Mụn viêm là gì? Điều trị mụn viêm bằng những mẹo cực hay
Mụn viêm là tình trạng viêm nhiễm, tổn thương nặng xuất phát từ các nốt mụn trứng cá ban đầu. Loại mụn này khá nghiêm trọng với các nốt sưng đỏ, chứa dịch mủ, gây cảm giác đau nhức, khó chịu. Trường hợp bị mụn viêm cần được điều trị tích cực của bác sĩ da liễu vậy nên không được tự ý điều trị tại nhà mà không có chỉ định. Hãy đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và cung cấp hướng trị liệu, phục hồi da tốt nhất có thể!
Thực tế cho thấy nhiều người không thực sự quan tâm đến việc điều trị mụn đúng cách nếu các nốt mụn chỉ vừa mới xuất hiện hoặc không quá nhiều trên da. Mọi người thường dùng tay cạy mụn như một cách để khắc phục tình trạng này. Cũng có những trường hợp thoa kem trị mụn, thuốc trị mụn không theo chỉ định của các bác sĩ. Điều này thực sự khá nguy hiểm nếu các nốt mụn đang tồn tại là mụn viêm. Thói quen chủ quan có thể khiến bạn phải đối mặt với những thương tổn lớn. Vậy mụn viêm là gì? Điều trị phương pháp nào hiệu quả nhất? Cùng khám phá ngay!
Điều trị mụn viêm theo phương pháp nào an toàn và hiệu quả nhất?
Mụn viêm là gì? Có những loại mụn viêm nào?
Mụn viêm có thể được xem là một dạng tổn thương nặng, hình thành bởi những diễn biến theo chiều hướng xấu của các nốt mụn trứng cá hình thành trên bề mặt da. Mụn viêm thường đi kèm với các hiện tượng sưng đỏ, đau nhức và cảm giác vô cùng khó chịu. Thông thường, các nốt mụn viêm sẽ chuyển biến với nhân mủ bên trong có chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho da và cơ thể. Nếu để chúng phát triển liên tục có khả năng dẫn đến tình trạng nhiễm trùng máu, cực kỳ nguy hiểm. Cần phải có phương án xử lý ngay lập tức để khắc phục tình trạng này.
Các dạng mụn viêm phổ biến nhất và có khả năng diễn biến nặng hơn trên da
Mụn viêm trên da, đặc biệt là da mặt không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây tự ti, làm sa sút tinh thần người bệnh. Nếu bạn gặp phải một trong các dấu hiệu dưới đây thì nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để được điều trị sớm, tránh những hậu quả về sau.
- Mụn viêm đỏ: Loại mụn này không quá nguy hiểm, thường là dạng mụn không nhân, có kích thước khá nhỏ. Đặc điểm tiêu biểu là đầu mụn màu đỏ, xuất hiện thành cụm li ti trồi lên trên bề mặt.
- Mụn viêm mủ: Đặc điểm các nốt mụn có lớp da bên ngoài siêu mỏng, lộ rõ nhân mủ phía dưới có màu trắng hoặc vàng nhạt, cực kỳ dễ vỡ, gây đau nhức khó chịu chính là nhóm mụn viêm mủ điển hình.
- Mụn bọc viêm: Tương tự như mụn mủ nhưng mụn bọc có lớp da bên ngoài với kích thước khá dày, màu đỏ tấy rõ rệt, mụn ẩn dưới da không xuất hiện nhưng gây cảm giác đau nhức, châm chích cực kỳ khó chịu. Sau khi mụn tan đi thường để lại sẹo rỗ, sẹo thâm.
- Mụn nang: Loại mụn này có kích thước lớn, sưng to, gây đau nhức nặng và không nhìn rõ nhân mụn bên trong. Tùy thuộc vào trạng thái của nhân mụn mà mụn có thể cộm cứng hoặc khá mềm.
Cần phân biệt rõ các triệu chứng của những loại mụn viêm đã kể trên để có phương án chăm sóc làn da và điều trị phù hợp nhất. Tránh tình trạng mụn phát triển trên một diện tích rộng, để lại các vết sẹo lõm sau này rất khó để khắc phục. Bên cạnh đó, cần chú trọng đến những vùng da xung quanh, hạn chế mụn viêm gây ảnh hưởng trực tiếp.
Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của mụn viêm
Những nguyên nhân hình thành các nốt mụn hiện hữu xung quanh chúng ta và chịu ảnh hưởng bởi cách mà mỗi người chăm sóc cơ thể, nguồn năng lượng bên trong hoặc các yếu tố tác động bên ngoài. Nhìn chung, việc tìm ra nguyên nhân hỗ trợ các bác sĩ rất nhiều trong việc xác định phương pháp điều trị. Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, chúng tôi nhận định những yếu tố nguy cơ có khả năng hình thành mụn viêm như sau:
Có khá nhiều nguyên nhân và yếu tố kích hoạt dẫn đến sự xuất hiện của các nốt mụn viêm
Tình trạng rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ trong các giai đoạn đặc biệt như dậy thì, kinh nguyệt, mang thai, tiền mãn kinh có thể làm gia tăng hoạt động của tuyến bã nhờn. khiên lượng dầu thừa bị đẩy lên bề mặt khá nhiều. Hệ quả là lỗ chân lông bị bít tắc dữ dội, tạo điều kiện cho mụn phát triển.
Nhiều người khi nhận thấy mụn xuất hiện nhiều trên da thường lựa chọn việc không chăm sóc hoặc đụng chạm gì đến da mặt vì lo sợ mụn phát triển năng hơn. Thực tế cho thấy chính việc bỏ bê không chăm sóc khiến làn da không được làm sạch, sự tích tụ của các tạp chất làm mụn phát triển nặng hơn. Nên vệ sinh da thật sạch sẽ, hạn chế sử dụng các loại mỹ phẩm có hoạt tính quá mạnh khiến mụn vỡ ra, cực kỳ nguy hiểm.
Chế độ ăn uống có quá nhiều đồ ngọt, đồ chứa nhiều dầu mỡ khó chuyển hóa, nhiều gia vị, đồ ăn quá nóng cũng có khả năng khiến làn da bị viêm nhiễm, tổn thương nhanh chóng hơn.
Những thói quen trong sinh hoạt chẳng hạn như thức quá khuya, ngủ sai giấc, ngủ không đủ giấc, sử dụng quá nhiều thiết bị điện tử trong ngày làm gia tăng những căng thẳng của hệ thần kinh. Dẫn đến các hormone bị biến đổi, gián tiếp gây nên các nốt mụn viêm.
Một số bệnh lý ngoài da như viêm da, nhiễm khuẩn nấm men tác động đến các nang lông. Sự tăng sinh các vi khuẩn gây hại dưới lỗ chân lông ức chế mạnh mẽ các tế bào, làm cho hiện tượng các nốt mụn hình thành nhanh hơn.
Thường xuyên trang điểm đậm, sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng, hoạt động quá mạnh gây đổ mồ hôi liên tục, sinh sống trong môi trường ô nhiễm làm gia tăng các yếu tố gây hại cho da. Đồng thời, cũng chính là các tác nhân khiến làn da xuống cấp, nhăn nheo, chùng nhão và dễ nảy sinh mụn.
Bị mụn viêm có nên nặn hay không?
Việc có nên tự nặn mụn tại nhà hay không được khá nhiều người quan tâm. Các chuyên gia nhận định, một số loại mụn nhỏ, mụn không nguy hiểm có thể tự nặn tại nhà nếu đáp ứng đầy đủ các vấn đề vô trùng. Đây có thể xem là một giải pháp hỗ trợ cho quá trình điều trị được thuận lợi. Tuy nhiên, hầu hết mọi người thường không biết cách nặn mụn đúng cách, hậu quả là các nốt mụn ngày càng sưng to.
Giải đáp của các chuyên gia có nên tự nặn mụn khi đang bị sưng viêm không?
