Dùng giấy thấm dầu da mặt có tốt không? Tác dụng là gì?
Giấy thấm dầu chứa các sợi cellulose được từ các loại bột thiên nhiên hoặc những thành phần hóa học, phụ gia chuyên biệt. Sản phẩm này có khả năng thấm hút dầu thừa và cặn bã nhờn tồn đọng trên bề mặt khá tốt. Tuy nhiên, không nên dùng quá thường xuyên và cần thực hiện đúng cách để tránh làm khô da, kích ứng. Ngoài ra, việc dùng giấy thấm dầu cũng không cải thiện được vấn đề da dầu mụn triệt để nên cần áp dụng các phương pháp chuyên nghiệp hơn theo hướng dẫn của chuyên gia!
Tình trạng da dầu, bóng nhẫy, lúc nào cũng ở trong trạng thái ẩm ướt chính là nỗi ám ảnh rất lớn với rất nhiều người. Để cải thiện vấn đề này cũng không phải là điều dễ dàng do ảnh hưởng của nội tiết, môi trường sống và nhiều yếu tố khác. Trong số các sản phẩm hỗ trợ làm giảm dầu trên da thì giấy thấm là lựa chọn được nhiều người tin dùng. Tham khảo bài viết này để hiểu rõ hơn về tác dụng của giấy thấm dầu da mặt và cách lựa chọn sản phẩm phù hợp!
Cơ chế của giấy thấm dầu da mặt như thế nào?
Giấy thấm dầu là một sản phẩm làm đẹp tương đối phổ biến, với công dụng chính là loại bỏ lớp dầu thừa tiết ra quá nhiều trên bề mặt. Loại giấy này là sự kết hợp của các chất liệu khác nhau nhưng an toàn khi sử dụng trên da mặt như: bột gạo, bột gỗ, cotton và hạt lanh. Nhờ cấu trúc đặc biệt và khả năng thấm hút, giữ dầu ấn tượng, loại giấy này được rất nhiều chị em sử dụng.
Khi tìm hiểu về giấy thấm dầu, chắc hẳn có nhiều bạn sẽ thắc mắc về cơ chế hút dầu của sản phẩm này. Thực tế thì, giấy thấm dầu được ứng dụng dựa trên nguyên lý thấm hút nhanh của các sợi cellulose có trong chất liệu chế tạo giấy. Các sợi cellulose này bao gồm hàng loạt phân tử, đến từ nhiều nhóm hydroxyl (-OH) liên kết với nhau (thông qua liên kết hydro). Ngay khi tiếp xúc với bề mặt da, những nhóm hydroxyl nhanh chóng hút đi dầu thừa vào bên trong các sợi cellulose với một lực thấm hút rất cao.
Mặc dù hiệu quả thẩm thấu và loại bỏ lớp dầu thừa trên da mặt khá tốt. Nhưng các chuyên gia cũng khuyến nghị chúng ta không nên sử dụng quá thường xuyên, dùng nhiều lần trong ngày. Bởi điều đó có khả năng làm mất cân bằng độ ẩm khiến da bị khô hoặc tăng tiết bã nhờn nhiều hơn. Ngoài ra, cần chú ý hơn nữa khi lựa chọn loại giấy thấm dầu phù hợp, tránh xa những sản phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc.
Những trường hợp nên và không nên dùng giấy thấm dầu
Với các công dụng tuyệt vời như hút dầu thừa, loại bỏ bã nhờn tồn đọng trên bề mặt. Giấy thấm dầu là sản phẩm cần thiết giúp chị em sở hữu làn da tươi sáng, mịn màng, không bị bóng nhờn quá mức. Điều này cũng hỗ trợ rất nhiều cho việc hấp thu các dưỡng chất thiết yếu khi sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da hay bảo vệ lớp trang điểm trong suốt cả ngày.
Tuy nhiên, không phải cứ da nhiều dầu, ẩm ướt quá mức là nên sử dụng giấy thấm. Dưới đây là các trường hợp nên và không nên sử dụng sản phẩm này:
Những trường hợp nên sử dụng giấy thấm dầu:
- Thuộc nhóm da dầu, bị mụn, thường xuyên tái phát mụn, đặc biệt là ở khu vực chữ T do tuyến dầu phát triển mạnh.
