Da nhăn nheo sần sùi vùng mặt điều trị sao cho đúng?
Hiện tượng da nhăn nheo sần sùi có thể liên quan đến các vấn đề về lão hóa, sự thiếu hụt chất dinh dưỡng hoặc xuất phát từ tác động trực tiếp của môi trường. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp da bị nhăn, sần sùi là do bệnh lý về da, suy giảm chức năng một số cơ quan. Vì vậy, cần thăm khám, xác định nguyên nhân gây bệnh để có hướng điều trị tốt nhất!
Tình trạng da nhăn nheo sần sùi là một trong những đặc điểm da liễu cực kỳ phổ biến. Điều này có thể liên quan đến các vấn đề da do tác động của quá trình lão hóa, môi trường sống, hoặc bệnh lý nào đó của cơ thể. Tuy nhiên, không thể phỏng đoán một cách mơ hồ mà cần kết hợp với các đặc điểm đi cùng để xác định đâu là nguyên nhân và cách điều trị tương ứng.
Da nhăn nheo sần sùi là biểu hiện của bệnh gì?
Trường hợp bề mặt nhăn nheo, da nhám sần sùi kéo dài cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và kiểm tra. Tuy nhiên, nếu tình trạng mới chỉ diễn biến trong một vài ngày, bạn có thể căn cứ vào quy mô phát triển, các dấu hiệu khác, điều kiện sinh sống để xác định da nhăn nheo sần sùi có phải do bị bệnh hay chỉ là phản ứng nhất thời của cơ thể.
Theo bác sĩ Trần Anh Đức – Bác sĩ chuyên khoa Da liễu tại PKTMQT Mega Gangnam. Đối với trường hợp da mặt nhăn nheo sần sùi có thể được chia thành 3 nhóm chính như sau:
Da sần sùi nhăn nheo do các vấn đề da liễu bình thường
Việc da mặt bị sần sùi nhăn nheo mà không có bất kỳ phản ứng tiêu cực nào khác trên cơ thể thường được xem là phản ứng bình thường. Điều này có thể xuất phát từ một hoặc vài nguyên nhân dưới đây:
+ Da nhăn nheo lão hóa tự nhiên: Khi tuổi tác tăng lên, khối lượng mỡ dưới da (vùng mặt) giảm dần, cùng với sự thay đổi của cấu trúc và các động từ môi trường khiến da nhăn nheo, chảy xệ. Hiện tượng sần sùi trên bề mặt có thể xuất phát từ tình trạng mất nước, thiếu ẩm kéo dài khiến bề mặt bong tróc và xuất hiện vảy sần.
+ Da nhăn nheo sần sùi do thiếu ẩm: Ảnh hưởng của thời tiết khô lạnh, độ ẩm trong không khí xuống thấp, mất cân bằng nhiệt độ khiến da không được cung cấp đủ nước và độ ẩm. Điều này làm phá vỡ lớp bảo vệ tự nhiên của làn da dẫn đến tình trạng khô ráp và sần sùi.
+ Thiếu chất dinh dưỡng: Vitamin, khoáng chất, thành phần chống oxy hóa đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe làn da. Cụ thể hơn nữa: thiếu vitamin A khiến da khô, xỉn màu, bong tróc xuất hiện nếp nhăn li ti; thiếu vitamin C làm giảm khả năng tái tạo collagen, giảm sức đề kháng của da; thiếu vitamin E dẫn đến da mất độ ẩm tự nhiên và dễ bị tổn thương….
Chuyên gia gợi ý: Cơ chế lão hóa da và cách điều trị lão hóa da hiệu quả
Bề mặt da nhám sần sùi do một số bệnh da liễu
Trường hợp da nhăn, sần sùi kéo dài nhiều ngày và đi kèm với một số dấu hiệu bất thường trên bề mặt da, rất có khả năng liên quan đến một số bệnh lý như sau:
Một số bệnh lý da liễu có thể gây ra tình trạng da mặt nhăn nheo sần sùi, bao gồm:
+ Mụn trứng cá: Mụn không khiến khiến da nhăn nheo nhưng có thể làm xuất hiện các nốt mẩn sần sùi trên da mặt. Khi bị mụn, đặc biệt là mụn bọc, mụn mủ, người bệnh thường có cảm giác đau nhức, sưng đỏ ở lỗ chân lông. Khi mụn bị vỡ ra, vi khuẩn có thể theo đó lan nhanh ra các vùng da xung quanh.
