Mụn cóc hình thành do đâu? Cách điều trị nào không để lại mụn?
Mụn cóc hay mụn cơm là một loại mụn không nhân đặc trưng, được xếp vào nhóm các khối u lành tính với kích thước khác nhau khoảng 2mm đến 3cm. Loại mụn này thường mọc thành từng nhóm nhỏ, trên nhiều khu vực, có cảm giác khá cứng, sần sùi khi cảm nhận bằng tay. Mụn cóc có thể mang nhiều màu sắc như màu da, nâu, đen hoặc xám.
Các loại mụn xuất hiện trên cơ thể dù ít hay nhiều cũng đều gây ra những bất tiện đối với chúng ta, không chỉ về mặt thẩm mỹ mà đó còn là cảm giác tự ti, khó chịu. Điều này thậm chí còn lớn hơn rất nhiều nếu sự xuất hiện của các đám mụn trên mặt, trên cổ không phải mụn li ti, mụn cám mà là những nốt mụn cóc sần sùi. Không gây ra quá nhiều nguy hiểm nhưng loại mụn này tạo ra nỗi ám ảnh vô cùng lớn, nhất là với cánh chị em. Có cách nào để loại bỏ mụn cóc ngay lập tức hay không? Cùng tìm hiểu những cách điều trị ngay dưới đây!
Đặc điểm và sự phân bố của mụn cóc trên cơ thể
Mụn cóc hay mụn cơm là một loại mụn không nhân đặc trưng, được xếp vào nhóm các khối u lành tính với kích thước khác nhau khoảng 2mm đến 3cm, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Loại mụn này thường mọc thành từng nhóm nhỏ, trên nhiều khu vực, có cảm giác khá cứng, sần sùi khi cảm nhận bằng tay. Mụn cóc có thể mang nhiều màu sắc như màu da, nâu, đen hoặc xám.
Tốc độ lây lan và phát triển của loại mụn này cao hơn rất nhiều so với một số nhóm mụn có nhân khác. Các số liệu thống kê cho thấy, có khoảng 40% dân số thế giới đã hoặc đang phải đối mặt với tình trạng mụn cóc mọc nhiều trên da nhưng chưa có hướng điều trị triệt để. Qua quan sát thông thường chúng ta có thể sẽ nhận ra các đặc điểm khác nhau của mụn cóc. Tùy thuộc vào nơi xuất hiện mà mụn có thể bao gồm những dấu hiệu sau:
Nhận dạng các kiểu mụn cóc và khu vực xuất hiện trên cơ thể người
Mụn cóc thông thường: Loại mụn cóc thông thường khá phổ biến nhưng các triệu chứng đi kèm thường không quá rõ rệt. Vị trí xuất hiện của những nốt mụn cóc này chủ yếu ở phía dưới của lòng bàn tay hoặc bàn chân với cảm giác gây đau nhẹ. Màu sắc phổ biến nhất là màu xám, nâu hoặc trắng, phần viền quanh mụn khá rõ với đường kính không quá lớn khoảng 2-10mm. Bên cạnh đó, những nốt mụn này cũng có thể xuất hiện ở những nơi có làn da thường xuyên bị tác động, dễ tổn thương như khuỷu tay, khuỷu chân, vùng đầu gối.
Mụn cóc dạng nhú: Mụn cóc dạng nhú có hình dạng khá dễ nhận biết với kiểu dáng dẹt, dài, kích thước nhỏ. Khu vực xuất hiện chủ yếu ở xung quanh mí mắt, vùng môi hoặc vị trí bất kỳ trên khuôn mặt. Thông thường, loại mụn này rất ít khi đi kèm với các triệu chứng khác, cũng như không gây đau nhức.