- Da mặt đổ dầu nhiều bất thường, đổ mồ hôi do hoạt động thể chất nhiều, căng thẳng hoặc thời tiết nóng bức, độ ẩm trong không khí quá cao.
- Da chảy nhiều dầu, thoát nước khiến lớp nền trang điểm bị trượt, nhòe ra khu vực xung quanh hoặc không tiện sử dụng thêm phấn phủ.
- Làn da có lỗ chân lông to, bị mụn đầu đen, mụn cám, mụn ẩn mà không thể điều trị dứt điểm do tăng tiết nhờn quá nhiều.
Những trường hợp không nên dùng giấy thấm dầu:
- Làn da thuộc nhóm da thường hoặc da khô, chỉ đổ mồ hôi nhẹ trên mặt do tác động của môi trường, thời tiết.
- Da có biểu hiện khô ráp, nứt nẻ, bong tróc, mẩn ngứa, dị ứng và đang trong thời gian điều trị hoặc dùng thuốc bôi.
- Đã từng sử dụng giấy thấm dầu và thấy da bị khô, da mất độ ẩm quá mức hoặc có cảm giác căng rát sau khi dùng.
- Khi giấy thấm dầu đã qua sử dụng, bị ẩm, bám bẩn, có mùi hoặc thay đổi màu sắc một cách bất thường. Dùng giấy kém chất lượng dễ gây viêm nhiễm và các vấn đề phức tạp khác.
Phân biệt giấy thấm dầu cho da mặt và gợi ý sản phẩm nên sử dụng
Thực tế thì có một số loại giấy thấm dầu khác nhau trên thị trường nhưng đa số mọi người đều chỉ lựa chọn những sản phẩm tiện dụng, quen thuộc và dễ tìm mua. Mặc dù vậy, chúng tôi khuyến khích việc lựa chọn giấy thấm dầu phù hợp với đặc điểm làn da để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
Dưới đây là thông tin về 2 loại giấy thấm dầu phổ biến mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn:
Giấy thấm dầu dạng giấy: Loại giấy thấm này có cấu trúc chủ yếu là các sợi cellulose đặc biệt như đã đề cập ở trên. Nhìn chung, sản phẩm này có khả năng thấm hút dầu thừa và bã nhờn trên da tương đối mạnh mẽ. Tuy nhiên, đặc tính của loại giấy này thường kém bền, rất dễ bị rách khi lau trên da hoặc gặp mồ hôi. Hiện nay có một số loại giấy chứa thành phần phấn powder bảo vệ, tránh da mất nước nên có thể cân nhắc dùng loại này nếu da dễ kích ứng, mất cân bằng ẩm. Một số loại giấy thấm dầu dạng giấy được chuyên gia đánh giá cao mà bạn có thể sử dụng là Acnes, Kosé, Shiseido.
Giấy thấm dầu dạng phim: Khác với chất liệu tự nhiên từ dòng sản phẩm trên, dòng giấy thấm dầu dạng phim có thành phần chủ yếu là polymer xốp, kết hợp bổ sung thêm một số chất phụ gia đặc trưng (theo từng nhà sản xuất). Loại giấy này bộc lộ nhiều ưu điểm nổi trội và được nhiều chị em lựa chọn bởi những lý do sau: lớp giấy phim mềm mại, dẻo dai, bền chắc, chỉ thấm hút dầu hoặc mồ hôi chứ không gây khô da hay làm lem lớp trang điểm. Bên cạnh đó, giấy thấm dầu dạng phim cũng cho hiệu quả nhanh và vượt trội hơn sản phẩm dạng giấy truyền thống. Một số dòng giấy thấm dầu dạng phim được ưa chuộng là Jomi, The Face Shop, Mayan…
Giấy thấm dầu da mặt mua ở đâu tốt? Có thể tìm mua các sản phẩm này ở bất kỳ siêu thị, nhà thuốc hoặc cửa hàng mỹ phẩm trên toàn quốc. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm mua online tại các gian hàng chính hãng trên những sàn thương mại điện tử khác nhau.
