Môi thâm thiếu chất gì? Cách bổ sung dưỡng chất trị thâm cho môi
Có nhiều nguyên nhân khiến môi bị thâm nhưng việc cơ thể thiếu chất dinh dưỡng đặc biệt là sắt, vitamin B12, B9, vitamin C làm tăng sinh hắc tố melanin trên da. Trường hợp này nên thăm khám trực tiếp với bác sĩ để xác định mức độ thiếu chất và bổ sung khi cần thiết! Với các trường hợp môi bị thâm nặng, lâu năm cần áp dụng các phương pháp trị liệu chuyên nghiệp như phun xăm, bắn laser, Meta Elite…
Hiện tượng môi bị thâm xuất phát từ nhiều nguyên nhân và một trong số đó chính là việc cơ thể bị suy nhược, thiếu dưỡng chất. Vậy bạn có biết môi thâm thiếu chất gì hay không? Tham khảo bài viết này để được giải đáp chi tiết và hướng dẫn cách bổ sung dinh dưỡng ngay tại nhà!
Giải đáp: Môi thâm thiếu chất gì là chủ yếu?
Bỏ qua những nguyên nhân thường gặp khác thì thâm môi cũng là một trong các dấu hiệu đặc trưng của tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng bên trong cơ thể. Các chuyên gia tại Mega Gangnam khẳng định việc thâm môi thường là dấu hiệu chỉ báo cho thấy chúng ta đang bị thiếu sắt hoặc vitamin B12.
- Trước hết, cần xác định răng sắt đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình sản xuất hồng cầu và cung cấp oxy cho mọi tế bào trong cơ thể. Khi cơ thể thiếu sắt, khả năng sản xuất hồng cầu trở trở nên kém hiệu quả, dẫn đến tình trạng thiếu máu. Điều này làm giảm oxy và lưu lượng máu đến nhiều khu vực, đặc biệt là môi. Việc xuất hiện các sắc tố tối màu như nâu đen, thâm đen là một phản ứng tự nhiên của cơ thể.
- Vitamin B12 cũng tham gia trực tiếp với quá trình tạo ra các tế bào máu. Thiếu hụt vitamin B12 khiến khả năng sản xuất hồng cầu sụt giảm nhanh chóng và đó là lý do khiến môi bị thâm. Bên cạnh đó, loại vitamin này cũng tham gia vào quá trình tạo ra axit nucleic và protein, giúp duy trì sự ổn định của các tế bào. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin B12, quá trình tái tạo tế bào bị gián đoạn, làm tăng sắc tố ở một số khu vực có nhiều mao mạch như môi.
Ngoài ra, có một số nghiên cứu cho thấy việc thiếu hụt vitamin B2, B9 và vitamin C cũng ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa vật chất, giảm mức độ kiểm soát đối với tế bào melanocyte. Điều này khiến cho không chỉ môi mà các tế bào da ở những khu vực khác cũng dễ bị sạm màu hơn.
Tìm hiểu thêm: Tại sao môi lại thâm? Điều trị dứt điểm được không?
Bổ sung các chất dinh dưỡng có giúp trị thâm hoàn toàn không?
Cần thăm khám trực tiếp với bác sĩ để xác định môi bị thâm có xuất phát từ tình trạng cơ thể bị thiếu dinh dưỡng hay không. Thực tế thì da ở vùng môi khá mỏng yếu, nhạy cảm, phía dưới lại chứa nhiều mao mạch nên nếu chỉ quan sát bằng mắt thường rất khó để tìm ra nguyên nhân cụ thể.
Trường hợp được khẳng định rằng thâm môi là do thiếu chất: sắt, vitamin B12, vitamin B2, B9 hoặc vitamin C thì chúng ta có thể giảm thâm bằng cách bổ sung các hoạt chất trên. Có thể là uống thực phẩm chức năng hoặc tăng cường các nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày.
Bổ sung thực phẩm chức năng để giảm thâm môi
Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều dòng thực phẩm chức năng, vitamin tổng hợp được sản xuất với mục đích bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Bạn có thể chọn mua viên uống chứa sắt, vitamin C, vitamin B ở các nhà thuốc uy tín trên toàn quốc. Nhưng cần lưu ý rằng không đường uống các thực phẩm này kéo dài, uống quá nhiều vì dễ làm tăng các áp lực lên hệ tiêu hóa, gan thận và tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác. Cách bổ sung viên uống để giảm thâm môi như sau:
- Uống bổ sung các thực phẩm chức năng theo hướng dẫn của nhà sản xuất và chỉ định của bác sĩ.
- Không uống cùng lúc quá nhiều loại thực phẩm chức năng vì dễ làm giảm tác dụng của sản phẩm.
- Liều lượng bổ sung sắt tối đa mỗi ngày là 15 – 30 g, vitamin B là từ 1.3 – 1.7g, vitamin C là 75 – 90g.
- Không bổ sung các thực phẩm chức năng chứa những hoạt chất trên trong thời gian điều trị bệnh hoặc đang uống thuốc.
- Giới hạn thời gian bổ sung tối đa 1 tháng và nghỉ ngơi 1 tháng để quan sát phản ứng, tham khảo ý kiến của bác sĩ rồi quay trở lại nếu có chỉ định.
- Nên uống sắt, vitamin B vào trước bữa ăn tối thiểu 1 tiếng và sau ăn 2 tiếng. Còn với vitamin C thì tránh dùng vào buổi tối vì ảnh hưởng đến dạ dày.