Mụn cóc phẳng: Mụn cóc ở dạng phẳng qua quan sát bên ngoài trông khá phẳng, có độ bóng nhất định và những màu sắc khá đặc biệt chẳng hạn như màu nâu vàng, màu xám hồng. Vị trí xuất hiện của các nốt mụn cóc phẳng thường ở xung quanh những vết thương sắp lành lại. Độ tuổi thanh thiếu niên thường xuất hiện loại mụn cóc này phổ biến hơn cả. Hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào giải thích cụ thể vấn đề này.
Mụn cóc khu vực lòng bàn tay hoặc bàn chân: Mụn cóc xuất hiện ở lòng bàn tay hoặc bàn chân khá phổ biến và có thể gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu và hơi cộm khi thực hiện các thao tác hàng ngày. Nhiều người thường nhầm lẫn loại mụn cóc này với những nốt chai sần ở tay. Tuy nhiên, nếu bóc tách mụn cóc sau lớp da sừng bên ngoài có thể sẽ bị chảy máu, điều này không giống với hiện tượng chai ở tay, chân.
Mụn cóc thể khảm: Mụn cóc thể khảm là một dạng mụn cóc nhú được tạo nên từ rất nhiều mụn cóc li ti có kích thước siêu nhỏ nằm liền kề nhau ở khu vực lòng bàn chân. Loại mụn cóc này tương đối nhạy cảm, có thể gây ra cảm giác đau nhất là khi khu vực lòng bàn chân thường xuyên phải đi lại.
Mụn cóc quanh móng: Đây là tên gọi của một loại mụn cóc thường xuyên gây đau rát ở những vùng da xung quanh móng và có khả năng lan rộng, phát triển nặng hơn, thậm chí loại mụn này còn khiến người bệnh bị tách móng. Trong điều kiện môi trường ẩm ướt, bàn tay, bàn chân không được vệ sinh sạch sẽ, đúng cách, mụn cóc có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào.
Mụn cóc sinh dục: Mụn cóc có khả năng hình thành ở cơ quan sinh dục với môi trường yếm khí, nhiều ẩm. Đặc điểm của loại mụn cóc sinh dục là bề mặt phẳng hoặc thô ráp, có khả năng lây lan nhanh đến các vùng da xung quanh. Loại mụn cóc này có chứa những vi khuẩn nguy hiểm, có khả năng dẫn đến các bệnh lý nhiễm trùng, ung thư cổ tử cung nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.
Xem thêm: Cách điều trị mụn viêm?
Mụn cóc hình thành do đâu? Có nguy hiểm hay không?
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự xuất hiện của các nốt mụn cóc trên bề mặt da là do bạn đã mắc phải chủng virus HPV hay human papillomavirus HPV. Đây là một virus đặc biệt, chia thành nhiều nhóm khác nhau và có vật chất di truyền chính là các DNA. Các nghiên cứu cho thấy có tới hơn 100 chủng HPV đã được phát hiện thông qua các phương pháp nghiên cứu y khoa, mỗi chủng loại mang trong mình những đặc trưng riêng nên đặc điểm và khu vực xuất hiện của mụn cóc trên bề mặt da cũng khác nhau.
Hiện tượng nhiễm khuẩn HPV mức độ nông hoặc trong những thời kỳ đầu tiên có khả năng kích thích mạnh mẽ hoạt động của lớp da ở tầng thượng bì do tiến trình sừng hóa của các virus tác động. Theo các chuyên gia, những chủng loại HPV có khả năng dẫn đến sự hình thành các nốt mụn cóc cao nhất có thể kể đến như nhóm 2, 3, 4, 27, 29, và 57.
Virus HPV thực tế rất nguy hiểm, có khả năng gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Loại virus này có thể lây lan qua nhiều hình thức khác nhau từ việc tự nhiễm bệnh, tiếp xúc va chạm thông thường giữa mọi người với nhau hoặc lây nhiễm qua đường tình dục. Điều này cũng có nghĩa là loại virus này có tốc độ lan rộng rất nhanh, gây truyền nhiễm chéo giữa người với người chỉ với những thao tác thông thường. Trong thời gian ủ bệnh (tối đa 12 tháng) chúng ta gần như phát hiện rất ít triệu chứng.
