Huyết tương giàu tiểu cầu là gì? Hiệu quả thẩm mỹ có tốt không?
Việc ứng dụng các nguyên liệu tự thân trong điều trị y tế nhận được nhiều sự quan tâm bởi khả năng tương thích tốt, mức độ an toàn cao và tiết kiêm chi phí. Trong số đó, huyết tương giàu tiểu cầu (chiết tách từ máu tự thân) được các tín đồ làm đẹp tin tưởng và lựa chọn với mục đích chống lão hóa, phục hồi làn da. Tham khảo ngay bài viết này để được giải đáp chi tiết huyết tương giàu tiểu cầu là gì và có hiệu quả thực tế ra sao!
Huyết tương giàu tiểu cầu là gì?
Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) là một phương pháp điều trị chuyên nghiệp sử dụng nguyên liệu chính là máu tự thân, để chiết tách và giữ lại tiểu cầu với mục đích thúc đẩy quá trình chữa lành, sửa chữa mô tế bào một cách tự nhiên.
PRP được gọi là “huyết tương giàu tiểu cầu” vì nó chứa nồng độ tiểu cầu cao hơn nhiều so với định lượng bình thường có trong máu của chúng ta. Lý do người ta chiết tách và cấy tiểu cầu là bởi thành phần này chứa các yếu tố tăng trưởng (TGF-β, PDGF, VEGF) và cytokine (protein hoặc glycoprotein) đóng vai trò trong quá trình đông máu và nhiều lợi ích khác trong việc tái tạo tế bào.
PRP không phải là một phương pháp điều trị mới mà đã có từ khá lâu, với những bước phát triển quan trọng diễn ra từ những năm 1970 khi được ứng dụng vào lĩnh vực phẫu thuật tim mạch. Sự quan tâm đối với PRP tăng lên vào cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, khi các nhà nghiên cứu bắt đầu nhận ra nhiều tiềm năng hơn nữa của PRP. Chẳng hạn như: phục hồi sau các chấn thương mô mềm, điều trị rụng tóc, trẻ hóa da…
Tìm hiểu chi tiết: Tiêm tiểu cầu là gì? Đánh giá hiệu quả và rủi ro từ bác sĩ da liễu
Cấy huyết tương có tác dụng gì? Hiệu quả có tốt không?
Việc cấy máu tự thân có tác dụng gì là một trong những vấn đề đặc biệt được quan tâm. Bởi đa số mọi người chỉ được biết phương pháp này có khả năng kích thích sữa chữa, phục hồi mô tế bào. Dưới đây là thông tin chi tiết giúp bạn đọc giải đáp tác dụng sau khi tiêm cấy huyết tương giàu tiểu cầu là gì, xét trên cả phương diện y học và thẩm mỹ:
Tác dụng cấy huyết tương giàu tiểu cầu:
+ Giảm đau và cải thiện chức năng bệnh lý viêm gân mãn tính, rách dây chằng ở những người có cường độ vận động cao, bị chấn thương khi luyện tập…
+ PRP hỗ trợ tái tạo và phục hồi mạnh mẽ cho các trường có các vấn đề về viêm khớp, bệnh lý về xương, răng…
+ PRP được ứng dụng cho mục đích phục hồi sau phẫu thuật chỉnh hình, phẫu thuật do chấn thương vật lý, giảm biến chứng và tăng cơ hội hồi phục sức khỏe.
+ Huyết tương giàu tiểu cầu được cấy trực tiếp vào da nhằm tăng sinh protein collagen và elastin, phục hồi tế bào da hư tổn, tăng sinh tế bào mới. Với các lợi ích như: giảm thiểu nếp nhăn, hạn chế vết chân chim, tăng độ đàn hồi, căng bóng da…
+ PRP củng cố nang tóc yếu ớt, kích thích sự phát triển của các nang tóc mới, hỗ trợ điều trị rụng tóc, hói đầu do tuổi tác, vấn đề về cơ địa, sức khỏe…
Khám phá ngay: Phương pháp PRP có tác dụng gì? Nên thực hiện hay không?
Đánh giá hiệu quả cấy huyết tương giàu tiểu cầu:
Xét trên khía cạnh y học và thẩm mỹ hiện đại, các chuyên gia không hề phủ nhận tiềm năng của phương pháp cấy huyết tương giàu tiểu cầu. Tuy nhiên, phương pháp này không hoàn toàn phù hợp với tất cả mọi người. Đồng thời, khi đặt lên bàn cân so sánh với các biện pháp trị liệu chuyên sâu khác như: tiêm Corticoid, Hyaluronic Acid (điều trị thoái hóa khớp gối); bắn laser, lăn kim thẩm mỹ… Việc cấy huyết thanh tiểu cầu không thật sự cho kết quả được như kỳ vọng, cần nhiều buổi trị liệu và chờ đợi hàng tuần, thậm chí là hàng tháng.