+ Bệnh vảy nến: Là một dạng bệnh lý tự miễn, khiến tế bào da tăng trưởng nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ bình thường. Điều này làm tích tụ thành các mảng vảy trắng bạc, sần sùi gây ngứa ngáy và bong tróc.
+ Chàm (eczema): Tiếp tục là một bệnh lý viêm da mãn tính, gây ngứa, đỏ, khô và đóng vảy. Chàm thường xuất hiện ở trẻ em dưới 2 tuổi, nhưng cũng có thể gặp ở người lớn, gây cảm giác khó chịu và mất thẩm mỹ.
+ Viêm da tiếp xúc: Là phản ứng viêm da khi tiếp xúc với môi trường, các chất có khả năng gây kích ứng như nguồn nước, phấn hoa, mỹ phẩm, kim loại… Khi bị viêm da tiếp xúc bề mặt thường nổi mẩn đỏ, sần sùi, mụn nước và cảm giác ngứa ngáy dữ dội nhất là sau khi tiếp xúc với các chất này.
+ Bệnh dày sừng nang lông: Đây cũng là một bệnh lý có triệu chứng da sần sùi, nổi các nốt nhỏ trên những khu vực có lỗ chân lông phát triển. Bệnh dày sừng nang lông thường gặp ở bắp tay, đùi và mông, nhưng cũng có thể xuất hiện trên mặt (tỷ lệ thấp). Khi bị dày sừng nang lông đa số mọi người đều có cảm nhận da sần sùi như da gà hoặc da cóc.
Tìm hiểu chi tiết: Dấu hiệu nhận biết các bệnh về da mặt và hướng điều trị
Da bị nhăn sần sùi xuất phát từ các bệnh lý trong cơ thể
Một số bệnh lý bên trong cơ thể cũng có khả năng chính là nguyên nhân khởi phát của tình trạng da nhăn nheo, sần sùi bất thường hoặc một trong hai dấu hiệu này. Điển hình như:
+ Suy giảm chức năng gan: Gan nắm giữ vai trò đặc biệt quan trọng và là cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trình đào thải độc tố. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà chức năng gan có thể yếu đi, khiến độc tố tích tụ nhiều trên cơ thể. Những biểu hiện thường gặp nhất ở những người có vấn đề về gan chính là bề mặt da. Ví dụ như: da vàng, mẩn ngứa, nổi hạt, phát ban ban, nhăn nheo. Mặc dù vậy, để xác định bạn có mắc bệnh lý về gan hay không cần thăm khám mới xác định được.
+ Rối loạn nội tiết tố nữ: Nội tiết tố nữ Estrogen và Progesterone đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và tâm lý lý của phụ nữ. Hiện tượng rối loạn nội tiết tố trong giai đoạn mang thai, sau sinh, tiền mãn kinh có thể dẫn đến một số vấn đề về da như: da xỉn màu, nổi mụn, khô sạm, thiếu nước, sần sùi. Ngoài ra, trong giai đoạn này phái đẹp cũng có sự thay đổi tính cách, dễ cáu kỉnh, stress…
Nếu da mặt nhăn nheo sần sùi kèm theo các dấu hiệu khác, cần đến cơ sở y tế hoặc phòng khám để kiểm tra và nhận chỉ định phù hợp từ bác sĩ. Điều này đảm bảo rằng các vấn đề tiềm ẩn được phát hiện và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng không mong muốn.
