Môi bị nổi mụn nước có nguy hiểm không? Điều trị bằng cách nào?

Môi bị nổi mụn nước có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như kích ứng, dị ứng mỹ phẩm, phản ứng sau phun xăm môi, ảnh hưởng của thời tiết. Tuy nhiên, hiện tượng này phần nhiều đến từ các bệnh lý như Herpes môi. Trong trường hợp này không nên tự ý dùng thuốc bôi hay mỹ phẩm để điều trị mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có chỉ định về cách dùng thuốc đúng cách và an toàn với sức khỏe!

CHUYÊN GIA SẮC ĐẸP LẠI MINH HIẾU
Cố vấn chuyên môn
CHUYÊN GIA SẮC ĐẸP LẠI MINH HIẾU
Chuyên gia sắc đẹp cao cấp
Xem hồ sơ

Chắc hẳn sẽ có vài lần trong đời chúng ta cảm thấy sợ hãi khi bỗng nhiên xuất hiện nổi mụn nước ở môi. Tốc độ lan rộng của chúng diễn ra vô cùng nhanh chóng, thậm chí các bọng nước này có thể lớn lên và vỡ tan, gây nên cảm giác đau nhức, khó chịu. Điều này không chỉ tạo ra những cản trở trong sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ. Dấu hiệu mụn nước xuất hiện bất thường khiến người ta liên tưởng đến những bệnh lý nguy hiểm. Để giúp các bạn giải đáp thắc mắc, dưới đây là câu trả lời của các chuyên gia da liễu về hiện tượng môi bị nổi mụn nước!

Môi bị nổi mụn nước nguy hiểm hay không?

Môi bị nổi mụn nước nguy hiểm hay không?

Dấu hiệu nhận biết môi sắp mọc mụn nước

Mụn nước mọc ở môi, rộp môi hay còn được biết đến với tên gọi phổ biến là bệnh herpes. Đây là một dạng bệnh lý truyền nhiễm hoặc tự phát, gây ra bởi một loại virus có tên HSV. Bệnh lý này thường xuất hiện ở môi, má và vùng xung quanh miệng. 

Virus HSV gây ra tình trạng phồng rộp, lở loét, sưng đỏ đi kèm với cảm giác đau nhức, những bọng nước có xu hướng lan rộng, vỡ ra sau một khoảng thời gian. Vết thương sau đó tự đóng vảy và lành lại, để lại những vết sẹo ở môi và miệng nếu chúng ta không biết chăm sóc. Để điều trị kịp thời, cũng như hạn chế tình trạng mụn nước lan rộng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ, dưới đây là một số dấu hiệu điển hình nhận biết bệnh herpes ở môi. 

  • Cảm giác ngứa ngáy, châm chích: Đây là biểu hiện đầu tiên cho thấy rất có khả năng khu vực môi và vùng da quanh miệng sẽ xuất hiện mụn nước. Những biểu hiện này thường xuất hiện khoảng 1-2 ngày báo trước cho bạn vấn đề sẽ xuất hiện. 
  • Xuất hiện mụn nước: Bạn đầu, mụn nước sẽ hình thành tại một khu vực nhỏ chạy dọc theo mép môi, dưới các tác động va quệt, chúng có thể vỡ ra và lan rộng đến những vùng da khác trên mặt như mũi, má.  
  • Chảy dịch và đóng vảy: Sau một thời gian xuất hiện, chu kỳ của các bọng nước sẽ đến hồi kết thúc. Mụn nước phồng rộp đến một mức độ nhất định sẽ vỡ ra, để lại các vết thương hở và nông trên bề mặt. Cuối cùng là khô lại và đóng vảy.

Trên đây là các dấu hiệu điển hình của bệnh lý herpes ở môi, mức độ nặng nhẹ và khu vực phồng rộp còn phụ thuộc vào tình trạng cơ địa hoặc mức độ nhiễm trùng của bạn. Thông thường, lần nhiễm bệnh đầu tiên sẽ đi kèm với các triệu chứng như đau nhức vùng cơ, sốt, sưng hạch bạch huyết. Không chỉ nổi mụn ở vùng môi bên ngoài, bệnh lý này thậm chí có thể lan rộng vào bên trong khoang miệng. Tình trạng này trở nên nghiêm trọng với các biểu hiện rõ rệt hơn cả ở những lần tái phát sau này.

