Lưu huỳnh trị mụn có tốt và an toàn không?
Từ rất lâu, người ta đã sử dụng lưu huỳnh để chữa trị các bệnh ngoài da, nấm ngứa, trong đó có trị mụn. Lưu huỳnh trị mụn có tốt không và mức độ an toàn ra sao, không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về lưu huỳnh và cách sử dụng lưu huỳnh chăm sóc da đúng cách.
Lưu huỳnh trị mụn là gì?
Để biết lưu huỳnh trị mụn là như thế nào, bạn cần hiểu rõ hơn một số điều về lưu huỳnh. Lưu huỳnh (hay còn gọi là Sulfur; ký hiệu hóa học: S), là một nguyên tố có mặt nhiều trong tự nhiên dạng đơn chất hay hợp chất. Những nơi tập trung nhiều lưu huỳnh nhất thường ở xung quanh các con suối nước nóng, núi lửa. Khi ở trạng thái tự nhiên phổ biến nhất, phi kim này là một chất rắn kết tinh màu vàng chanh, không mùi, không vị.
Trong cơ thể người, nguyên tố này được tìm thấy trong các axit amin dạng đơn chất hoặc các khoáng chất như sulfate, sulfur với mức độ phổ biến xếp thứ 3 sau canxi và photpho.
Việc sử dụng lưu huỳnh trị mụn là một giải pháp từng được xuất hiện từ xa xưa người Ai Cập, La Mã cổ sử dụng sulfur trị mụn ngứa, bệnh chàm da.
Hiện nay lưu huỳnh trị mụn thuộc nhóm thuốc trị mụn với một số tên gọi biệt dược như: Acnotex®, Liquimat Light®, Fostril®, Rezamid®, Sulfo-Lo®, Liquimat Medium®, Sulfoam®, Sulforcin®,.. Ngoài ra, chúng được điều chế với các nồng độ khác nhau có mặt trong các sản phẩm kem dưỡng, xà phòng, lotion để người dùng dễ dàng lựa chọn.
Lưu huỳnh có tính khử nước, sau khi bôi lên bề mặt da thì chúng có tác dụng hút hết dầu và bã nhờn ra khỏi lỗ chân lông. Vì thế, thuốc có tác dụng làm sạch mụn và tránh sưng tấy. Ngoài ra, lưu huỳnh trị mụn cũng có tính kháng khuẩn hợp với người da dầu và mụn.
Ngoài công dụng trị mụn, chàm, hiện nay lưu huỳnh được ứng dụng chữa nhiều loại bệnh khác như viêm da, gàu ngứa, da ửng đỏ..
Cơ chế trị mụn của lưu huỳnh
Cơ chế lưu huỳnh trị mụn tương tự như benzoyl peroxide, đây đều là những chất chống oxy hóa, khi đi sâu vào da sẽ tạo môi trường có hại cho vi khuẩn khiến chúng không thể phát triển gây mụn. Quá trình trị mụn trên da của lưu huỳnh diễn ra như sau:
– Làm khô tế bào sừng đã già cỗi có sẵn trên bề mặt da.
– Tiếp tục khiến lớp tế bào bong tróc ra khỏi lỗ chân lông, mở đường cho bề mặt da được thở.
– Kháng viêm, kháng khuẩn, đồng thời hỗ trợ giảm viêm sưng cho nốt mụn và vùng da xung quanh.
Với quá trình này, lưu huỳnh rất phù hợp sử dụng cho các loại mụn viêm sưng, hay mụn to có nhân mủ. Ngược lại, các hoạt chất không có tác dụng với nhóm mụn không viêm như mụn cám, mụn ẩn, mụn đầu đen.
Sử dụng lưu huỳnh trị mụn tốt không?
Lưu huỳnh có thể mang lại hiệu quả tốt nhất đối với mụn trứng cá thể nhẹ. Mụn trứng cá nhẹ thường chủ yếu có dạng mụn đầu trắng hoặc mụn đầu đen. Khi dùng lưu huỳnh, hoạt chất phát huy khả năng giảm thiểu mức độ nhiễm khuẩn, điều tiết bã nhờn và tiêu diệt vi khuẩn P.acnes gây ra mụn. Đánh chung của lưu huỳnh trong trị mụn là khá tốt, cụ thể:
1. Giảm khả năng nhiễm khuẩn
Lưu huỳnh có khả năng tiêu lớp sừng, da chết được đẩy lên bề mặt da. Vì thế, hoạt chất này có khả năng ngăn ngừa mụn nhất là mụn trứng cá. Khi thoa lưu huỳnh lên da, theo thời gian chúng bị oxy hóa rồi trở thành sulfurous acid – một loại acid có tính kháng khuẩn nhẹ, hạn chế viêm sưng trên các nốt mụn.
2. Điều tiết bã nhờn
Làn của bạn sẽ thay mới mỗi tháng qua việc loại bỏ tế bào chết và thay thế bởi tế bào khác khỏe mạnh hơn. Khi lớp tế bào già được đẩy lên bề mặt được gọi là lớp sừng. Lớp sừng khi kết hợp với dầu nhờn tiết ra từ lỗ chân lông nếu không được làm sạch sẽ gây ra tình trạng bít tắc khiến mụn hình thành.