Hướng điều trị da nhăn nheo sần sùi được khuyến nghị bởi bác sĩ da liễu
Việc thăm khám với bác sĩ da liễu là điều cần thiết để chắc chắn về tình trạng bệnh, nguyên nhân và hướng điều trị phù hợp. Dưới đây là một số khuyến nghị dành cho các trường hợp da nhăn nheo sần sùi và đang tìm kiếm phương pháp trị liệu tương ứng:
Bổ sung chất dinh dưỡng từ sâu bên trong
Trên thực tế, một chế độ ăn uống cân bằng chính là chìa khóa để cải thiện làn da sần sùi, thiếu độ ẩm, chịu ảnh hưởng tiêu cực của thời tiết. Để bổ sung dinh dưỡng trực tiếp cho làn da từ sâu bên trong, nên thực hiện như sau:
Cung cấp dinh dưỡng qua bữa ăn: Bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho da thông qua chế độ ăn giàu vitamin (đặc biệt là A, C, E), chất chống oxy hóa, omega-3. Một số loại thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe và cũng đặc biệt có lợi cho mục đích tăng cường hàng rào bảo vệ da, giảm sần sùi như: cá hồi, cá thu, hạt chia, quả mọng, cam, bưởi… Tuy nhiên, cần đưa các thực phẩm này vào khẩu phần ăn một cách khoa học, tránh tình trạng bổ sung quá nhiều chất tạo gánh nặng cho gan, gây tăng cân.
Dùng thực phẩm chức năng làm đẹp: Nếu muốn chống lão hóa, giảm nhăn và chống khô da thì không thể không sử dụng các loại thực phẩm chức năng, đặc biệt là collagen và vitamin tổng hợp. Tuy nhiên, nên lựa chọn loại collagen thủy phân dạng nước có hàm lượng tối đa 5000mg để tăng khả năng hấp thụ cho cơ thể. Đối với vitamin tổng hợp cần lựa chọn sản phẩm uy tín và chỉ uống theo đợt (1-2 tháng) theo khuyến nghị của dược sĩ.
Sử dụng các hoạt chất trị liệu cho da nhăn nheo sần sùi
Trường hợp da mặt nhám sần sùi không liên quan đến bệnh lý cũng có thể cải thiện đáng kể nhờ vào sự hỗ trợ của các thành phần hoạt chất, bao gồm:
Thành phần dưỡng ẩm: Các sản phẩm cấp nước và tăng cường độ ẩm chứa những thành phần lành tính như HA, Ceramides, B5, peptide nên được áp dụng chung quy trình chăm sóc da nhăn sần sùi. Nếu vào mùa đông nên lựa chọn serum hoặc kem dưỡng chứa những thành phần trên. Trường hợp mùa hè nóng ẩm, nhiệt độ cao, dễ mọc mụn nên cân nhắc đến các sản phẩm lỏng nhẹ hơn như Lotion hay Emulsion.
Thành phần cải thiện bề mặt: Lớp da bong tróc sần sùi trên bề mặt có thể là do bạn chưa tẩy tế bào chết đúng cách. Ngoài ra, cũng cần sử dụng thêm các thành phần treatment có khả năng tăng sinh tế bào mới, cải thiện kết cấu da và giảm nếp nhăn nhẹ như: Retinol 1%, vitamin C 15%, AHA 8%, Niacinamide 10%…
Không thể bỏ lỡ: Top 10 kem xóa nếp nhăn hiệu quả dành cho làn da Châu Á
Ứng dụng các phương pháp thẩm mỹ trẻ hóa da
Các phương pháp thẩm mỹ trẻ hóa da là lựa chọn tốt nhất để cải thiện da nhăn sần sùi tầng sâu. Có thể cân nhắc đến một số phương pháp cụ thể như sau:
Bắn Laser: Mang đến hiệu quả tái tạo làn da bằng cách mô phỏng tổn thương bề mặt, kích thích loại bỏ lớp da cũ, nhiều dấu hiệu lão hóa. Trong thời gian hồi phục, cơ thể sẽ chủ động tăng sinh collagen để tái tạo bề mặt, góp phần làm da mịn màng, sáng màu và ít nếp nhăn nhẹ hơn.
Tiêm botox: Đây là một thành phần được ứng dụng rộng rãi trong ngành thẩm mỹ, với khả năng ngăn chặn tín hiệu từ dây thần kinh đến cơ, khiến cơ không co lại. Điều này làm giảm hoạt động của một số cơ mặt, tạo hiệu ứng mặt thon gọn, da căng mịn, giảm nếp nhăn trong khoảng 3 – 6 tháng.
