Mụn có mùi hôi là mụn gì? Cách điều trị như thế nào?

Mụn là vấn đề da cực kỳ phổ biến, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và có thể xảy ra ở tất cả mọi người. Nếu không điều trị từ sớm, các nốt mụn có thể diễn biến theo chiều hướng tiêu cực hơn như sưng tấy, đau nhức, loét da và thậm chí là có mùi hôi. Trong đó, tình trạng gây khó chịu nhất chính là các nốt mụn có mùi. Vậy mụn có mùi hôi là mụn gì? Tham khảo ngay để được giải đáp chi tiết và tìm ra hướng điều trị cho vấn đề này!

Mụn có mùi hôi là mụn gì? Chuyên gia giải đáp như thế nào?

Mụn có mùi hôi là mụn gì? Chuyên gia giải đáp như thế nào?

Mụn có mùi hôi là mụn gì?

“Mụn có mùi hôi” vốn không phải là một loại mụn cụ thể. Các chuyên gia da liễu cho rằng đây là biểu hiện của nhiều loại mụn khác nhau, do chịu ảnh hưởng từ các tác động tiêu cực mà chúng phát sinh ra mùi hôi khó chịu. Mụn có mùi hôi thường xuất hiện ở những người có da dầu mụn, bị tăng tiết bã nhờn, lỗ chân lông bị tắc nghẽn và viêm nhiễm. Mụn có mùi hôi có thể là mụn mủ, mụn nang, mụn bọc hoặc mụn trứng cá conglobata.

  • Mụn mủ: Mụn mủ là loại mụn trứng cá có phần đầu mụn chứa nhiều dịch mủ màu vàng hoặc trắng đục, khi sờ vào có cảm giác mềm, đau và ngứa rát. Tình trạng này xuất phát từ hoạt động gây viêm dưới lỗ chân lông của vi khuẩn P.acnes. Kết hợp với các tác động tiêu cực bên ngoài, khi bị vỡ ra các nốt mụn mủ thường có mùi hôi, khác biệt hoàn toàn so với mùi tự nhiên trên cơ thể.
  • Mụn nang: Mụn nang là loại mụn sưng tấy nhưng có lớp màng mỏng bao bọc bên ngoài, phía trong thường chứa nhân mụn dạng lỏng, dịch nhầy, tế bào da chết tồn đọng và vi khuẩn. Khi mụn nang không được điều trị, chúng thường gây viêm nặng dưới da khi cho hiện tượng tích tụ mủ phía trong nhân mụn ngày càng nặng hơn. Đó cũng là nguyên nhân chính khiến cho các nốt mụn nang phát sinh mùi khó chịu. 
  • Mụn bọc: Mụn bọc là loại mụn trứng cá có chứa dịch mủ và vi khuẩn, nhưng nằm sâu dưới da. Mụn bọc bắt nguồn tự sự kích ứng với các tác nhân bên ngoài như mỹ phẩm, bụi bẩn hoặc do thay đổi nội tiết tố. Các nốt mụn bọc thường đi kèm với tình trạng da tấy đỏ, sưng thành những u lớn và cứng khi chạm bằng tay. Mùi hôi từ các nốt mụn bọc thường không rõ ràng, nhưng có thể xuất hiện khi mụn bị vỡ hoặc nặn.
  • Mụn trứng cá conglobata: Mụn trứng cá conglobata được xác định là loại mụn trứng cá nặng nhất, chứa nhiều dịch mủ, gây ra mùi hôi rõ ràng và gây khó chịu. Loại mụn này thường có màu đỏ hoặc tím xuất hiện dưới dạng nhiều nốt mụn lớn, tiệm cận và liên kết với nhau. Mụn trứng cá conglobata chủ yếu xuất hiện ở những người có gen di truyền loại mụn này, bị rối loạn nội tiết tố hoặc do sử dụng các loại thuốc ức chế hormone. 

Bác sĩ giải đáp: Nguyên nhân chính gây ra mùi hôi ở các nốt mụn!

