Công dụng bất ngờ từ mặt nạ ngải cứu có thể bạn chưa biết!
Theo chuyên gia, ngải cứu không chỉ là một loại thảo dược quý được sử dụng trong y học truyền thống, mà còn là một nguồn dưỡng chất tuyệt vời cho da. Mặt nạ ngải cứu không chỉ giúp làm sạch da sâu mà còn làm se khít lỗ chân lông và làm dịu da, mang lại làn da mềm mại và sáng khoẻ.
Ngải cứu vừa được xem là một loại rau vừa mang đến những công dụng như một vị thuốc bồi bổ khí huyết. Do đó, từ xưa dân gian đã sử dụng rau ngải cứu cho các mục đích chữa bệnh. Quả thực các phương thuốc từ loại rau này đều cực kỳ tốt cho sức khỏe người bệnh. Mặc dù vậy, ít ai biết rằng ngải cứu thực tế cũng rất có ích trong việc làm đẹp da, cải thiện nhiều vấn đề như mụn, sẹo thâm hay da không đều màu. Trong số đặc biệt ngày hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể những lợi ích tuyệt vời của mặt nạ ngải cứu.
Đắp mặt nạ ngải cứu và những công dụng vô cùng tuyệt vời
Tại sao ngải cứu lại được sử dụng trong làm đẹp?
Nhận dạng rau ngải cứu rất đơn giản, đây là loại cây thân thảo, sống lâu năm, phần thân có nhiều rãnh dọc. Lá cây thường mọc so le, mỗi mặt lá là một màu sắc khác nhau, mặt trên trơn nhẵn, màu dưới có nhiều lông nhỏ, không xuất hiện cuống lá. Cây ngải cứu có xu hướng ưa nước, thường xuyên mọc hoang nhưng cũng được trồng phổ biến để làm thực phẩm hay thuốc phòng chữa bệnh. Cây ngải cứu mọc hoang ở nhiều nơi trong cả nước, có thể trồng quanh nhà làm thuốc.
Điều gì khiến ngải cứu được sử dụng phổ biến trong việc chăm sóc cơ thể như vậy
Từ thời xa xưa, trong các ghi chép y học cổ truyền đã xem ngải cứu như một vị thuốc tốt với tính ấm, vị đắng bồi bổ tốt cho cơ thể. Nhất là giúp cho hoàn động tuần hoàn máu diễn ra ổn định, cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Bên cạnh đó, ngải cứu đã và đang được nghiên cứu để phát triển các sản phẩm chức năng làm đẹp da. Các số liệu cho thấy một số hoạt chất có trong ngải cứu có khả năng kháng viêm, ngăn ngừa sự phát triển của các bệnh da liễu, viêm nhiễm. Đồng thời, sử dụng rau ngải cứu đúng cách còn có công dụng chăm sóc và bảo vệ làn da cực tốt. Một số lợi ích của rau ngải cứu điển hình như:
- Mang đến hiệu quả làm mềm, giữ ẩm và đảm bảo cân bằng độ pH cho làn da
- Công dụng phân giải dầu nhờn và chất béo giúp làm sạch bụi bẩn, dầu thừa tích tụ lâu ngày trên bề mặt da.
- Hoạt chất tanin có tác dụng điều trị các bệnh lý về da, ngăn ngừa sự xuất hiện của mụn nước, chàm da cùng một số căn bệnh viêm bất thường khác.
- Ngải cứu có khả năng xúc tiến hoạt động lưu thông và tuần hoàn máu, giúp quá trình trao đổi chất và tăng sinh tế bào diễn ra nhanh hơn, là dưỡng chất tuyệt vời để vết thương nhanh lành, hạn chế sẹo.
Tìm hiểu thành phần hóa học của cây ngải cứu
Ngải cứu vốn được biết đến như một loài cây đặc biệt với hàng loạt các công dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người không thực sự hiểu rõ thành phần hóa học và các hoạt chất tồn tại trong loài cây này. Mục đích chính của việc tìm hiểu những thông tin đó là để xác định dược lực học, đồng thời hạn chế tình trạng dị ứng với thành phần ở một số đối tượng.
