Biểu hiện mụn mọc ở môi là bệnh lý gì? Nghiêm trọng không?
Hiện tượng mụn mọc ở môi đi kèm các triệu chứng ngứa rát, phồng rộp, có mụn nước là biểu hiện của bệnh lý Herpes môi. Tình trạng này nếu không được điều trị sớm rất dễ lây lan ra những vùng xung quanh, để lại vết thâm sẹo tối màu về sau. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chỉ định loại thuốc uống, thuốc bôi phù hợp. Ngoài ra, trong thời gian này cần tránh tô son hoặc dùng các hóa chất lên vùng môi mọc mụn và khu vực lân cận!
Nếu như các nốt mụn ở những vùng da thông thường chủ yếu hình thành bởi một nhóm các vi khuẩn P.acnes thì mụn mọc ở môi lại là một trường hợp khác. Hiện tượng mụn ở môi có thể được xem là một dạng bệnh lý nếu đi kèm với các biểu hiện phồng rộp, có chứa mụn nước và dễ dàng lây lan. Chẩn đoán lâm sàng thông qua những dấu hiệu kể trên rất có thể bạn đang phải đối mặt với bệnh Herpes tương đối nguy hiểm. Vậy hiện tượng này nghiêm trọng như thế nào? Có cách nào điều trị tốt hay không?
Nguyên nhân mụn mọc ở môi và cách điều trị hiệu quả, không biến chứng
Những dấu hiệu nhận biết mụn ở môi
Mụn ở môi hay bệnh lý herpes thường không xuất hiện các triệu chứng ngay lập tức mà những vi khuẩn này xâm nhập và ủ bệnh trong cơ thể, sau đó chờ đợi các điều kiện lý tưởng để bùng phát ra bên ngoài thông qua các dấu hiệu cơ bản nhất. Virus gây bệnh herpes có khả năng truyền nhiễm khá nhanh và gây bệnh cho người khác chỉ bằng những tiếp xúc đơn giản. Một số giai đoạn phát triển của mụn nước ở môi như sau:
- Cảm giác châm chích và ngứa ngáy: Hiện tượng này thường xuất hiện ở vùng da xung quanh môi khoảng 1-2 ngày trước khi khởi phát những dấu hiệu phồng rộp, nổi mụn nước trên môi. Cảm giác ngứa ngáy, châm chích râm ran duy trì cho đến khi bệnh được điều trị khỏi.
- Nổi mụn nước: Khu vực da thường xuyên nổi mụn nước chính là viền môi, nơi tiếp xúc của da bên ngoài và lớp da môi. Các bọng nước có thể mọc co cụm thành một đám hoặc chạy dọc theo đường mép môi. Một số trường hợp người bệnh đồng thời mọc mụn nước ở môi, mũi hoặc gò má. Các vết phồng rộp thường mọc dọc theo mép môi, ngoài ra mụn nó có thể mọc trên mũi hoặc gò má.
- Mụn bị vỡ, chảy dịch và đóng vảy: Các bọng nước ở môi phồng rộp quá mức rất có thể sẽ bị vỡ ra và để lại những vết thương tròn, hở và nông. Sau một thời gian dịch bên trong khô lại, vết thương nhanh chóng đóng vảy và có khả năng xuất hiện sẹo.
Các bác sĩ cho rằng các triệu chứng nổi mụn nước, phồng rộp ở vùng môi có thể có các diễn biến khác nhau phụ thuộc vào cơ địa, sức đề kháng, nhiễm trùng khởi phát hay tái phát. Đôi khi mụn nước ở môi cũng đi kèm với những dấu hiệu bất thường của cơ thể như: sốt cao, đau nhức, đau cơ và sưng phù ở hạch bạch huyết.
Không chỉ xuất hiện ở người lớn, mụn ở môi có khả năng cao hình thành ở trẻ sơ sinh, trẻ em dưới 5 tuổi do sức đề kháng kém, các nguồn lây lan không rõ nguyên nhân cũng như những thói quen như dụi tay lên môi, mắt, sờ nắm và va chạm với nhiều đồ vật. Đây chính là yếu tố nguy cơ cao gây bệnh ở trẻ nhỏ.
Mụn rộp môi hình thành là do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân bên trong cơ thể và các yếu tố ngoại cảnh dẫn đến sự xuất và phát triển nhanh của mụn nước ở môi. Các chuyên gia cho rằng một trong số các nguyên nhân dưới đây có khả năng gây bệnh mức độ cao:
Tổng hợp những nguyên nhân phổ biến dẫn đến sự xuất hiện mụn vùng môi
- Vùng môi tiếp xúc quá thường xuyên với ánh nắng mặt trời nhưng không được chăm sóc kỹ lưỡng, dễ bị tổn thương bởi các tia gây hại bên ngoài môi trường.