Công dụng của sulfur ở đây là làm khô các tế bào sừng, hấp thụ bã nhờn tận sâu chân lông. Một khi lỗ chân lông thông thoáng, điều kiện này sẽ không còn cơ hội cho vi khuẩn P.acnes sinh sôi, gây mụn.
3. Tiêu diệt vi khuẩn gây mụn
Không chỉ vi khuẩn gây ra mụn P.acnes, các thể loại nấm men cũng là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề da và để lại các tổn thương bề mặt. Trong y học, sulfur là chất chuyên điều trị các tình trạng da bị nấm men gây hại như chàm da mỡ (seborrheic eczema), viêm da tiết bã, viêm da đầu, viêm nang lông..
4. Tẩy da chết
Nhờ tính bạt sừng của lưu huỳnh mà chúng mang lại khả năng thúc đẩy bong tróc tế bào chết. Khi kết hợp với chu trình dưỡng da hợp lý, khoa học, các nốt mụn sẽ dần được cải thiện và bong ra nhanh hơn.
Về cơ bản lưu huỳnh trị mụn có tốt cho làn da bởi cơ chế làm sạch và loại bỏ môi trường gây mụn. Tuy nhiên, đối với các loại mụn nặng như mụn u nang, mụn viêm u đỏ.. lưu huỳnh không thể xử lý hết, bạn nên đến các cơ sở chuyên khoa da liễu để được thăm khám và phương án điều trị.
Mức độ an toàn khi dùng lưu huỳnh trị mụn
Lưu huỳnh trị mụn có an toàn không là câu hỏi tất yếu của nhiều người khi nghe tới thành phần rất “hóa học” này. Tuy nhiên, những phản ứng mà lưu huỳnh mang lại cũng thường thấy ở nhiều thành phần hóa học hỗ trợ trong chăm sóc da khác như dị ứng, kích ứng,.. bạn không nên quá lo lắng. Hơn nữa, khi sử dụng với nồng độ cho phép, lưu huỳnh sẽ mang lại hiệu quả mà không ảnh hưởng tới tình trạng sức khỏe hay làn da của bạn.
Để biết chính xác mức độ an toàn mà bạn gặp phải hay không, vui lòng tham khảo thêm trực tiếp với bác sĩ Da liễu.
Khả năng kích ứng: Bản thân sulfur là một hoạt chất trị mụn và đồng nghĩa rằng khả năng kích ứng hoàn toàn có thể xảy ra. Thậm chí trên thực tế, thành phần nào cũng có thể xảy ra kích ứng tùy theo khả năng cao hay thấp. Dấu hiệu nhận biết thường là đỏ sau khi thoa, cảm giác mẩn ngứa, khó chịu.
Khả năng dị ứng: Phản ứng mạnh mẽ hơn kích ứng là dị ứng. Đôi khi tình trạng dị ứng sẽ xảy ra với một số loại da. Một dấu hiệu cho thấy bạn có khả năng cao bị dị ứng là từng có tiền sử dị ứng với sulfa. Biểu hiện thường bao gồm phát ban, nổi mề đay, sưng mặt, thậm chí khó thở. Ở các trường hợp nặng, bạn cần dừng ngay tức thì và đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý.
Thay đổi sắc tố da: Ở một số trường hợp, dùng lưu huỳnh nồng độ cao gây ra sự thay đổi màu da. Vùng da được điều trị bằng lưu huỳnh có sắc tố trắng, xám, chúng sẽ ở trên da tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Ảnh hưởng đến thai nhi: Theo FDA, lưu huỳnh có thể gây tác động xấu tới thai nhi khi thử nghiệm trên động vật và chưa có kết quả khi nghiên cứu trên người. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú vẫn nên tạm ngưng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Cách sử dụng lưu huỳnh trị mụn an toàn trên da
1. Kiểm tra phản ứng dị ứng da patch test
Sau khi thoa lưu huỳnh lên vùng da tay hoặc hai bên má sát mang tai để kiểm tra dị ứng, bạn nên đợi khoảng 1-3 ngày. Trong suốt thời gian này, bạn không nên bôi thêm các sản phẩm khác đè lên để nhận diện chính xác kết quả.
2. Chọn nồng độ phù hợp
Không có con số cụ thể đưa ra rằng bạn sẽ phù hợp với bao nhiêu phần trăm lưu huỳnh trong mỹ phẩm. Bác sĩ khuyên bạn bắt đầu với nồng độ thấp nhất và tăng dần để gia tăng hiệu quả. 2-3% là con số tham khảo khi mới sử dụng lưu huỳnh trị mụn.
Nếu đã hài lòng với tác dụng hiện tại, bạn không nhất thiết phải tăng lên và cứ duy trì tiếp tục sản phẩm.