Hướng dẫn cách dùng giấy thấm dầu cho da mặt đơn giản
Nên sử dụng giấy thấm dầu đúng cách và đúng thời điểm khi bạn cảm thấy da bóng dầu, quá nhiều nhờn trên mặt, đặc biệt là khu vực trán, mũi và cằm. Ngoài ra, nếu trang điểm hàng ngày mà gặp phải hiện tượng tiết dầu nhiều hoặc đổ mồ hôi thì nên dùng giấy thấm rồi mới dùng phấn dặm lại để lớp nền trông thật mịn màng.
Cách dùng giấy thấm dầu da mặt cụ thể như sau:
- Tẩy trang, rửa sạch mặt bằng sữa rửa mặt (vào buổi sáng sau khi ngủ dậy). Lau khô da bằng bông tẩy trang hoặc khăn mềm.
- Trường hợp da đổ dầu ngay sau khi rửa mặt, nên dùng 1-2 tờ giấy thấm dầu, ấn nhẹ nhàng lên các vùng da tiết nhiều dầu nhờn hoặc toàn bộ mặt.
- Không nên thực hiện thao tác chà xát vào da quá mạnh để tránh tình trạng gây kích ứng và tổn thương da. Chỉ nên thấm (15 – 20 giây) đến khi cảm thấy da khô thoáng, không còn khó chịu.
- Cần thay đổi giấy thấm dầu thường xuyên và sử dụng 4-5 lần trong ngày. Tuyệt đối không dùng giấy đã qua sử dụng vì dễ gây bội nhiễm, lây lan vi khuẩn gây mụn.
- Nếu dùng giấy thấm dầu trong ngày và không tiện sử dụng sữa rửa mặt thì chỉ nên làm sạch với nước rồi lau khô và dùng giấy thấm. Nếu có trang điểm thì cứ thấm dầu khi thấy da mặt bị nặng, dầu nhiều quá mức.
Nhìn chung, dùng giấy thấm dầu chỉ là một biện pháp cứu cánh cho làn da nhiều dầu, trong thời gian trị mụn hoặc do thời tiết quá khắc nghiệt. Muốn cải thiện triệt để tình trạng da thì nên chú trọng đến chế độ dinh dưỡng, các phương pháp chăm sóc da mặt tại nhà và tiếp nhận điều trị khi cần thiết. Chỉ có như vậy mới phục hồi và cải thiện làn da như mong muốn của chúng ta.
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm giải đáp giấy thấm dầu da mặt có tốt không, cách dùng như thế nào. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc về những thông tin đã được Mega Gangnam cung cấp ở trên, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ ngay!
Tham khảo thêm một số dòng sản phẩm chăm sóc da mặt hữu ích và đặc biệt phù hợp với các bạn da dầu, bị mụn:
Tổng hợp bộ skincare cho da dầu mụn chi tiết, đầy đủ nhất
Da dầu nên dùng gì? Cách chăm sóc da dầu đúng cách tại nhà
Dùng vitamin C cho da dầu nên hay không? Cần lưu ý những gì?
Các bài viết liên quan
- Cách làm xịt khoáng dưa chuột tự chế cấp ẩm hữu ích
- 8 lợi ích tuyệt vời của mặt nạ gỗ đàn hương bạn nên biết
- 10+ cách trị mụn ẩn trên trán bằng nha đam dễ thực hiện tại nhà
- 9+ công thức mặt nạ chanh giúp dưỡng da trắng mịn siêu hiệu quả
- Cách xử lý mụn đầu đen ở trán hiệu quả từ chuyên gia
- Mụn bọc không đầu có biểu hiện gì? Điều trị như thế nào?
- 7+ công thức trị mụn ẩn dưới da bằng dầu dừa an toàn, hiệu quả
- Mụn trứng cá ở cằm: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị
- Hướng dẫn cách trị mụn trứng cá tuổi dậy thì an toàn, dễ thực hiện
- Tổng hợp các dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt cực chuẩn!