Bảng thành phần hóa học nhiều hoạt chất quý giá của rau ngải cứu
Theo đó, trong thành phần của cây ngải cứu song song tồn tại nhiều flavonoid khác nhau. Cụ thể hơn nữa, có khoảng 7 hoạt chất đặc biệt thuộc về nhóm flavones, 2 thành phần chủ chốt có thể chia theo các glycoside flavone, flavanone, flavonol, đồng thời có khoảng 8 hoạt chất được xác định theo nhóm flavonol glycoside. Trong đó, thành phần dồi dào và phong phú nhất trong các hoạt chất đã kể trên chính eriodictyol và luteolin. Công dụng chính của eriodictyol là kháng viêm nhờ vào các đặc tính tự nhiên sẵn có. Trong khi đó, luteolin sở hữu những hoạt chất nhỏ có khả năng kháng khuẩn, chống oxy hóa và phòng chống các tế bào dị biệt như ung thư.
Tinh dầu được chiết xuất từ cây ngải cứu được sử dụng cho nhiều mục đích. Một số nghiên cứu đã xác minh có tới 51 hợp chất tinh dầu và có sự khác biệt tùy thuộc vào vị trí địa lý hay những giai đoạn phát triển của cây. Các sản phẩm điều chế từ cây ngải cứu cho thấy những số liệu khả quan trong điều trị viêm da, viêm nhiễm dị ứng, da khô… Do đó, hoàn toàn có thể khẳng định những thành phần và hoạt chất có trong ngải cứu an toàn với đa số các đối tượng, bao gồm cả người già.
Những đối tượng nên và không nên sử dụng ngải cứu để làm đẹp
Ngải cứu vốn là một phương thuốc tốt cho sức khỏe nhưng không nên sử dụng quá liều hoặc không đúng cách bởi có khả năng gây tổn hại cho cơ thể, bao gồm cả làn da của chúng ta. Sử dụng ngải cứu ở dạng ngoài da ít mang đến những bất lợi cho sức khỏe hơn nhưng nếu dung nạp vào cơ thể hàm lượng quá lớn, bất kể mục đích là gì, hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng. Nhất là khi chúng ta không phát hiện được những dấu hiệu bất thường từ sớm. Vì vậy, sử dụng cây ngải cứu nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ, tránh sử dụng trong một khoảng thời gian dài vì có khả năng gây tích tụ độc tố. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý những đối tượng nên và không nên sử dụng rau ngải cứu để làm đẹp như sau:
Những đối tượng nào nên hoặc không nên sử dụng rau ngải cứu
Việc sử dụng ngải cứu để chữa bệnh và làm đẹp da hiệu quả với những đối tượng sau:
- Phụ nữ đang gặp phải các vấn đề về da, mọc mụn, đau lưng, đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt.
- Người bệnh thường xuyên bị rối loạn nội tiết tố, bị nổi mụn sưng viêm và dễ tái phát
- Người có sức đề kháng kém, làn da xám xịt, kém sắc và không đều màu
- Người đang mắc phải một số vấn đề như da khô, da đổ nhiều dầu, viêm nang lông, viêm lỗ chân lông.
Dù sử dụng bất kỳ hình thức nào thì có một số đối tượng cần phải đặc biệt lưu ý khi lựa chọn rau ngải cứu để chữa bệnh hoặc làm đẹp cho da.
- Người đang mắc phải một số bệnh lý đường ruột, hệ tiêu hóa, các bệnh liên quan đến gan như viêm gan, suy gan.
- Phụ nữ đang ở trong thời kỳ mang thai nhất là vào giai đoạn đầu của thai kỳ, cơ thể cực kỳ nhạy cảm không nên sử dụng ngải cứu.
- Tránh việc sử dụng ngải cứu để làm đẹp nếu không có sự hướng dẫn hay chỉ định của bác sĩ ở những người bị mụn nặng, da lở loét.
Các phương pháp làm đẹp từ ngải cứu hiệu quả nhất
Ngải cứu được sử dụng cho mục đích làm đẹp theo nhiều cách khác nhau. Bên cạnh phương pháp cơ bản nhất là ăn rau ngải cứu hoặc sử dụng nước cốt để làm đẹp, người ta đã phát hiện ra nhiều phương pháp để tăng cường sức khỏe làn da, cải thiện mụn, làm trắng và nhiều vấn đề khác điển hình như cách làm mặt nạ ngải cứu. Để giúp các bạn có được phương pháp làm đẹp an toàn nhất từ rau ngải cứu, dưới đây là một số mẹo cực hay:
Đắp mặt nạ ngải cứu cho da mặt và những phương pháp cải thiện tình trạng da khác
Sử dụng mặt nạ ngải cứu
Cách sử dụng ngải cứu để làm mặt nạ đắp lên da mặt ngày nay khá phổ biến. Phương pháp này vừa giúp chăm sóc da vừa cải thiện nhiều khuyết điểm và khắc phục một số vấn đề. Cụ thể như: chống khô nhăn, giúp da mặt mềm mịn hơn, loại bỏ lớp dầu nhờn và tạp chất trên bề mặt. Thực hiện làm mặt nạ ngải cứu khá đơn giản với 2 bước chính:
- Rửa sạch rau ngải cứu, sau đó tiến hành xay để lấy dung dịch nước cốt.
