Khi nào nên nặn mụn đầu đen? Những điều cần bạn cần biết
Việc nặn mụn đầu đen có thể là một phần quá trình chăm sóc da, nhưng liệu bạn đã biết khi nào nên nặn mụn đầu đen và những điều quan trọng cần phải biết trước khi thực hiện điều này? Hãy cùng Mega Gangnam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mụn đầu đen có tự hết được không?
Khi bã nhờn không được loại bỏ hoàn toàn khỏi lỗ chân lông, chúng có thể ứ đọng cùng với bụi bẩn và vi khuẩn, dẫn đến sự tích tụ dầu và tạo nên mụn đầu đen, hiện tượng mà chúng ta thường gặp. Tuy nó không gây viêm nhiễm và không quá nguy hiểm cho da, nhưng nhiều người cho rằng nó sẽ tự chữa lành theo thời gian và không cần điều trị.
Tuy nhiên, câu trả lời là KHÔNG. Mụn đầu đen có kích thước nhỏ và dường như không đáng kể, nhưng thực tế bên trong lỗ chân lông chứa nhân mụn lớn và cứng. Mụn đầu đen có thể giảm đi một chút nếu bạn duy trì chăm sóc da và vệ sinh da đúng cách. Tuy nhiên, để loại bỏ hoàn toàn mụn đầu đen, bạn cần một phương pháp can thiệp chuyên sâu hơn.
Khi nào nên nặn mụn đầu đen?
Mụn đầu đen là một loại mụn không viêm nhiễm, xuất hiện khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi dầu, tế bào chết và vi khuẩn. Khi mụn tiếp xúc với không khí, chúng sẽ bị oxy hóa và chuyển sang màu đen. Vùng mũi, trán, cằm, lưng, ngực và cổ thường là nơi mụn đầu đen thường xuất hiện.
Nặn mụn đầu đen có thể giúp loại bỏ nhân mụn và làm sạch da. Tuy nhiên, bạn chỉ nên thực hiện việc này khi thấy các nốt mụn đã có đầu trắng (hoặc vàng), đã khô lại và lỗ chân lông không bị sưng đỏ. Khi điều kiện này được đáp ứng, bạn có thể ấn nhẹ để loại bỏ cồi mụn. Nếu bạn nặn mụn khi chúng còn non hoặc chưa chín, có thể gây tổn thương cho da, làm da viêm nhiễm, sưng tấy hoặc để lại sẹo.
Bạn nên nặn vào một thời điểm nhất định, một tháng nên nặn một lần chứ không nên nặn mụn thường xuyên liên tục. Thời điểm nên nặn vào là buổi tối để làn da được phục hồi dễ hơn.
Nặn mụn đầu đen thế nào cho đúng?
Mụn đầu đen có thể không gây hại cho da, nhưng chúng có thể gây khó chịu. Nếu bạn muốn tự loại bỏ chúng mà không cần đến viện thẩm mỹ, hãy tuân theo các bước sau:
Chuẩn bị
- Đảm bảo bạn đã rửa mặt và tay sạch sẽ.
- Không nên nặn mụn trừ khi bạn đã xông mặt trước đó.
- Mục tiêu của bạn là loại bỏ mụn đầu đen, không nên đụng đến các loại mụn khác.
- Trùm tóc bằng nón tắm và xông mặt bằng nước trà bông cúc trong vòng 15 phút để làm mềm da và mở lỗ chân lông.
Cách làm
- Sử dụng các dụng cụ nặn mụn chuyên nghiệp hoặc cây nặn mụn được tiệt trùng cẩn thận.
- Để nặn mụn đầu đen ở má và tránh, hãy kéo căng da mặt và nhẹ nhàng ấn cây nặn mụn để đưa đầu mụn ra giữa. Lỗ chân lông đã được nở to, nên mụn dễ dàng trào ra ngoài.
- Đối với mụn đầu đen ở hai bên cánh mũi, hãy kéo căng da mặt, sau đó nặn nhẹ từ dưới lên để loại bỏ chúng.
- Khi nặn mụn đầu đen ở mũi, hãy nặn từ trên xuống và hơi chếch vào phía trong để đưa mụn ra ngoài một cách nhẹ nhàng và không đau.
Lưu ý khi nặn mụn đầu đen
- Nặn mụn một tuần một lần (hoặc ít hơn) và thực hiện vào buổi tối.