Những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng mùi hôi ở các nốt mụn trên da mặt

Những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng mùi hôi ở các nốt mụn trên da mặt

Để tìm ra phương pháp điều trị triệt để các nốt mụn có mùi hôi, trước hết chúng ta cần hiểu rõ nguyên nhân chính gây nên vấn đề này. Theo bác sĩ Trần Anh Đức – Chuyên khoa da liễu Phòng khám quốc tế Mega Gangnam: hiện tượng mùi hôi ở các nốt mụn có thể được giải thích thông qua một loạt các tác động của vi khuẩn, tình trạng viêm nhiễm, cơ địa và phản ứng tự nhiên của cơ thể. Chẳng hạn như:

Hoạt động của vi khuẩn Propionibacterium acnes: Đây là một dạng vi khuẩn ký sinh trên da, ở trạng thái ổn định P.acnes thường không gây hại. Tuy nhiên, khi có sự tăng sinh quá mức do da đổ dầu quá nhiều hoặc do các tác động từ môi trường, chúng có thể gây ra hiện tượng viêm nhiễm và tạo ra mùi khó chịu ở các nốt mụn. 

Phản ứng của cơ thể trước yếu tố gây viêm: Các nốt mụn có mùi hôi thường đi kèm với hiện tượng da bị viêm nhiễm. Thực tế thì đây vốn là phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm chống lại sự thâm nhập của vi khuẩn vào các tế bào da phía dưới. Viêm nhiễm làm gia tăng sản xuất dịch mủ, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, kết hợp với mùi cơ thể, môi trường ẩm ướt, mồ hôi khiến mụn có mùi khó chịu hơn.

Phản ứng hóa học giữa không khí với dịch mủ: Các nốt mụn có mùi thường chứa dịch mủ và vi khuẩn nhưng chúng rất dễ bị vỡ do lớp màng biểu bì bao bọc xung quanh cực kỳ mỏng yếu. Mụn bị vỡ ra đẩy dịch mủ lây lan sang những khu vực xung quanh và làm tăng khả năng nhiễm trùng, để lại sẹo. Bên cạnh đó, phản ứng hóa học giữa vi khuẩn, tạp chất có trong nhân mụn cùng với không khí cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến mụn có mùi hôi.

Cách vệ sinh tại nhà đơn giản và hiệu quả khi bị mụn có mùi

Hướng dẫn cách làm sạch cho da mụn nói chung và mụn có mùi nói riêng

Hướng dẫn cách làm sạch cho da mụn nói chung và mụn có mùi nói riêng

Đối với làn da thường xuyên bị mụn, đặc biệt là những nốt mụn có mùi hôi thì việc làm sạch da cực kỳ được chú trọng. Sau đó mới tiến đến bước chăm sóc và điều trị. Nếu đang gặp phải vấn đề này và chưa biết phải làm như thế nào thì dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cách để làm sạch da khi bị mụn:

  • Chú trọng đến việc tẩy trang: Dùng dầu tẩy trang sau đó nhũ hóa sẽ làm sạch dầu nhờn, tạp chất hiệu quả hơn so với việc chỉ tẩy trang bằng nước. Vì da có mụn trứng cá nặng, có mùi thường thuộc nhóm da nhiều dầu nên chỉ dùng nước tẩy trang thì khó mà làm sạch được cặn bẩn. Bạn có thể cân nhắc đến các loại dầu tẩy trang đến từ thương hiệu nổi tiếng như SVR, La Roche Posay, Paula’s Choice…
  • Cách vệ sinh cho làn da bị mụn cũng cần được quan tâm hơn cả: Nên chú ý làm sạch da khoảng 2 lần/ngày vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối vào thời gian thuận tiện nhất. Chọn sữa rửa mặt cho da mụn có mùi hôi không khó, sản phẩm nên chứa các thành phần kiểm soát dầu và kháng viêm như salicylic acid, AHA hoặc BHA nồng độ thấp để tránh gây đau rát cho da. Có thể cân nhắc thêm các loại sữa rửa mặt chiết xuất từ trà xanh, tràm trà hoặc rau má, đó đều là những nguyên liệu tự nhiên có khả năng kiềm dầu, kháng viêm và làm sạch sâu ấn tượng.
  • Khi bị mụn thì không nên tẩy tế bào chết vì nếu không cẩn thận có thể khiến da mỏng yếu, tổn thương sâu và thậm chí là để lại các vết sẹo rỗ. Vậy nên, chỉ khi nào điều trị mụn khỏi hoàn toàn và các vết thương đã lành lại thì mới thật sự cần tẩy tế bào chết. Trường hợp chỉ bị mụn nhẹ, mụn viêm, nhân cứng và không chứa mủ thì có thể cân nhắc tẩy tế bào chết 1-2 lần/tuần với các hoạt chất như BHA nồng độ < 4%. 

Tìm hiểu thêm: Những điều cần đặc biệt lưu ý khi chăm sóc da mụn

Chăm sóc và điều trị mụn có mùi hôi như thế nào?