Có một sự thật rằng, một khi virus herpes đã xâm nhập, chúng có khả năng cư ngụ và tồn tại trong cơ thể bạn suốt quãng đời còn lại. Các triệu chứng biến mất không có nghĩa virus đã bị tiêu diệt hoàn toàn mà chúng đang quay về trạng thái ngủ, đợi thời cơ để bùng phát. Giai đoạn tiền phát nằm trong khoảng 6-48 giờ đầu tiên đi kèm các biểu hiện nóng, rát, châm chích vùng nhiễm bệnh. Herpes có thể xảy ra ở bất kỳ giới tính, độ tuổi nào, bao gồm trẻ sơ sinh và người già. Cần lưu ý với những đối tượng này bởi sức đề kháng và cơ địa đang rất yếu. 

Nguyên nhân khiến môi bị nổi mụn nước là gì?

Đa số các trường hợp môi bị nổi mụn nước đều bắt nguồn từ sự xâm nhập của virus herpes vào cơ thể hoặc sự bùng phát trở lại do một số yếu tố tác động. Một số nguyên nhân khác cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng, kích hoạt các virus bên trong cơ thể như:

Những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng nổi mụn nước

Những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng nổi mụn nước

Môi bị nổi mụn nước do bệnh lý vùng miệng

Một số bệnh lý ở khoang miệng như nhiệt miệng, loét miệng là vấn đề mà hầu như ai cũng đều sẽ gặp phải. Đây cũng là một dạng bệnh lý viêm nhiễm phổ biến, thường tự phát do các phản ứng bên trong cơ thể như: thiếu dinh dưỡng, nóng trong người, thức ăn cay nóng… Tình trạng này khiến các virus ẩn náu bên trong được dịp tái phát và mở rộng ra bên ngoài. Điều này kéo theo tình trạng mụn nước mọc ở bên trong, bên ngoài miệng, vùng xung quanh môi. Cần vệ sinh răng miệng đầy đủ, đúng cách, đồng thời bổ sung dưỡng chất cần thiết như vitamin C, kẽm để tăng sức đề kháng. 

Dị ứng mỹ phẩm khiến mụn nước hình thành

Đối với nhiều chị em, mỹ phẩm giống như vật bất ly thân, việc trang điểm cũng là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận trong việc lựa chọn bởi các thành phần có trong mỹ phẩm, đặc biệt là son môi có thể gây nên tình trạng dị ứng. Các dấu hiệu cho thấy bạn đang bị dị ứng phổ biến nhất là sưng viêm, nứt nẻ, khô môi, chảy máu hoặc nổi mụn nước với các bọng lớn. Tình trạng này không quá nguy hiểm nhưng nếu không phát hiện sớm để có biện pháp điều trị, bạn có thể sẽ phải đối mặt với các biến chứng khá nặng như bội nhiễm hoặc sưng viêm.

Di chứng và kích ứng sau phun xăm môi

Phun môi là phương pháp làm đẹp tương đối phổ biến, được nhiều người lựa chọn để tạo màu, giúp đôi môi tươi tắn hơn. Mặc dù vậy, kỹ thuật này với hoạt động của đầu phun có sự xâm lấn nhất định vào vùng môi. Việc lựa chọn địa chỉ phun môi thiếu uy tín,màu mực kém chất lượng hay tay nghề người thực hiện còn non trẻ sẽ để lại những hậu quả vô cùng đáng tiếc. Thực tế đã có rất nhiều triệu chứng được ghi nhận sau phun môi như tình trạng môi sưng tấy, nổi mụn nước li ti, nhiễm trùng. Hậu quả sau này chính là những vết sẹo lớn rất khó phai mờ. 

Môi khô quá mức và dị ứng thời tiết

Môi bị khô, bong tróc hay nứt nẻ là biểu hiện thường thấy ở những người có tính chất da khô. Những dấu hiệu này cũng thường xuyên xảy ra dưới những tác động của thời tiết và môi trường. Nhất là trong những ngày mùa đông khô hanh, thiếu ẩm hay khu vực sinh sống có nhiệt độ cao và độ ẩm thấp. Điều này vô tình tạo điều kiện cho các virus xâm nhập và phát triển, kéo theo mụn nước, hiện tượng lở loét môi…

Nổi mụn nước ở môi có nguy hiểm không? 

Tình trạng môi nổi mụn nước không phải là một bệnh lý hiếm gặp, có thể xảy ra ở bất cứ ai trong bất kỳ điều kiện nào. Khả năng lây lan nhanh trên một vùng da cũng như di chứng để lại sau khi mụn nước bị vỡ gây nên cảm giác cực kỳ khó chịu và ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ. 