Cung cấp các thực phẩm giàu dinh dưỡng trong thực đơn
Thay đổi chế độ ăn uống, tăng cường bổ sung các nhóm thực phẩm chứa nhiều sắt, vitamin B, vitamin C trong bữa ăn hàng ngày cũng giúp giảm thâm môi. Tuy nhiên, cần tính toán và cân đối các nhóm thực phẩm khác nhau để tránh tình trạng thừa chất nọ nhưng thiếu chất kia. Ngoài ra, cũng phải chú ý hơn nữa đến định lượng calo trong thực phẩm để tránh bị tăng cân, thừa mỡ. Dưới đây là một số nhóm thực phẩm chứa nhiều sắt, vitamin B và vitamin C:
- Các nhóm thực phẩm nhiều sắt: Thực phẩm chứa nhiều protein, đặc biệt là thịt đỏ như thịt bò, thịt trâu; cá biển; các loại hạt; ngũ cốc nguyên hạt, rau củ tươi xanh như: rau cải, cải xoăn, bí ngô, súp lơ, các loại đậu…
- Các nhóm thực phẩm nhiều vitamin B: Gan động vật và gia cầm; cá hồi; thịt bò; rau lá xanh; trứng; sữa, thịt bò; các loại rau xanh; hải sản như: hàu, trai, hến…; sữa chua lên men và các loại hạt.
- Các nhóm thực phẩm nhiều vitamin C: Các loại trái cây nhiều màu vàng, cam, đỏ hoặc rau củ tươi xanh như: ớt chuông, cà chua, súp lơ xanh, súp lơ trắng, ổi, đu đủ, dâu tây, dứa gai, bắp cải…
Thâm môi không cải thiện sau khi bổ sung dinh dưỡng nên làm gì?
Trường hợp đã bổ sung các dưỡng chất như trên theo chỉ định của chuyên gia mà hiện tượng môi thâm vẫn không cải thiện. Có nhiều nguyên nhân đằng sau tình trạng này và cần thực hiện các phương pháp chăm sóc, điều trị chuyên nghiệp hơn.
Một số lý do khiến môi bị thâm không được cải thiện:
Môi bị thâm bẩm sinh, do di truyền: Trường hợp này khó có thể khắc phục hoàn toàn vì tình trạng môi thâm bẩm sinh được quyết định bởi gen, hoạt động của các tế bào melanocytes tự nhiên dưới da. Có thể khắc phục tạm thời bằng cách xăm môi tạo màu hoặc truyền tế bào gốc, collagen hoặc tinh chất tái tạo màu môi vào bên trong. Hiệu quả thường khá cao nhưng cần tái điều trị sau khi hết tác dụng.
Môi thâm do chấn thương ngoài da: Tình trạng này có thể là do những thói quen lâu ngày như liếm môi, bặm môi, bóc môi hoặc bị thương ở môi để lại sẹo thâm. Có thể điều trị được bằng cách bắn laser xâm lấn và tái tạo màu môi. Tuy nhiên, liệu pháp này có thể gây đau nhức và một số phản ứng phụ sau khi thực hiện. Đồng thời, bắn laser môi cũng cần nghỉ dưỡng một thời gian và kiêng khem để tránh làm xuất hiện sẹo.
Môi thâm do dùng chất kích thích lâu năm: Trường hợp môi thâm do hút thuốc lá nhiều năm, uống cà phê hoặc trà khiến cho các tế bào melanocytes rối loạn, melanin tăng lên. Tình trạng thâm môi như thế này không chỉ làm tăng sắc tố ở bề mặt trên mà hầu như tầng da môi phía dưới cũng bị ảnh hưởng. Không thể chỉ điều trị một lần và không phải ai cũng hiệu quả với các liệu pháp can thiệp xâm lấn. Các phương pháp được chỉ định trong trường hợp này có thể là: bắn laser, xăm môi, truyền tinh chất…
Môi thâm do bị bệnh trong cơ thể: Đây là vấn đề tương đối phức tạp và chỉ có thể xác định được khi chúng ta làm xét nghiệm, thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa. Trường hợp này có thể liên quan đến một số bệnh lý về máu, tim mạch, gan, thận hoặc hệ tiêu hóa. Vì thâm môi là một trong những dấu hiệu phản ứng của cơ thể khi bị bệnh nên sau khi điều trị màu sắc môi nguyên bản sẽ quay trở lại. Ngoài ra, việc dùng thuốc trị bệnh cũng có khả năng làm tăng sắc tố ở môi. Nên hãy đề cập đến điều này để bác sĩ chỉ định loại thuốc có hiệu quả tương tự hoặc thành phần khác nếu tình trạng thâm môi quá mức.
Chuyên gia gợi ý: Khử thâm môi bao nhiêu tiền? Bảng giá mới nhất
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm giải đáp chi tiết thâm môi thiếu chất gì. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc và cần được tư vấn cụ thể hơn, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Hotline: 093.770.6666 để được hỗ trợ ngay!
Các bài viết liên quan
- Nam giới có nên xăm môi không? Xăm môi nam bao nhiêu tiền?
- Chất béo là gì? Vai trò và nhu cầu của chất béo với cơ thể
- Cấy môi sinh học là gì? Có nên thực hiện không?
- Môi bị nhăn nheo: Biểu hiện, nguyên nhân và cách khắc phục
- Tiêm filler ăn thịt bò có sao không? Kiêng đến khi nào?
- Tiêm filler ăn thịt gà có sao không? Thời điểm nào phù hợp?
- Tiêm môi tều bằng filler có đẹp không? Ai nên thực hiện?
- Môi nhiều nếp nhăn vì sao? Cách trị nhăn môi hiệu quả
- Tiêm môi hỏng: Dấu hiệu nhận biết và khắc phục kịp thời
- 1 Viên socola bao nhiêu calo? Mỗi ngày có thể ăn tối đa bao nhiêu?