Bên cạnh việc làm sạch thì cách chăm sóc, kết hợp điều trị mụn cũng cần được quan tâm và chú ý nhiều hơn. Để nhanh chóng phục hồi làn da, hạn chế nguy cơ xuất hiện vết thâm sẹo và các vấn đề sau mụn. Dưới đây là một số cách đơn giản mà bạn có thể tham khảo:

Dùng thuốc bôi là bước đầu điều trị mụn có mùi và có thể cần áp dụng các liệu pháp chuyên sâu

Dùng thuốc bôi là bước đầu điều trị mụn có mùi và có thể cần áp dụng các liệu pháp chuyên sâu

Cách điều trị chính:

  • Điều trị mụn có mùi hôi bước đầu cần áp dụng cả phương pháp bôi thoa bên ngoài và uống thuốc. Thực tế là bởi mụn nặng và có mùi chủ yếu bắt nguồn từ hiện tượng rối loạn nội tiết tố, hormone không ổn định nên cần uống thuốc để bình ổn từ bên trong. Kết hợp với thuốc bôi ngoài ra để làm khô nhân mùi, tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm và tránh tình trạng mụn lây lan ra xung quanh. Một số loại thuốc uống, thuốc bôi thường được chỉ định trong trường hợp này bao gồm: clindamycin, doxycycline, erythromycin hoặc isotretinoin. Tuy nhiên, chỉ sử dụng khi được chỉ định bởi bác sĩ da liễu.
  • Trường hợp mụn phát triển nặng hơn nhất thiết phải áp dụng các phương pháp trị liệu công nghệ cao chuyên sâu hơn như: bắn laser, ứng dụng ánh sáng xanh, PRP, tiêm thuốc ức chế vào các khu vực mụn sưng tấy quá mức… Đây đều là những phương pháp điều trị chuyên sâu, an toàn và hiệu quả đối với làn da nhiều mụn, nhất là trong trường hợp các nốt mụn có mùi khó chịu. Hiệu quả điều trị từ các phương pháp này được đánh giá tốt nhất nhưng yêu cầu nhiều buổi điều trị và chi phí cũng tương đối cao.

Các biện pháp hỗ trợ:

  • Kể cả khi bị mụn hay không thì chúng ta cũng cần tránh xa ánh nắng mặt trời bởi đây là nguyên nhân lớn nhất khiến da bị lão hóa, tổn thương và kéo theo nhiều vấn đề phức tạp khác. Nếu bị mụn nặng quá thì không thể bôi kem chống nắng vì điều đó có thể dẫn đến hiện tượng bít tắc lỗ chân lông, tồn đọng tạp chất và cho tình trạng mụn thêm tồi tệ. Vậy nên cách tốt nhất vẫn là che chắn cẩn thận bằng kính râm, mũ và áo chống nắng có khả năng ngăn chặn tia UV. Mặc dù vậy, cách tốt nhất vẫn là tránh ra ngoài vào giờ cao điểm, đặc biệt và sau 9h sáng và trước 5h chiều.
  • Chế độ ăn uống cũng góp phần cải thiện làn da bị mụn và kiểm soát mùi từ các nốt mụn. Chú trọng hơn đến những thực phẩm giàu chất xơ, chứa nhiều vitamin C vì khả năng chống oxy hóa và kiểm soát dầu nhờn cực tốt. Ngoài ra, hạn chế tối đa những thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều đường, muối hoặc dầu mỡ. Các thực phẩm này không chỉ không tốt cho sức khỏe mà còn thúc đẩy cơ thể sản sinh ra nhiều dầu nhờn khiến mụn càng nặng hơn.

Gợi ý đọc thêm: Cách chăm sóc da mụn tận gốc và an toàn nhất

Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm giải đáp chi tiết mụn có mùi hôi là mụn gì. Cùng với đó là một số hướng dẫn chi tiết về cách làm sạch da, chăm sóc và trị mụn. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng với các loại mụn có mùi tốt hơn hết là nên thăm khám trực tiếp cùng bác sĩ da liễu để được tư vấn kỹ hơn về hướng điều trị cho vấn đề này. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ trực tiếp tới Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được hỗ trợ!

Chia sẻ ngay:
Subscribe
Notify of
guest
0 Bình luận
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments

form đăng ký

    x

      ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT THÁNG 6
      Giảm 30% tất cả dịch vụ, tặng vàng cho 100 khách hàng và mỹ phẩm trị giá 1.490.000 VNĐ

          This will close in 0 seconds