Filler HA: Khác với Botox, Filler được ứng dụng với mục đích làm đầy các nếp nhăn, rãnh sâu bằng cách đưa hoạt chất có khả năng giữ nước vào bên trong. Việc tiêm Filler HA giúp da căng hơn, đàn hồi hơn, ít có cảm giác sần sùi, giảm nhẹ các nếp gấp nhỏ đến vừa tại một số khu vực. Tuy nhiên, hiệu quả duy trì cũng chỉ kéo dài được khoảng 6 – 12 tháng.
Meta Elite: Công nghệ tiên tiến này cho khả năng làm tăng thể tích tầng sâu của da, nâng đỡ các khu vực chảy xệ tự nhiên do lão hóa.. Điều này góp phần tái sinh làn da căng bóng, là phẳng các nếp nhăn và tạo hiệu ứng bề mặt căng mịn, đàn hồi tốt gấp 3 lần những phương pháp trên. Bên cạnh đó, hiệu quả duy trì sau khi thực hiện Meta Elite có thể kéo dài liên tục trên 5 năm.
Bài viết liên quan: Thẩm mỹ làm căng bóng da mặt bằng phương pháp nào tốt?
Nhìn chung, cần phân biệt rõ da nhăn sần sùi do các tác động tự nhiên hay bệnh lý để có hướng điều trị phù hợp. Đối với những người da giảm đàn hồi, có biểu hiện bong tróc, sần sùi bình thường có thể cân nhắc áp dụng cách thay đổi khẩu phần ăn, bổ sung dinh dưỡng, hoặc thực phẩm chức năng hoặc áp dụng một số phương pháp thẩm mỹ trẻ hóa. Trường hợp nghi ngờ da nhăn sần sùi như da gà do bệnh lý cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa.
Những trường hợp cần tới gặp bác sĩ da liễu ngay
Việc chăm sóc da tại nhà không thể cải thiện rõ rệt tình trạng da nhăn sần sùi do bệnh lý. Vì vậy trong những trường hợp sau cần đến ngay các Phòng khám da liễu để được kiểm tra, chẩn đoán và đề xuất phương pháp trị liệu tốt nhất:
+ Da nhăn nheo sần sùi không cải thiện sau điều trị tại nhà tối thiểu 2 tuần đối với các sản phẩm bổ sung độ ẩm và 8 tuần với các hoạt chất treatment mạnh.
+ Độ tuổi trên 40 với tình trạng da không đáp ứng với các phương pháp điều trị cơ bản tại nhà, bao gồm cả việc dùng mỹ phẩm, bổ sung thực phẩm chức năng.
+ Người có tiền sử bệnh lý liên quan đến nội tiết, hormone, bệnh về gan thận, tim mạch hoặc bất kỳ bệnh lý da liễu nào đã từng tái phát từ 2 lần trở lên.
+ Biểu hiện bất thường trên diện rộng, các dấu hiệu da nhăn và sần sùi lan rộng nhanh chóng và kết hợp với các biểu hiện bất thường khác.
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp các thông tin giải đáp phải làm sao khi da nhăn sần sùi. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, vui lòng liên hệ trực tiếp với đội ngũ chuyên gia của Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ ngay!
Các bài viết liên quan
- Mụn trứng cá ở lưng: Dấu hiệu, nguyên nhân và 7+ cách điều trị
- Mụn trứng cá ở cổ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách giảm mụn
- Khuôn mặt sau khi bắn laser thay đổi như thế nào?
- Nguyên nhân gây mụn bọc ở nam giới là gì? Điều trị như thế nào?
- Trị mụn đầu đen ở lưng cách nào hiệu quả?
- [Giải đáp] Uống hà thủ ô có bị sạm da không?
- Top 10 địa chỉ thẩm mỹ viện trẻ hoá da tại Đà Nẵng nổi tiếng
- Top 10 địa chỉ thẩm mỹ viện trẻ hoá da tại Hồ Chí Minh chất lượng
- Top 10 địa chỉ thẩm mỹ viện trẻ hoá da tại Hà Nội uy tín
- Cách trị mụn đầu đen bằng chanh có nên thực hiện không?