Quy trình và kỹ thuật tiêm filler môi như thế nào đạt chuẩn?
Tiêm filler giúp tạo hình cho đôi môi ấn tượng và khắc phục được khá nhiều khuyết điểm. Tuy nhiên, vùng da môi khá mỏng, nhạy cảm nên quá trình tiêm cần đáp ứng khá nhiều yêu cầu về mặt kỹ thuật để đảm bảo hiệu quả, an toàn, tránh tác dụng phụ. Tham khảo bài viết này để tìm hiểu chi tiết về kỹ thuật tiêm filler môi!
Tiêm filler môi là gì? Khi nào nên lựa chọn?
Tiêm filler môi là một phương pháp thẩm mỹ không xâm lấn, sử dụng chất làm đầy (thường là axit hyaluronic – HA) để tiêm trực tiếp vào mô mềm của môi. Quá trình này giúp làm tăng thể tích, độ đầy và tạo hình cho đôi môi căng mọng ngay tức thì. Điểm nổi bật của phương pháp này nằm ở khả năng điều chỉnh linh hoạt, cải thiện các khuyết điểm nhỏ cho đôi môi một cách an toàn mà không làm ảnh hưởng đến cấu trúc mô, không gây sẹo.
Dưới đây là những trường hợp mà tiêm filler môi có thể là giải pháp hoàn hảo:
+ Môi mỏng tự nhiên: Phương pháp tiêm filler môi là lựa chọn hoàn hảo để cải thiện kích thước, độ dày cho những bạn sở hữu dáng môi nhỏ, dẹt, mỏng tự nhiên.
+ Môi không cân đối: Một số người có phần môi trên và môi dưới không đều nhau, hoặc một bên môi mỏng hơn bên kia cũng có thể chọn tiêm filler để khắc phục.
+ Cân đối tỉ lệ khuôn mặt: Đôi môi không chỉ đơn thuần là một phần của khuôn mặt mà còn có vai trò quan trọng trong việc cân đối tỷ lệ tổng thể. Do đó, nếu cảm thấy dáng môi không phù hợp với các đường nét và khuôn mặt có thể cân nhắc tiêm filler.
+ Khắc phục các vấn đề do lão hóa: Quá trình lão hóa tự nhiên khiến đôi môi mất đi độ căng mọng và xuất hiện các nếp nhăn quanh miệng. Tiêm filler môi giúp làm đầy các nếp nhăn này, giúp da môi khỏe mạnh, có độ bóng, mang lại vẻ ngoài trẻ trung, tươi tắn hơn.
+ Tạo hình dáng môi đặc biệt: Nếu bạn yêu thích các dáng môi trendy, đang thịnh hành như: môi trái tim, môi tây hoặc môi tròn, có thể lựa chọn tiêm filler để nhận được kết quả làm đẹp nhanh chóng.
Tìm hiểu thêm: Tiêm Filler môi loại nào tốt nhất? Lưu ý cần biết cho môi bền đẹp
Quy trình tiêm filler môi thẩm mỹ như thế nào đạt chuẩn?
Tiêm filler môi là một phương pháp thẩm mỹ phổ biến, được đánh giá cao bởi các chuyên gia trong lĩnh vực. Tuy nhiên, để nhận được kết quả làm đẹp tốt nhất và đảm bảo bảo an toàn cần tuân thủ quy trình thực hiện chi tiết như sau:
1. Quá trình chuẩn bị trước khi tiêm filler môi
Kiểm tra sức khỏe và tham vấn với bác bác sĩ có chuyên môn là điều cần thiết trước khi thực hiện bất kỳ phương pháp thẩm mỹ nào, bao gồm cả tiêm filler. Điều này nhằm đảm bảo một cách chắc chắn rằng bạn có đủ sức khỏe, không dị ứng với chất làm đầy và hiểu rõ về phương pháp tiêm filler môi một cách đầy đủ và chi tiết nhất.
Khi tiếp nhận tư vấn với các bác sĩ, bạn cũng cần trao đổi một cách thẳng thắn về nhu cầu, mong muốn thực tế, đâu là dáng môi mà bạn yêu thích. Căn cứ vào những thông tin này cùng với đặc điểm khuôn mặt, tình trạng đôi môi, bác sĩ có thể thực hiện theo yêu cầu của bạn hoặc đề xuất phương pháp, kỹ thuật tiêm filler môi phù hợp hơn.
2. Các bước thực hiện tiêm filler đạt chuẩn y khoa
Sau khi đã hoàn tất quá trình tư vấn và chuẩn bị, quy trình tiêm filler môi sẽ được thực hiện một cách nhanh chóng, bao gồm những bước dưới đây:
Bước 1: Làm sạch và khử trùng trước khi tiêm filler môi
Trước khi tiêm, bác sĩ sẽ làm sạch toàn bộ vùng môi (loại bỏ da chết) và sử dụng dung dịch sát khuẩn ở môi và vùng xung quanh. Đây là bước đơn giản nhưng quan trọng để loại bỏ vi khuẩn, tạp chất và các yếu tố có nguy cơ gây nhiễm trùng.
Bước 2: Gây tê cho môi để tránh cảm giác đau nhức
Tiêm filler môi có thể gây đau nhức tại thời điểm thực hiện (xâm lấn của đầu kim và cảm giác chất làm đầy được đẩy vào trong). Trong khi đó, đối tượng tiêm môi thường là các chị em, có khả năng chịu đau kém nên cần gây tê cục bộ. Tùy vào cơ sở thực hiện và nhu cầu thực tế mà bạn có thể lựa chọn dùng kem tê hoặc tiêm gây tê (hiệu quả tốt hơn).