Nổi mụn nước sẽ thật nguy hiểm nếu lan rộng ra xung quanh

Nổi mụn nước sẽ thật nguy hiểm nếu lan rộng ra xung quanh

Mặc dù vậy, với sức đề kháng của một người bình thường, mụn mọc ở miệng hay herpes môi hoàn toàn có thể tự chấm dứt sau khoảng 1 tuần khi hệ miễn dịch tạo ra cơ chế đối kháng chống lại virus. Mụn nước ở môi có khả năng tái phát nhiều lần nhưng đây không phải là một bệnh lý nguy hiểm do không thể đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, bạn sẽ thực sự cần lời khuyên của các bác sĩ nếu xuất hiện các diễn biến bệnh lý như sau:

  • Mụn nước lan rộng đến khu vực xung quanh mắt và bên trong khoang miệng gây lở loét nghiêm trọng
  • Mụn rộp vùng môi không có dấu hiệu suy giảm sau thời gian ít nhất khoảng 2 tuần.
  • Các triệu chứng ban đầu có xu hướng trở nặng kéo theo những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe. 
  • Hiện tượng mụn nước thường xuyên tái phát và khoảng cách giữa các lần xuất hiện rất ngắn cho thấy hệ miễn dịch của bạn đang có vấn đề.

Điều trị mụn nước ở môi như thế nào?

Trên thực tế, không có biện pháp đặc trị nào dành riêng cho hiện tượng mụn mọc ở môi hay loại bỏ một cách triệt để các virus HSV gây bệnh. Hầu hết các loại thuốc, dược phẩm được chỉ định chỉ có khả năng ngăn chặn sự bùng phát và làm giảm thời gian mắc bệnh trên cơ thể. Các loại thuốc điều trị cũng được kê đơn phụ thuộc vào thời gian mắc bệnh, là khởi phát hay tái phát. 

Điều trị mụn nước mọc ở môi bằng phương pháp nào?

Điều trị mụn nước mọc ở môi bằng phương pháp nào?

Đối với điều trị mụn nước khởi phát, các loại kháng sinh phù hợp sẽ được điều động trong trường hợp này nhằm mục đích giảm nhẹ cơn đau hoặc đẩy nhanh quá trình hồi phục. 

Đối với điều trị mụn nước ở dạng tái phát, các loại thuốc liều cao sẽ được sử dụng bởi mức độ nghiêm trọng và thời gian kéo dài bệnh thường lâu hơn so với thời kỳ khởi phát. 

  • Thuốc mỡ hoặc một vài loại kem bôi diện rộng kê đơn hoặc không kê đơn có hiệu quả trong việc làm dịu da, giảm nhẹ các cơn đau, ngứa rát, đồng thời rút ngắn thời gian diễn biến của bệnh. 
  • Thuốc uống kháng sinh hoặc dòng kháng virus chuyên dụng có kê đơn, được chỉ định theo yêu cầu của bác sĩ trong trường hợp bệnh diễn biến ở những triệu chứng đầu tiên, chưa hình thành mụn nước lớn. 

Các loại thuốc điều trị herpes, mụn nước ở môi có thể sử dụng hàng ngày nhằm ngăn chặn nguy cơ bệnh tái phát với những người có cơ địa không tốt, sức đề kháng yếu. Đây cũng là cách giúp hạn chế những cơn đau, cảm giác khó chịu dai dẳng do bệnh lý này mang đến với cơ thể. Trường hợp, các loại thuốc thông thường không thể làm giảm những triệu chứng phổ biến, bạn cần gặp gỡ các bác sĩ đề được kiểm tra và kê đơn thuốc với liều cao nhằm ngăn chặn sự tái phát trở lại. Trẻ em và người già là những đối tượng cần được quan tâm đặc biệt khi xuất hiện các triệu chứng bệnh lý này. 

Cách điều trị mụn nước ở môi tại nhà

Đa số các trường hợp mụn nước mọc ở môi diễn biến không quá nặng bởi vậy người ta có xu hướng lựa chọn giải pháp tự điều trị tại nhà. Với những biểu hiện bệnh nhẹ, bạn có thể sử dụng một số loại thực phẩm chức năng để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đây là cách gián tiếp giúp nâng cao hoạt động của hệ miễn dịch, giúp bạn chống chọi với nhiều loại bệnh hơn. Nên sử dụng Vitamin C, kẽm, lysine ở dạng viên uống kết hợp một số sản phẩm hóa lỏng bôi ngoài da để giảm triệu chứng bệnh lý. 

Sử dụng thuốc bôi để kiểm soát sự lây lan mụn nước

Sử dụng thuốc bôi để kiểm soát sự lây lan mụn nước

Bên cạnh đó, đối với mụn nước ở môi và phát triển vào bên trong khoang miệng, có thể thực hiện một số giải pháp dưới đây để giảm nhẹ triệu chứng bệnh ngay tại nhà.