- Tình trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài khiến hoạt động chỉ đạo của hệ thần kinh bị ảnh hưởng, sức đề kháng suy yếu dẫn đến sự gia tăng các khả năng phát sinh bệnh, mụn ở môi.
- Sức khỏe thể chất suy yếu do mặc phải một vài bệnh lý thông thường, điều này kích thích sự trỗi dậy mạnh mẽ của các vi khuẩn, virus gây hại tiềm ẩn vốn đang chờ đợi bên trong cơ thể.
- Một số cơ địa không tốt, dễ bị dị ứng với các loại thực phẩm hoặc dị ứng ngoài da cũng rất có khả năng hình thành mụn vùng môi.
- Khu vực bên trong khoang miệng là môi trường không sạch sẽ, tồn tại khá nhiều vi khuẩn gây hại. Vì vậy việc điều trị một số bệnh lý ở răng, nước có thể kích thích các vi khuẩn hoạt động sôi nổi hơn.
- Hệ thống miễn dịch nguyên bản bị suy yếu tự nhiên, do ảnh hưởng từ nhiều yếu tố hoặc đã và đang tồn tại một bệnh lý nào đó cũng làm gia tăng khả năng xuất hiện mụn ở khu vực môi.
- Sử dụng một số kỹ thuật thẩm mỹ có khả năng gây tổn thương da như xóa sẹo hay dùng tia laser nhưng phục hồi chưa đúng cách.i
- Những giai đoạn đặc biệt ở phụ nữ như thời kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc những sự thay đổi bất thất của hormone có khả năng dẫn đến nhiều loại mụn, bao gồm cả mụn nước ở vùng môi.
- Tình trạng bệnh lý mụn rộp vùng môi rất có khả năng sẽ trở nặng và khó điều trị hơn ở những người có hệ miễn dịch bị suy yếu. Đặc biệt là với những bệnh nhân đang phải đối mặt với các bệnh lý gây hủy hoại hệ miễn dịch như HIV/AIDS…
Mụn ở môi có bị lây hay không?
Herpes hay mụn nước ở môi có thể được xem là một bệnh lý có nguy cơ lây nhiễm khá cao. Virus gây bệnh từ bên ngoài có khả năng xâm nhập trực tiếp vào bên trong cơ thể của người bị bệnh thông qua những vết thương ở những khu vực da lân cận hoặc bên trong khoang miệng. Chính vì vậy mà khả năng mắc bệnh hoặc bị nhiễm bệnh xảy ra khi người không bị bệnh tiếp xúc với chất dịch hoặc bề mặt của vết phồng từ người bệnh là rất cao.
Một số trường hợp điển hình có thể khiến chúng ta bị lây lan bệnh một cách nhanh chóng chẳng hạn như sử dụng chung các dụng cụ ăn uống, dụng cụ vệ sinh, dao cạo, tiếp xúc với nước bọt người bệnh. Đồng thời, không thể loại trừ khả năng chạ mẹ bị bệnh lây nhiễm sang các bé thông qua những tiếp xúc gần gũi, từ đó lây lan sang các vùng da xung quanh. Điều này khá là nguy hiểm khi trẻ em có sức đề kháng tương đối yếu và chưa hoàn thiện.
Herpes môi có thể tự khỏi không?
Mụn nước ở môi có khả năng tự hồi phục không?
Kiểm chứng lâm sàng cho thấy những nốt mụn nước bị rộp ở môi thường sẽ tự biến mất trong khoảng 10 ngày cho đến 2 tuần. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ mà thời gian khỏi bệnh có thể nhanh hoặc lâu hơn. Tuy nhiên các triệu chứng mụn ở môi gây ra rất nhiều khó chịu trong cuộc sống hàng ngày, thậm chí ảnh hưởng khá nhiều đến tính thẩm mỹ. Vì vậy, đa số mọi người khi bị bệnh thường lựa chọn các phương pháp điều trị ngay lập tức. Trên thực tế, không có loại thuốc nào có khả năng chữa trị cho loại bệnh này mà thường chỉ đem đến hiệu quả làm dịu, ức chế chống lại sự phát triển của vi khuẩn và nhất là nâng cao đề kháng.
Các bác sĩ khuyến cáo những người bị mụn rộp vùng môi tốt hơn hết là nên đến điều trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa thay vì tự chữa trị tại nhà hoặc áp dụng các phương pháp thiên nhiên. Khả năng lây lan của bệnh lý này khá nhanh chính vì vậy mà ngay khi có dấu hiệu khởi phát hoặc tái phát nên có hướng điều trị kịp thời. Mặc dù không phải là một biểu hiện bệnh nguy hiểm nhưng không vì vậy mà chủ ta được phép chủ quan bởi herpes môi hoàn toàn có thể tái phát bất kỳ lúc nào. Đồng thời, với sức đề kháng yếu ở một số người thì thời gian hồi phục thực tế khá lâu và có nhiều nguy cơ để lại sẹo.
