rối loạn chuyển hóa
Tình trạng rối loạn chuyển hóa thường gặp ở những người bị táo bón, có các thói quen sinh hoạt không đảm bảo và một số nguyên nhân tác động khác khiến cơ thể không có sự trao đổi chất thường xuyên, bị rối loạn nội tiết, chất thải từ đó cũng không thể đào thải ra ngoài một cách bình thường. Điều này dẫn đến tình trạng chất độc trong cơ thể bị tích tụ, khiến cơ thể xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, da xám, mặt vàng..
Lá lách và dạ dày kém
Da mặt vàng là bệnh gì, đó cũng có thể là biểu hiện của lá lách và dạ dày của bạn không tốt. Các biểu hiện là ăn uống kém, đầy hơi sau khi ăn, tiêu chảy lâu ngày, vàng da có thể xảy ra do bạn không có thói quen ăn uống đều đặn, khiến dạ dày và ruột bị tổn thương. Điều này làm cho da mặt bị vàng và xỉn màu hơn.
Thay vào đó, bạn thử đảm bảo ăn đủ 3 bữa đều đặn, đặc biệt không nên nhịn ăn sáng, không nhịn đói nhiều, không đứng hoặc vừa đi vừa ăn. Thói quen ăn uống đun sôi, ăn thức ăn dễ tiêu hóa, ít ăn các loại thực phẩm nhanh, cay và mặn…
Thiếu máu, thiếu kẽm
Nếu gương mặt có màu vàng nhạt, sần sùi, dễ nổi mụn, da nhờn và thường xuyên kèm theo các triệu chứng như tím tái môi, tay chân tê mỏi.. thì có thể đây là tình trạng thiếu máu hoặc thiếu sắt, thiếu kẽm.. Cơ thể xuất hiện tình trạng này buộc bạn phải thay đổi cách bổ sung dinh dưỡng. Nên ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng sắt và kẽm cao như gan lợn, thịt bò, sò điệp, hạt óc chó.. đồng thời kết hợp thêm đồ uống protein, sắt kẽm.. để cải thiện khả năng hấp thu dưỡng chất, thúc đẩy quá trình phục hồi da và làm da hồng hào hơn.
Lưu thông máu kém
Tình trạng này thường gặp ở những người không ngủ đủ giấc, lười vận động, tuần hoàn máu kém, ảnh hưởng đến da mặt, da sạm đi nhanh chóng. Hãy thử đi ngủ sớm, đảm bảo tối thiểu ngủ 7 tiếng 1 ngày và tập thể dục ít nhất nửa tiếng mỗi ngày.
Có một số cách để bạn có thể ngủ ngon đó là nên tắm 2 tiếng trước khi đi ngủ, tránh thức khuya và ăn đồ nhiều dầu mỡ, vận động quá sức..
Vàng da mặt có nguy hiểm không?
Vàng da mặt không chỉ khiến nhiều người bệnh mất tự tin, gây nhiều trở ngại khi giao tiếp mà đây còn là dấu hiệu cảnh báo cho các bệnh lý nguy hiểm, nhất là hệ thống gan mật, sỏi mật, thấm mật phúc mạc.. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể đối diện với biến chứng toàn thân, thậm chí tử vong.
Một lý do khác khiến các chuyên gia đánh giá gương mặt bị vàng da có thể nguy hiểm đó là người Việt Nam vốn “máu đỏ da vàng” nên nhiều trường hợp bị vàng da nhẹ có thể khó phát hiện, hay người bệnh vàng da tán huyết – vàng da tan máu cũng biểu hiện triệu chứng nhẹ. Do đó, đa phần khi được chẩn đoán thì cơ thể đã kèm theo các biến chứng khác nặng hơn. Lúc này việc điều trị có thể gặp nhiều khó khăn và khả năng hồi phục thấp.