- Làm sạch da mặt, sau đó đắp một chiếc khăn ấm để làm giãn nở lỗ chân lông. Thoa dung dịch nước cốt ngải cứu tươi lên mặt khoảng 20 phút rồi rửa sạch.
Phương pháp đắp mặt nạ ngải cứu với da thường nên được thực hiện khoảng 2 lần trong tuần. Với các trường hợp bị mụn viêm, mụn bọc và nhiều vấn đề khác có thể nâng cấp số lần đắp mặt nạ để làm giảm triệu chứng của mụn, giúp da sáng khỏe và mềm mịn hơn.
Xem thêm: Nên bắt đầu đắp mặt nạ từ khi nào?
Dùng nước ngải cứu để rửa mặt
Trong trường hợp bạn không có nhiều thời gian cho việc đắp mặt nạ thì rửa mặt mỗi ngày khoảng 2-3 phút với nước ngải cứu là một lựa chọn hoàn hảo. Việc rửa mặt nên tiến hành đều đặn mỗi buổi sáng để hiệu quả đạt được cao nhất có thể. Phương pháp chăm sóc da với nước ngải cứu như sau:
- Rửa sạch thật kỹ lá ngải cứu, có thể ngâm thêm nước muối để loại bỏ tạp chất.
- Sử dụng nguyên liệu vừa làm sạch đun sôi kỹ trong 10-15 phút, lấy miếng vải mỏng để lọc lấy nước cốt.
- Nước ngải cứu vừa chuẩn bị để nguội và chia thành các lọ thủy tinh, có thể bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần.
- Dùng trực tiếp hoặc pha loãng nước ngải cứu đều được để rửa mặt vào buổi sáng hoặc buổi tối.
Sau khi rửa mặt, dùng khăn thấm phần nước lên để đắp mặt, đặc biệt chú trọng đến những khu vực da bị mụn, da xấu. Giữ trên da như vậy khoảng vài phút cho khăn tự khô rồi tiến tiến hành rửa lại mặt thật nhẹ nhàng với nước ấm.
Đun sôi lấy nước uống
Uống nước từ rau ngải cứu dùng để uống không chỉ giúp làm đẹp da mà còn hỗ trợ lưu thông khí huyết, cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Cực kỳ phù hợp với nhược suy nhược thần kinh, sức đề kháng yếu và thể trạng không ổn định.
- Sử dụng phần lá rau ngải cứu tươi sau khi đã rửa sạch, đun sôi kỹ để chắt lấy nước uống. Nên sử dụng theo liều lượng chỉ định để phát huy được hiệu quả làm đẹp da tốt nhất có thể.
- Một số loại ngải cứu khô cũng mang đến hiệu quả cực tốt, có thể sử dụng các lá khô để pha với nước ấm, dùng như một thức uống hoặc trà hàng ngày.
Đối với việc uống lá ngải cứu người dùng nên thận trọng bởi sử dụng quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe, thậm chí là gây ra tác dụng phụ đối với hệ thần kinh. Nếu uống nước ngải cứu khô chỉ nên dùng một nhúm nhỏ và pha thật loãng, không nên quá đặc.
Tẩy tế bào chết với bã ngải cứu
Bã rau ngải cứu sau khi chắt lấy nước cất hoặc đã từng nấu nước uống có thể giữ lại để làm sạch da. Tận dụng nguyên liệu này vừa giúp tẩy tế bào chết vừa có khả năng điều trị nhiều vấn đề bao gồm cả bệnh chàm, viêm da cơ địa. Do đó, không nên lãng phí, hãy lưu lại và sử dụng theo cách cụ thể như sau:
- Sử dụng bã rau ngải cứu chà xát nhẹ lên toàn bộ bề mặt da và những nơi có vấn đề về lỗ chân lông, viêm tuyến bã nhờn bao gồm mặt, cổ, bắp tay…
- Rửa sạch lại một lần nữa với nước ấm hoặc nước muối sinh lý. Nên sử phương pháp này khoảng 2 lần/tuần để hiệu quả tốt nhất, làm mềm những khu vực da đã bị tổn thương, chai sạn.