Thậm chí, mụn cóc còn có thể xuất hiện ngay khi bạn chạm phải những đồ vật, bề mặt đã từng tiếp xúc qua với những nguồn lây nhiễm virus khác nhau. Virus HPV có khả năng sinh tồn cao, điều này cũng đồng nghĩa với việc điều trị mụn cóc gặp khá nhiều khó khăn, cần đến rất nhiều sự kiên trì.
Xem thêm: Nặn mụn có tốt không?
Mụn cóc có tự hết hay không?
Chẩn đoán lâm sàng có khả năng phát hiện các loại mụn cóc, trong một số trường hợp hiếm gặp các bác sĩ có thể sẽ tiến hành sinh thiết để kiểm tra loại virus gây bệnh hoặc xác định các dấu hiệu có phải ung thư da hay không. Tùy thuộc vào loại mụn cóc xuất hiện mà các bác sĩ có những phỏng đoán riêng về khả năng tự biến mất hoặc điều trị bệnh lý này.
Trên thực tế, khá nhiều loại mụn cóc không lây lan có thể tự hồi phục sau một khoảng thời gian. Đây là nhóm các nốt mụn cóc thông thường hay loại mụn không gây đau mọc ở bàn tay, bàn chân. Mặc dù vậy, ngay cả khi điều này xảy ra thì các nốt mụn hoàn toàn có thể tái phát hoặc quay trở lại trong những điều kiện thuận lợi. Các yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng tái phát của mụn cóc hoặc virus HPV có sự liên quan mật thiết đối với hệ thống miễn dịch toàn thân hoặc các yếu tố tác động tại chỗ. Những chấn thương xuất hiện trên bề mặt da, cùng với sự tồn tại virus bên trong cơ thể hay từ những nguồn lây khác có thể khiến bệnh nhanh chóng tái phát trở lại hoặc bị lây nhiễm chéo.
Xem thêm: Cách điều trị mụn bọc
Điều trị mụn chuẩn y khoa như thế nào?
Việc điều trị mụn cóc là cả một quá trình kiên trì bởi các virus HPV rất khó để loại bỏ và chúng có xu hướng ẩn sâu bên trong cơ thể, ở trạng thái ngủ để đợi dịp bùng phát trở lại. Nhiều người chọn cách trị mụn cóc tại nhà bằng những nguyên liệu có tính axit hoặc tính khử cao như nước muối, tỏi, chanh… Điều này không những không đảm bảo an toàn mà còn tiềm ẩn rất nhiều khả năng làm lây lan virus HPV. Đối với tình trạng này, các bác sĩ trị chủ trương thực hiện theo các hướng phổ biến như sau:
Bắn laser điều trị mụn cóc tại chỗ là liệu trình công nghệ cao phổ biến hiện nay
- Sử dụng các hoạt chất kích thích tại chỗ với các thành phần đặc biệt như axit salicylic, benzoyl peroxide, cantharidin, nhựa podophyllum.
- Phương pháp phá hủy, tạo thương tổn tại nơi xuất hiện mụn, tiêu diệt vi khuẩn hoặc loại bỏ các mô có chứa mụn.Những hình thức trị liệu phổ biến nhất hiện nay như phẫu thuật lạnh, sử dụng điện, dùng laser, nạo, cắt bỏ mô.
- Một số phương pháp điều trị tại chỗ, tiêm hoạt chất lên khu vực chứa mụn hoặc một số liệu pháp kết hợp đặc biệt.
Trên thực tế, không có phương pháp nào có khả năng loại bỏ tuyệt đối các nốt mụn cóc trên bề mặt da. Việc điều trị theo chỉ định của các bác sĩ sẽ được cân nhắc đến các vấn đề thẩm mỹ, chứng năng của các vị trí trên cơ thể hoặc những ảnh hưởng đối với những người được điều trị. Các bệnh nhân mắc phải mụn cóc phổ rộng được khuyến khích thực hiện các biện pháp trị liệu theo yêu cầu của bác sĩ. Không nên chủ quan, chán nản bởi nếu quá vội vàng, bạn sẽ không đạt hiệu quả trị liệu như mong muốn.