Đối với mụn việc, việc tự nặn mụn không phải là phương pháp tối ưu bởi loại mụn này khá nguy hiểm, có thể để lại biến chứng hoặc sẹo sau mụn cực xấu. Lý giải cho điều này, bác sĩ chuyên khoa tại Mega Gangnam nhận định các nốt mụn viêm có thể chứa nhiều vi khuẩn, kết hợp cùng tạp khuẩn ở tay hay dụng cụ nặn mụn khiến tình trạng làn da trở nên nguy cấp hơn do bị nhiễm quá nhiều loại vi khuẩn. Trường hợp mụn viêm phát triển trên da nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia để có giải pháp điều trị phù hợp.
Hơn thế nữa, sau khi nặn mụn, việc không được vệ sinh sạch sẽ và sát trùng khiến các vết thương bị vi khuẩn xâm nhập. Tình trạng nguy kịch hơn có thể kéo theo sự nhiễm trùng máu, gây hoại tử da và những tình huống nguy hiểm khác. Bởi vậy, chúng ta không nên tự nặn mụn tại nhà, đặc biệt là mụn viêm.
Điều trị mụn sưng viêm chuẩn y khoa là như thế nào?
Tùy theo mức độ phát triển của mụn, khu vực xuất hiện và sức khỏe thực tế mà các bác sĩ sẽ đề xuất những phương pháp điều trị. Thông thường, với những nốt mụn mới hình thành, vùng da bị mụn không quá lớn, các bác sĩ sẽ đề xuất việc tự sử dụng một số loại thuốc có chứa một số hoạt chất kháng viêm, kháng sinh thể nhẹ. Trong khi những tổn thương rộng cần kết hợp khá nhiều loại thuốc có kê đơn theo các dạng khác nhau để rút ngắn thời gian điều trị và nâng cao hiệu quả. Một số phương pháp thẩm mỹ cũng được gợi ý trong trường hợp cơ địa không phù hợp với thuốc hoặc những thương tổn quá rộng, không thể chỉ sử dụng thuốc đặc trị.
Sử dụng thuốc bôi đúng cách có thể cải thiện một cách đáng kể các biểu hiện của mụn
Trị mụn bằng thuốc không kê đơn
Hiện nay có khá nhiều hãng dược phẩm trong và ngoài nước cung cấp những dòng sản phẩm kem trị mụn, thuốc trị mụn dạng không kê đơn. Chính vì vậy, việc đánh giá loại thuốc nào tốt, kem nào nhanh khỏi không nằm trong phạm vi đánh giá. Thay vào đó, các chuyên gia gợi ý cho bạn một số thành phần có trong những loại thuốc có khả năng trị mụn viêm mà bạn nên lưu ý để lựa chọn như sau!
Benzoyl Peroxide
Benzoyl Peroxide là hoạt chất có khả năng kháng sinh, chống lại sự phát tán của các vi khuẩn cực tốt. Ở dạng bôi ngoài da, thành phần này là một chất ức chế và tiêu diệt các chủng P. acnes gây sưng viêm. Từ đó làm giảm các triệu chứng của mụn viêm trên da, khắc phục hiện tượng sưng tấy. Mặc dù vậy, Benzoyl Peroxide tồn tại tác dụng phụ đó là làm khô da, vậy nên không được đề xuất sử dụng liên tục trong một khoảng thời gian dài.
Acid salicylic
Acid salicylic cũng là một thành phần trị mụn có độ phổ biến cao, có mặt trong khá nhiều sản phẩm làm sạch da, trị mụn viêm. Công dụng chính của hoạt chất này chính là loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn, tế bào da chết tồn tại trong lỗ chân lông, từ đó làm giảm các kích ứng do mụn viêm. Tác dụng phụ khi sử dụng hoạt chất này liên tục cũng là chính là hiện tượng khô da nhưng mức độ nhẹ hơn benzoyl peroxide nên có thể cân nhắc kết hợp với một số kem dưỡng ẩm nếu có ý định điều trị dài ngày.