Tắm lá ngải cứu
Uống nước từ lá ngải cứu để làm đẹp da hoặc tận dụng bã để tắm
Ngải cứu cũng được sử dụng để làm đẹp toàn thân bằng cách dùng nước lá để tắm. Phương pháp này vừa loại bỏ tế bào chết vừa chữa bệnh tốt, làm ấm cơ thể trong những người hàn lạnh. Nhìn chung, đây là phương pháp tốt để chữa bệnh ngoài da và đẩy mạnh hoạt động tuần hoàn máu, chữa bệnh tốt hơn. Cách làm nước tắm bằng lá ngải cứu như sau:
- Rửa thật sạch lá ngải cứu, sau đó vò nát hoặc dùng nước từ lá ngải cứu đã được đun sôi cũng khá tốt.
- Sử dụng một túi nhỏ bằng vải chứa lá đã được vò nát trong chậu tắm để lá không bị vương vãi cũng như bảo toàn được phần bã, sử dụng ở những lần tiếp theo.
- Tắm lá ngải cứu theo phương pháp này tối thiểu 1-2 lần trong tuần cho trẻ em để trị mụn ngoài da, rôm sảy cũng đồng thời phù hợp với các bạn đang có làn da khô.
Với những bạn đang gặp phải các bệnh lý về da ở nhiều vị trí thì nên tích cực tắm nước lá ngải cứu và sử dụng nước uống đúng liều lượng để hiệu quả đạt được tốt nhất. Chọn lá để tắm nên chọn các cây ngải cứu già dược lực sẽ cao hơn.
Tinh dầu ngải cứu và dầu oliu trị sẹo
Điều trị sẹo cũng là một trong số những công dụng phổ biến của ngải cứu nhưng không có nhiều người biết đến phương pháp thực hiện. Có thể kết hợp tinh dầu ngải cứu hoặc nước cốt cùng với dầu oliu để làm mờ sẹo, kích thích lên da non và giúp da mặt đều màu hơn. Cách dùng ngải cứu để trị sẹo cho da mặt tương đối đơn giản như sau:
- Trộn lẫn hỗn hợp tinh dầu ngải cứu/ nước cốt ngải cứu cùng dầu oliu theo tỷ lệ 1:2.
- Rửa sạch mặt và thoa mặt nạ ngải cứu trị sẹo vừa chuẩn bị lên da mặt rồi để qua đêm.
- Thực hiện phương pháp trị liệu ngày tối thiểu 1-3 tháng để cải thiện các vấn đề về da, tích cực làm mờ sẹo thâm, sẹo do mụn và các dấu vết da bất thường do hiện tượng thừa hoặc thiếu sắc tố.
Xem thêm: Làm đẹp da mặt bằng dầu oliu
Trên đây là bài viết của Mega Gangnam về các phương pháp cải thiện tình trạng da bằng cách sử dụng mặt nạ ngải cứu. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc về vấn đề này vui lòng liên hệ qua Hotline: 093.770.6666 hoặc để lại comment phía dưới để được tư vấn và giải đáp ngay bởi các bác sĩ chuyên khoa trong lĩnh vực da liễu và thẩm mỹ.
Các bài viết liên quan
- 5 lợi ích của mặt nạ táo với làn da không thể bỏ qua
- 10 công thức mặt nạ tự chế trị mụn giảm viêm nhanh
- 7 công thức mặt nạ collagen tự chế dưỡng da siêu tốt
- Cách làm xịt khoáng dưa chuột tự chế cấp ẩm hữu ích
- 8 lợi ích tuyệt vời của mặt nạ gỗ đàn hương bạn nên biết
- 10 loại mặt nạ tự chế trị lỗ chân lông to cho da láng mịn
- 5 cách làm mặt nạ củ cải đường dưỡng trắng da hiệu quả
- 10 cách làm mặt nạ bơ trị nám sáng da dễ áp dụng
- Cách làm mặt nạ bơ với sữa tươi dưỡng da hiệu quả
- 10+ cách trị mụn ẩn trên trán bằng nha đam dễ thực hiện tại nhà