Điều trị theo hướng sử dụng các hoạt chất kích thích tại chỗ nhằm mục đích gây ra phản ứng miễn dịch đối với các virus HPV. Điều này nhằm tiêu diệt những virus tồn tại trên bề mặt khiến chúng bất hoạt, không còn khả năng gây lây lan bệnh. Những hoạt chất kích thích hướng tới việc trị liệu các nốt mụn cóc điển hình nhất như axit salicylic, axit trichloracetic, tretinoin, cantharidin, 5-fluorouracil, nhựa podophyllum…
Một sản phẩm điều trị mụn cóc tại chỗ có công dụng kháng lại sự xuất hiện và tăng trưởng của các virus HPV trên da. Đồng thời, tạo ra hệ thống miễn dịch tiếp xúc với các kháng nguyên đặc cũng được ghi nhận có hiệu quả tương đối cao. Hướng điều trị này tạo ra tổn thương tại nên xuất hiện mụn, làm mềm hóa lớp sừng và đưa những kháng nguyên quan trọng thông qua đường tiêm vào bên trong. Lúc này các virus gây hại bị suy yếu ngay lập tức, thực hiện việc trị liệu theo đúng chỉ định chắc chắn sẽ mang đến những dấu hiệu tích cực..
Một số phương pháp điều trị mụn cóc theo đường uống như kẽm hay isotretinoin được ứng dụng khá nhiều. Trong khi các cimetidin cũng được chỉ định khi xuất hiện một vài triệu chứng nhưng hoạt chất này vẫn còn là một dấu chấm hỏi bởi hiệu quả thực tế khiến nhiều người nghi ngại. Việc trị mụn cóc chỉ bằng đường bôi, đường uống hoặc truyền tĩnh mạch được áp dụng đối với tình trạng bệnh nhẹ, khu vực phát triển không quá nhạy cảm. Tuy nhiên, các bác sĩ thường sẽ chỉ định kết hợp nhiều phương pháp với nhau để nâng cao kháng thể, điều trị bệnh được tốt hơn.
Bên cạnh đó, một số phương pháp phá hủy sẽ được chỉ định khi có quá nhiều khu vực da hình thành mụn cóc hoặc các nốt mụn có kích thước quá lớn, hình thành ở những nơi khó trị liệu. Những thủ thuật phổ biến nhất như phẫu thuật lạnh, đốt plasma, bắn laser, cắt bỏ mô có khả năng phá hủy sự xuất hiện của mụn. Tuy nhiên, nguy cơ tái phát bệnh là điều khó có thể nói trước bởi virus vẫn có khả năng tồn tại bên trong các mô và quy trở lại bất cứ khi nào.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về những cách điều trị mụn cóc. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc vui lòng liên hệ Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ ngay bởi các bác sĩ chuyên khoa hàng đầu!
Các bài viết liên quan
- Bị mụn bọc ở mặt điều trị bằng cách nào không để lại sẹo?
- Review 5+ ủ mụn đầu đen hiệu quả tốt chị em tin dùng
- Mụn đầu đen có tự hết được không?
- TOP 8 máy hút mụn đầu đen tại nhà nên dùng nhất
- TOP 5 kem trị mụn đầu đen hiệu quả tốt chuyên gia khuyên dùng
- Phân biệt mụn bọc ở cổ và hướng dẫn cách điều trị nhanh khỏi
- Mụn bọc bị chai nguy hiểm như thế nào? Trị sao cho nhanh khỏi?
- Top 7 gel lột mụn đầu đen tốt nhất bạn nên thử
- Để lâu mụn đầu đen thành nốt ruồi có đúng không?
- 11 cách trị mụn đầu đen ở má sạch nhanh hiệu quả