Ngay từ bây giờ, khi bản thân có những triệu chứng vàng da mặt hoặc một vàng da vùng tay chân cơ thể, bạn có thể tự kiểm tra trước tại nhà như sau: Ấn đầu ngón trỏ vào vùng da nghi ngờ và quan sát dưới ánh sáng tự nhiên. Khi vùng da đó có màu trắng thì có nghĩa bạn chưa bị chứng vàng da. Ngược lại nếu xuất hiện màu vàng thì hãy đến các cơ sở y tế để thăm khám và chẩn đoán chính xác. Các bác sĩ sẽ tiến hành chụp chiếu, xét nghiệm lâm sàng để tìm ra nguyên nhân gây vàng da của bạn.
Xem thêm: Da mặt nổi gân máu là vì sao? Gợi ý cách điều trị hiệu quả
Những cách giảm vàng da phổ biến hiện nay
Tùy theo nguyên nhân gây ra tình trạng vàng da mặt mà cách xử lý cũng có sự thay đổi. Tại bài viết này, chúng tôi chỉ nêu ra một số cách giảm vàng da dựa trên tư vấn bác sĩ. Với các tình trạng da cụ thể bạn gặp phải hay trực tiếp liên hệ các bác sĩ để được thăm khám trước khi sử dụng.
Với vàng da do viêm gan: Thường được chỉ định các thuốc kháng virus và chống viêm nhóm ste-roid.
Vàng da do thiếu máu tan huyết: Được chỉ định bổ sung thêm sắt hoặc tăng cường các thực phẩm giàu sắt.
Với vàng da do thuốc: Phương pháp điều trị chủ yếu là ngưng sử dụng thuốc và thay thế thuốc khác. Hầu hết tình trạng da sẽ trở lại bình thường trong một vài tuần, theo tháng..
Với vàng da do sỏi mật: Các bác sĩ sẽ điều trị tập trung vào việc loại bỏ sỏi mật, phục hồi cải thiện chức năng gan. Làn da của bạn sẽ không còn bị vàng như trước nữa. Nếu sử dụng thuốc Tây y thì chúng chỉ hiệu quả với sỏi túi mật, ít hiệu quả với sỏi đường mật. Nhiều tác dụng phụ về tiêu hóa nên chứng vàng da bị cải thiện chậm. Đối với phương pháp nội soi, loại bỏ sỏi nhanh hơn, đồng nghĩa với việc cải thiện nhanh triệu chứng vàng da hơn. Tuy nhiên thực tế sỏi dễ tái phát, người bệnh cần tái can thiệp thêm nhiều lần.
Phòng ngừa tình trạng vàng da bằng cách nào?
Trường hợp da mặt vàng bác sĩ sẽ rất khó đưa ra lời khuyên cụ thể trong việc phòng ngừa, vì nó không chỉ xuất phát từ một nguyên nhân. Tuy nhiên, bạn có thể làm giảm thiểu nguy cơ này bằng cách thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống và thể thao:
– Không sử dụng các đồ uống chứa caffein, chất kích thích nhiều như rượu, bia, thuốc lá, cafe.
– Duy trì chỉ số cân nặng phù hợp, nên rèn luyện hoạt động thể thao từ 30 phút mỗi ngày.
– Tiêm phòng viêm gan A, viêm gan B và một số loại bệnh có thể tiêm phòng.
– Nên ăn bổ sung nhiều chất xơ, rau quả, uống nhiều nước. Hạn chế ăn các thực phẩm chế biến chức nhiều dầu mỡ, cholesterol.
Da mặt vàng là bệnh gì cũng đã được chia sẻ trên đây với những lời khuyên có ích dành cho bạn. Đó có thể biểu hiện sinh lý nhưng cũng là dấu hiệu để bạn quan tâm hơn tới sức khỏe chính mình. Đừng quên cập nhật các thông tin làm đẹp, chăm sóc sức khỏe mỗi ngày qua trang thông tin Mega Gangnam và nhận được giải đáp chi tiết qua Hotline 093 770 6666.