3. Chỉ dùng lưu huỳnh trên nốt mụn
Lưu huỳnh (sulfur) không phù hợp cho các trường hợp mụn ẩn, mụn cám, mụn đầu đen diện rộng nên bạn cũng không cần phải thoa hoạt chất này lên toàn mặt. Lưu huỳnh thường được bảo quản ở dạng dung dịch có độ lắng, bạn chỉ cần một chiếc tăm bông nhỏ thoa tại chỗ để đảm bảo vệ sinh.
4. Kết hợp lưu huỳnh cùng các chất khác
Lưu huỳnh có thể kết hợp với một số thành phần khác trong trị mụn và chăm sóc da như:
Kết hợp lưu huỳnh với vitamin B5: Vitamin B5 hay Pantothenic Acid thuộc nhóm Vitamin tan trong nước, lành tính, thường được ứng dụng trong các loại mỹ phẩm giúp làm dịu da. Vitamin B5 giúp cung cấp độ ẩm, làm dịu và phục hồi da bị tổn thương, kháng viêm, giảm kích ứng,.. Lưu huỳnh có thể dùng kèm vitamin B5 để tăng khả năng phục hồi, cung cấp thêm độ ẩm và giúp da dịu hơn.
Kết hợp sulfur với hyaluronic acid: Hyaluronic Acid (HA) vốn đã quá nổi tiếng trong ngành mỹ phẩm, làm đẹp bởi khả năng cấp ẩm lớn đi kèm là độ lành tính cao. HA còn hỗ trợ cho làn da căng bóng mịn màng. Khi kết hợp với lưu huỳnh, chúng làm giảm tác động của hoạt động trị mụn này lên da. Lưu huỳnh gây khô và bong tế bào sừng, nhưng nếu quá trình diễn ra trên da thiếu nước sẽ dẫn tới đỏ rát, bong tróc. Bạn có thể bổ sung HA vào kem dưỡng hoặc dùng riêng dạng serum (1-1.5% HA).
Kết hợp sulfur với chất làm dịu: Các chiết xuất thực vật vốn được ưa chuộng ngành mỹ phẩm bởi nhiều dược tính khác nhau, cấp ẩm và phục hồi là một trong số đó.
♦ Chiết xuất hoa hồng (Rose extract): có khả năng cấp ẩm và làm mềm da, làm dịu da bị mẩn đỏ, thô ráp, thiếu nước khi chăm sóc chưa đúng cách.
♦ Chiết xuất cam thảo (Licorice Root extract): có chứa Liquiritin với đặc tính làm dịu, dưỡng ẩm cho da rất tốt. Liquiritin còn hỗ trợ chống lại quá trình lão hoá để da luôn hồng hào, căng mướt đủ ẩm.
♦ Chiết xuất cây phỉ (Witch Hazel extract): Loại cây được chứng minh có khả năng ức chế lên đến 27% đỏ da do kích ứng. Nhờ vào tannin và gallic acid, cây phỉ sẽ hỗ trợ ngăn ngừa được các chất gây viêm xâm nhập vào tế bào để làm dịu và bảo vệ da bạn tránh được tổn thương.
Các sản phẩm nổi bật có chứa lưu huỳnh trị mụn bạn có thể tham khảo:
- Lotion hỗ trợ trị mụn Mario Badescu Drying
- Chấm mụn giảm viêm Kate Somerville Eradikate Acne Spot Treatment
- Kem trị mụn của Murad – Blemish Spot Treatment
- Tinh chất DHC Spot Therapy ngừa mụn
- Ciracle Red Spot Cream
- Dung dịch lưu huỳnh nồng độ 5%
- Chấm mụn của Naruko Tea Tree Precious
- Lotion trị mụn có chứa lưu huỳnh Bye Bye Blemish For Acne Drying
Hy vọng sau khi tham khảo bài viết trên, bạn đã có thêm kiến thức về lưu huỳnh trị mụn và sử dụng thế nào cho hiệu quả. Để biết thêm thông tin các dịch vụ chăm sóc da hiệu quả nhất hiện nay, bạn vui lòng liên hệ 093 770 6666!
Các bài viết liên quan
- Cách trị mụn bọc tại nhà như thế nào nhanh khỏi nhất?
- Cách trị mụn bọc sưng đỏ như thế nào nhanh khỏi?
- Mụn bọc có tự xẹp không? Làm sao để trị mụn bọc thật nhanh?
- 10+ cách trị mụn ẩn trên trán bằng nha đam dễ thực hiện tại nhà
- Cách xử lý mụn đầu đen ở trán hiệu quả từ chuyên gia
- Cách trị mụn bọc nhanh nhất trong 1 đêm liệu có khả thi?
- Cách nặn mụn bọc bị chai cứng như thế nào an toàn?
- Mụn bọc không đầu có biểu hiện gì? Điều trị như thế nào?
- Ăn gì để trị mụn ẩn? Bị mụn ẩn không nên ăn gì?
- 10+ công thức xông da mặt trị mụn ẩn hiệu quả, đúng cách