- Nếu không có cây nặn mụn, bạn có thể sử dụng tay, nhưng trước tiên hãy cắt gọn móng tay, vệ sinh kỹ và kéo căng da mặt. Sau đó, dùng hai ngón tay ấn xuống hai bên đầu mụn.
- Sau khi nặn mụn, hãy thoa nước hoa hồng và kem dưỡng lên vùng mụn để giữ da mềm mịn và không bị tổn thương.
Những thói quen sinh hoạt giúp giảm mụn đầu đen
Tất cả chúng ta đều biết rằng mụn đầu đen có nguyên nhân chính từ việc không duy trì sự vệ sinh cho da cùng với những thói quen ăn uống hàng ngày. Điều chỉnh chế độ ăn uống cũng có thể giúp bạn loại bỏ và cải thiện tình trạng mụn đầu đen đáng kể.
Làm sạch da 2 lần mỗi ngày
Dù bạn trang điểm hay không, làm sạch da hàng ngày bằng các sản phẩm dịu nhẹ và lành tính là bước quan trọng nhất trong việc điều trị mụn đầu đen.
Gội đầu thường xuyên
Tóc của bạn cũng có thể ảnh hưởng đến mụn đầu đen. Dầu thừa và bụi có thể bám lại trên tóc và sau đó tiếp xúc với da mặt, gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Vì vậy, gội đầu thường xuyên là quan trọng.
Tìm kiếm sản phẩm chăm sóc da phù hợp
Sản phẩm chăm sóc da gốc dầu thường không phù hợp cho da có mụn đầu đen. Hãy tìm những sản phẩm không gốc dầu để bảo vệ làn da tốt hơn.
Cải thiện quy trình chăm sóc da
Ngoài việc duy trì quá trình làm sạch da đúng cách, bạn cũng nên xem xét việc tẩy da chết và sử dụng mặt nạ làm đẹp trong quy trình chăm sóc da của mình. Tẩy da chết một lần mỗi tuần và đắp mặt nạ hai lần mỗi tuần có thể giúp da bạn duy trì độ ẩm cần thiết và giảm tiết dầu, từ đó giúp ngăn chặn sự hình thành của mụn đầu đen. Đảm bảo bạn sử dụng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp với làn da nhạy cảm của mình để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
Khi đã hiểu rõ những thông tin quan trọng về việc nên nặn mụn đầu đen hay không và cách điều trị mụn đầu đen một cách an toàn, bạn có thể bắt đầu thực hiện và điều chỉnh quy trình chăm sóc da của mình để có được làn da hoàn hảo như mong muốn.
Khi nào nên thăm khám với bác sĩ Da liễu?
Bạn có thể tự điều trị mụn đầu đen tại nhà với các sản phẩm chăm sóc da phù hợp hoặc nặn mụn khi chúng đã chín và có đầu trắng hoặc vàng. Tuy nhiên, bạn nên thăm khám với bác sĩ da liễu khi:
- Mụn đầu đen của bạn không thuyên giảm sau 4-8 tuần sử dụng các sản phẩm không kê toa
- Mụn đầu đen của bạn trở thành mụn viêm, sưng tấy, đỏ và có mủ. Điều này có thể gây ra thâm và sẹo sau này nếu không được điều trị kịp thời
Bác sĩ da liễu có thể giúp bạn xác định nguyên nhân gây ra mụn đầu đen và cung cấp các lời khuyên và hướng dẫn chăm sóc da phù hợp. Bạn có thể tìm kiếm các bệnh viện hoặc phòng khám da liễu uy tín gần bạn để được tư vấn và điều trị. Tuy nhiên, để đảm bảo điều trị mụn hiệu quả và dứt điểm, quý chị em nên tìm đến phòng khám có bác sĩ chuyên khoa Da liễu để được thăm khám và lên phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng mụn của mình.
Bạn đọc có thể an tâm thăm khám mụn nói riêng và chăm sóc da mặt nói chung nhờ đội ngũ bác sĩ thăm khám có chuyên môn, công tác tại Mega Gangnam. Trong đó, bác sĩ da liễu Phạm Thu Phương được nhiều chị em đánh cao.
Để được tham khảo và tư vấn miễn phí về chăm sóc da mụn quý khách vui lòng liên hệ hotline: 093 770 6666 để đặt lịch tư vấn cụ thể cùng bác sĩ.