  • Sử dụng một chiếc khăn ướt mát đặt lên trên khu vực da khô, châm chích và ngứa rát thời gian đầu khi bệnh vừa khởi phát. Nên thực hiện khoảng 2-3 lần/ngày để làm dịu da hiệu quả. Không nên thực hiện cách này khi các vết mụn rộp sưng to hoặc bị vỡ, chảy dịch. 
  • Cân nhắc sử dụng một số loại thuốc kháng viêm như Ibuprofen hoặc thuốc giảm đau Acetaminophen. Tuyệt đối không sử dụng Aspirin đối với người bệnh dưới 20 tuổi bởi hoạt lực của loại thuốc này có mối liên hệ mật thiết với hội chứng Reye, là một dạng bệnh lý hiếm gặp nhưng tương đối nguy hiểm đối với sức khỏe. 
  • Trong thời gian diễn biến của bệnh không nên thực hiện các động tác quá mạnh hoặc tác động vật lý xung quanh khu vực này. Có thể giảm nhẹ cơn đau và vệ sinh vùng miệng bằng nước súc miệng có chứa thành phần baking soda
  • Sử dụng các loại thuốc mỡ chuyên dụng theo gợi ý của bác sĩ, dược sĩ để bôi lên vết thương, mụn rộp nhằm xoa dịu cơn đau và rút ngắn thời gian phục hồi. 
  • Với những đối tượng có sức khỏe, khả năng miễn dịch và đề kháng yếu như trẻ em, phụ nữ mang thai, người già nên đến các trung tâm y tế kiểm tra để được chỉ định loại thuốc phù hợp. Tránh trường hợp chủ động dùng thuốc gây nguy hại cho sức khỏe. 

Phòng tránh mụn nước ở môi tái phát trở lại như thế nào?

Bệnh lý mụn nước mọc ở môi hình thành bởi virus HSV có khả năng tái phát bất cứ khi nào điều kiện cho phép. Một khi đã bị xâm nhập vào cơ thể, đồng nghĩa với việc chúng sẽ ký sinh và tồn tại bên trong cơ thể bạn mãi mãi. Do vậy, không có phương pháp điều trị dứt điểm hay tiêu diệt hoàn toàn sự xuất hiện của loại virus này. Để phòng tránh bệnh tái phát trở lại, cần phải triệt tiêu điều kiện sinh sống lý tưởng của chúng. Theo đó, bạn nên thực hiện một số biện pháp nhằm hạn chế bệnh tái phát:

  • Tránh sự tiếp xúc trực tiếp đối với da mụn, mủ, dịch tiết từ mụn nước bởi virus herpes có khả năng lây lan và phát tán nhanh giữa nhiều chủ thể. Những tương tác dù rất ngắn có thể dẫn việc nhiễm bệnh hoặc khởi động cơ chế tái phát của các loại virus vốn đang tồn tại trong cơ thể bạn.
  • Hãy thật cẩn thận khi tiếp xúc với các cơ quan khác trên cơ thể, đặc biệt là vùng mắt môi, bộ phận sinh dục. Đây là những nơi virus, vi khuẩn có khả năng xâm nhập nhanh chóng và cư ngụ lâu dài. Tránh tiếp xúc trực tiếp để hạn chế sự lây lan bệnh.
  • Không nên sử dụng chung các vật dụng với những người đang bị nhiễm herpes bao gồm cả vật dụng hỗ trợ ăn uống, sinh hoạt cho đến những loại mỹ phẩm. Virus đọng lại trên những vật thể này có khả năng trở thành trung gian gây bệnh phát tán nặng trên da.
  • Luôn sử dụng khẩu trang, rửa tay và sát khuẩn sạch sẽ trong trường hợp phải tiếp xúc với môi trường xung quanh. Đây là cách bảo vệ bạn tránh khỏi hàng trăm căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hiện nay. 

Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm giúp bạn có được phương pháp nhận biết tình trạng môi bị nổi mụn nước và có hướng điều trị hiệu quả. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc liên quan đến các bệnh lý về da hoặc các dịch vụ trẻ hóa, tăng đề kháng cho cơ thể vui lòng liên hệ Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ!

Tham khảo thêm các bài viết để tìm hiểu về bệnh lý vùng môi và hướng chăm sóc và điều trị phù hợp:

 Phun môi bị mụn nước: Nguyên nhân và cách khắc phục kịp thời

Biểu hiện mụn mọc ở môi là bệnh lý gì? Nghiêm trọng không?

Chia sẻ ngay:
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments

form đăng ký

    x
    CHUYÊN GIA SẮC ĐẸP LẠI MINH HIẾU
    CHUYÊN GIA SẮC ĐẸP LẠI MINH HIẾU

    Chuyên gia sắc đẹp cao cấp

      ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT THÁNG 6
      Giảm 30% tất cả dịch vụ, tặng vàng cho 100 khách hàng và mỹ phẩm trị giá 1.490.000 VNĐ