Điều trị bệnh lý mụn nước ở vùng môi phụ thuộc khá nhiều vào thời điểm hình thành, mức độ của bệnh, căn nguyên và các dấu hiệu đi kèm. Trường hợp chưa thể đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và trị liệu, hãy áp dụng một số bước để hạn chế sự lây lan như sau:
- Tốc độ phát triển của mụn nước do bệnh herpes môi khá nhanh và đi kèm với các biểu hiện sưng đau, tấy đỏ. Có thể sử dụng khăn mát để chườm lên khu vực da bị bệnh nhằm hạn chế cảm giác khó chịu.
- Sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng và sát khuẩn cho những vùng da xung quanh môi, nơi xuất hiện mụn nước.
- Hạn chế các loại thực phẩm có khả năng làm gia tăng mức độ phát triển của bệnh, nên uống vitamin, kẽm để nâng cao đề kháng của cơ thể.
Điều trị mụn rộp ở môi đúng cách như thế nào?
Cần một lần nữa khẳng định rằng mụn nước ở môi bắt nguồn từ bệnh lý herpes hiện tại chưa có bất kỳ loại thuốc điều trị nào có thể tiêu diệt hoàn toàn virus gây bệnh. Hầu hết các biện pháp điều trị y khoa đều hướng đến mục đích làm giảm các biểu hiện của bệnh và ngăn chặn mụn nước bùng phát hoặc lây lan ra những vùng da xung quanh, lây nhiễm cho những người khác. Hướng điều trị mụn ở môi có thể chia thành hai nhóm bao gồm sử dụng thuốc bôi ngoài da, thuốc kháng sinh hoặc kết hợp cả 2 nhóm trị liệu trên để nâng cao hiệu quả.
Phương pháp điều trị đúng cách khi bị mụn môi
Việc sử dụng thuốc bôi nhằm ngăn chặn các nguy cơ tái phát, khởi phát trong khi mục đích của thuốc kháng sinh chính là giảm đau, nâng cao hiệu quả hồi phục bệnh. Trường hợp bạn đã từng bị bệnh và mụn nước môi có nguy cơ quay trở lại có thể điều trị theo các hướng sau bởi một khi tái phát, mụn rộp lần sau sẽ nặng hơn so với mụn khởi phát ban đầu:
- Với các nốt mụn rộp không quá nặng: Sử dụng thuốc hoặc kem bôi ngoài da theo chỉ định để làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, đau nhức và hạn chế nguy cơ lây lan.
- Với các nốt mụn nước phồng rộp lớn hơn, có nguy cơ bị vỡ cần sử dụng thuốc kháng sinh để làm giảm các dấu hiệu gây đau ngứa cũng như làm suy yếu hoạt động của virus trên bề mặt da.
- Trong những trường hợp nặng hơn, rất có thể các bác sĩ sẽ yêu cầu việc kết hợp các loại thuốc điều trị, đồng thời ứng dụng một số công nghệ bên ngoài để tiêu diệt vi khuẩn nếu khu vực phát triển của mụn nước quá lớn.
Đối với các bệnh nhân có nền tảng cơ địa không thực sự tốt cần nâng cao sức đề kháng hoặc điều trị các bệnh lý bên trong cùng với việc trị liệu bệnh bên ngoài. Đồng thời, nên áp dụng các biện pháp phòng tránh, nâng cao khả năng hồi phục của cơ thể thông qua chế độ ăn uống, sinh hoạt và luyện tập mỗi ngày.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về những hướng điều trị mụn ở môi. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc vui lòng liên hệ Mega Gangnam qua hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ bởi các bác sĩ và chuyên gia da liễu hàng đầu!
Các bài viết liên quan
- 10 công thức mặt nạ tự chế trị mụn giảm viêm nhanh
- Cách trị mụn bọc tại nhà như thế nào nhanh khỏi nhất?
- Cách trị mụn bọc sưng đỏ như thế nào nhanh khỏi?
- Mụn bọc có tự xẹp không? Làm sao để trị mụn bọc thật nhanh?
- 10+ cách trị mụn ẩn trên trán bằng nha đam dễ thực hiện tại nhà
- Cách xử lý mụn đầu đen ở trán hiệu quả từ chuyên gia
- Cách trị mụn bọc nhanh nhất trong 1 đêm liệu có khả thi?
- Cách nặn mụn bọc bị chai cứng như thế nào an toàn?
- Mụn bọc không đầu có biểu hiện gì? Điều trị như thế nào?
- Ăn gì để trị mụn ẩn? Bị mụn ẩn không nên ăn gì?