Bước 3: Tiến hành tiêm filler tạo hình môi
Bắt đầu quá trình tiêm filler, bác sĩ thực hiện chính sẽ sử dụng kim tiêm nhỏ (chứa chất làm đầy) để tiêm trực tiếp vào các điểm đã xác định trước trên môi (vành môi, giữa môi…).Căn cứ vào đặc điểm, dáng môi mong muốn của người thực hiện mà các bác sĩ sẽ có sự điều chỉnh (độ sâu, lượng filler…) phù hợp nhất. Theo đó, thời gian tiêm thường chỉ diễn ra trong khoảng 15 – 30 phút.
Bước 4: Kiểm tra lại sau khi tiêm filler môi
Sau khi quá trình tiêm hoàn thành, bạn cần ở lại và chờ đợi các chuyên viên theo dõi phản ứng ở vùng môi và cơ thể. Nếu không có gì bất thường sau khoảng 30 phút, các bác sĩ sẽ kiểm tra lại một lần nữa, đưa ra một số yêu cầu về việc chăm sóc và để bạn về nhà.
Khám phá ngay: Quá trình tiêm filler môi như thế nào? Mấy ngày thì môi đẹp?
Những yêu cầu cần đáp ứng về kỹ thuật tiêm filler môi
Ngoài việc tuân thủ quy trình tiêm filler môi đạt chuẩn, cần đảm bảo các yếu tố quan trọng về kỹ thuật. Cụ thể như sau:
Chọn đúng loại filler phù hợp
Hiện nay có rất nhiều dòng filler được phát triển với các mục tiêu thẩm mỹ khác nhau chứ không riêng gì filler HA truyền thống. Tuy nhiên, đối với trường hợp tiêm môi, loại filler phù hợp nhất vẫn là HA. Bởi thành phần này vừa có khả năng nâng đỡ tốt, dễ điều chỉnh lại còn an toàn và có mức chi phí vừa phải. Tuy nhiên, nếu môi có nhiều khuyết điểm và được bác sĩ yêu cầu sử dụng loại filler khác, nên tuân thủ để nhận được kết quả làm đẹp nhanh chóng, như mong đợi.
Xác định vị trí tiêm chính xác
Khu vực môi có phần da mỏng manh nhưng phía dưới có nhiều mạch máu, dây thần kinh và cấu trúc giải phẫu phức tạp. Việc tiêm sai vị trí, tiêm quá nông hoặc quá sâu đều có khả năng làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, vón cục, tắc mạch hay thậm chí là nhiễm trùng. Vì vậy, việc xác định vị trí có ý nghĩa rất lớn đối với kỹ thuật tiêm filler môi.
Trong quá trình tiêm môi, các chuyên gia cần đảm bảo tiêm môi vào điểm cụ thể như viền môi (tạo đường viền sắc nét), điểm gần với nhân trung (tạo độ cong), lòng môi (làm đầy, làm mịn da môi)…
Điều chỉnh lượng filler hợp lý
Tiêm quá ít filler có thể không mang lại kết quả như mong muốn, trong khi tiêm quá nhiều filler lại khiến môi trông cứng nhắc và thiếu tự nhiên. Do đó, khi tiêm filler môi, chuyên gia thực hiện cần quan sát, theo dõi để hiệu chỉnh (tăng hoặc giảm) lượng filler sao cho phù hợp với kích thước, hình dáng môi và sự hài hòa với khuôn mặt. Lưu ý rằng khi tiêm môi nên hạn chế tiêm một lúc quá nhiều filler (trên 1.5 cc) vì có thể gây quá tải, vón cục, hình thành u hạt dưới da.
Đọc thêm: 9+ dáng tiêm môi đẹp giúp bạn “lột xác” tỏa sáng
Kỹ thuật tiêm đúng góc và độ sâu
Trong kỹ thuật tiêm filler môi, góc tiêm và độ sâu giữ vị trí cực kỳ quan trọng. Theo đó, khi thực hiện tiêm môi, cần đặt kim tiêm ở góc 30 – 45 độ, tranh góc vuông và độ sâu phù hợp nhất là 1 – 2 mm (tùy khu vực, mục đích thẩm mỹ. Chẳng hạn như:
+ Tiêm nông: Áp dụng khi tiêm viền môi và các vùng lân cận để tạo độ sắc nét, làm bật dáng môi.
+ Tiêm sâu: Áp dụng cho vùng lòng môi để tạo độ đầy đặn, căng mọng cho môi.
Sử dụng đúng loại kim tiêm filler
Có hai loại kim thường được sử dụng trong kỹ thuật tiêm filler đó là: kim nhọn và kim đầu tù (cannula).
+ Kim nhọn: Khả năng đưa chất làm đầy vào đúng vị trí, cho hiệu quả kiểm soát filler tốt, phù hợp để tiêm viền môi hoặc trụ nhân trung.
+ Kim đầu tù (cannula): Giảm thiểu nguy cơ tổn thương mạch máu, ít gây bầm tím hơn và phù hợp với những vùng cần tiêm filler vào lớp sâu như lòng môi.
Bác sĩ cần lựa chọn đúng loại kim phù hợp với vùng tiêm và mục tiêu thẩm mỹ của khách hàng. Ngoài ra, kỹ thuật tiêm chậm và đều tay là rất quan trọng để đảm bảo filler được phân bố đều mà không gây ra cảm giác khó chịu cho khách hàng.
Có thể bạn quan tâm: Tiêm môi hỏng: Dấu hiệu nhận biết và khắc phục kịp thời
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp các thông tin về kỹ thuật tiêm filler môi. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ thêm, vui lòng liên hệ trực tiếp với đội ngũ chuyên gia của Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn thêm về các phương pháp thẩm mỹ phổ biến!