Bác sĩ da liễu Phạm Thu Phương – Phòng khám thẩm mỹ quốc tế Mega Gangnam nhận định:
“Kết quả điều trị y tế và cả thẩm mỹ bằng huyết tương giàu tiểu cầu không đồng nhất, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Bên cạnh đó, chất lượng tiểu cầu và khả năng đáp ứng của mỗi người đối với phương pháp này cũng không giống nhau. Một số người có thể nhận được các kết quả khả quan sau điều trị, nhưng số khác thì rất kém hiệu quả hoặc chỉ duy trì được một thời gian ngắn. Ngoài ra, hiện nay với sự xuất hiện của PRF (thế hệ sau của PRP), việc ứng dụng huyết tương giàu tiểu cầu dần ít phổ biến hơn bởi các tác dụng phụ và nguy cơ khi thực hiện”.
Đọc thêm: Cấy máu tự thân là gì và Cách chăm sóc sau khi PRP như thế nào?
Rủi ro khi làm đẹp bằng máu tự thân có thể bạn chưa biết!
Mặc dù, PRP có nguồn gốc tự thân, nhưng việc đưa một lượng lớn tiểu cầu vào da làm ức chế hoạt động của cơ quan miễn dịch, gây phản ứng viêm, sưng đau, tấy đỏ trong những ngày đầu (3-5 ngày).
Trường hợp nguy hiểm hơn, chúng ta cũng có khả năng gặp phải biến chứng do tiêm PRP. Điều này chủ yếu đến từ sự thiếu chính xác khi thu thập, xử lý, cấy PRP và phản ứng của cơ thể. Cần đặc biệt thận trọng với các trường hợp phát ban, da xuất hiện các u cục, đau nhức sưng tấy trên 5 ngày, cảm giác ngứa ngáy, đau đớn quá mức, da lở loét… Đây có khả năng là dấu hiệu biến chứng nhiễm trùng, dị ứng nặng với PRP và cần được can thiệp y tế trong thời gian nhanh nhất.
Làm đẹp bằng máu tự thân nên hay không?
Trên thực tế, hiện nay có rất nhiều phương pháp thẩm mỹ trẻ hóa không xâm lấn với hiệu quả cao và không cần phải sử dụng các nguyên liệu tự thân. Điều này góp phần giảm thiểu tối đa rủi ro từ việc lấy máu, tiêm cấy vào da. Bên cạnh đó, thế hệ mới của PRP là PRF cũng cung cấp nhiều lợi ích tuyệt vời hơn mà lại ít tác dụng phụ nên bạn đọc có thể cân nhắc và tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ khi thực hiện.
Không thể bỏ lỡ: PRF thế hệ sau của PRP được ứng dụng như thế nào trong thẩm mỹ? Hiệu quả ra sao?
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp các thông tin giải đáp huyết tương giàu tiểu cầu là gì và có nên làm đẹp bằng thành phần này hay không. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc cần được tư vấn nhiều hơn, vui lòng liên hệ trực tiếp với các bác sĩ da liễu và chuyên gia thẩm mỹ Hàn Quốc của Mega Gangam qua Hotline: 093.770.6666 để được hỗ trợ ngay!
Các bài viết liên quan
- Mụn bọc ở nách có nguy hiểm không? Điều trị bằng cách nào?
- Bị mụn bọc ở mặt điều trị bằng cách nào không để lại sẹo?
- Phân biệt mụn bọc ở cổ và hướng dẫn cách điều trị nhanh khỏi
- Mụn bọc bị chai nguy hiểm như thế nào? Trị sao cho nhanh khỏi?
- Mọc mụn bọc ở sau tai có nguy hiểm không? Trị bằng cách nào?
- Biểu hiện cằm tiêm filler cứng hay mềm sau khi thực hiện?
- Tiêm filler có đau không? Tình trạng đau nhức kéo dài liệu có nguy hiểm?
- Cholesterol total là gì? Cholesterol total cao là bệnh gì?
- LDL cholesterol là gì? Chỉ số LDL bao nhiêu là nguy hiểm?
- Cholesterol thấp là gì? Cholesterol thấp có nguy hiểm không?