Lưu huỳnh
Lưu huỳnh được ứng dụng trong các sản phẩm trị mụn ngoài da với mục đích kiểm soát hiện tượng sưng viêm. Mặc dù không có khả năng triệt tiêu mụn viêm nhưng đây cũng là một thành phần quan trọng khi kết hợp cùng những hoạt chất khác để trị mụn. Vì vậy với những làn da có hiện tượng sưng viêm, đau nhức nên lưu ý đến lưu huỳnh
Trị mụn bằng thuốc có kê đơn
Các thành phần điều trị mụn viêm đã đề cập ở trên nếu sử dụng liên tục khoảng 2-3 tháng vẫn không đem lại hiệu quả như mong muốn. Chúng tôi đồ rằng cơ thể bạn không thật sự tương thích với những hoạt chất trên. Do vậy, có thể bạn cần phải sử dụng kết hợp thuốc bôi ngoài da và thuốc uống để nâng cao hiệu quả.
Các hoạt chất có kê đơn có ý nghĩa quan trọng trong những trường hợp cần thiết
Retinoids
Retinoids là một chất được nghiên cứu và tách xuất từ Vitamin A, hoạt chất này được biết đến với công dụng điều trị mụn khá tốt và được kê đơn nếu bạn đang gặp phải mụn viêm. Tuy nhiên, đây không phải là một chất quá vô hại bởi nó có xu hướng làm cho da bị mỏng hơn, tương tác khá mạnh với các tia gây hại có trong ánh nắng mặt trời. Vì vậy, cần phải che chắn thật kỹ, sử dụng kem chống nắng dạng sữa để phù hợp với làn da bị mụn mỗi khi ra ngoài.
Isotretinoin
Isotretinoin là thành phần điều trị mụn viêm thuộc nhóm có kê toa với hoạt lực mạnh nhất. Tác dụng của hoạt chất này có thể thấy được sau khi điều trị một thời gian ngắn. Tuy nhiên, isotretinoin có thể gây nên một số tác dụng không mong muốn đối với cơ thể. Vì vậy, điều trị mụn viêm bằng hoạt chất này cần được kê đơn và có sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ. Bạn nên tuân thủ các yêu cầu về liều lượng và thời gian sử dụng.
Kháng sinh đường uống
Đối với các nốt mụn với lượng vi khuẩn P.acnes vượt xa mức cho phép, các bác sĩ sẽ kê đơn một số loại kháng sinh đường uống để kiểm soát tình trạng này. Điều này nhằm kiểm soát sự lây lan của vi khuẩn hoặc sự phát triển tiêu cực của mụn viêm trên bề mặt da. Liều lượng thuốc có xu hướng giảm dần cùng với những chuyển biến tích cực của mụn. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày.
Kháng sinh tại chỗ
Kháng sinh tại chỗ cũng được sử dụng cho các trường hợp mụn viêm xuất hiện sớm trên da. Tuy nhiên hoạt lực của kháng sinh tại chỗ thường không cao như kháng sinh dạng đường uống.
Bên cạnh điều trị mụn theo các phương pháp y khoa, một số công nghệ ứng dụng ánh sáng chứa năng lượng nhiệt cao với mục đích tiêu diệt vi khuẩn trên bề mặt, hỗ trợ điều trị mụn viêm, mụn bọc cũng được khuyến khích trong trường hợp các vùng da bị thương tổn quá rộng và không thể chỉ sử dụng thuốc. Bởi điều trị kéo dài làm tăng khả năng hình thành mụn viêm, mụn bọc.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về những nguyên nhân và cách điều trị mụn viêm được ứng dụng rộng rãi, đảm bảo an toàn và có hiệu quả cao. Mọi thông tin chi tiết về các bệnh lý da liễu, dịch vụ thẩm mỹ điều trị y khoa vui lòng liên hệ Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ!
Các bài viết liên quan
- 10 công thức mặt nạ tự chế trị mụn giảm viêm nhanh
- Cách trị mụn bọc tại nhà như thế nào nhanh khỏi nhất?
- Cách trị mụn bọc sưng đỏ như thế nào nhanh khỏi?
- Mụn bọc có tự xẹp không? Làm sao để trị mụn bọc thật nhanh?
- 10+ cách trị mụn ẩn trên trán bằng nha đam dễ thực hiện tại nhà
- Cách xử lý mụn đầu đen ở trán hiệu quả từ chuyên gia
- Cách trị mụn bọc nhanh nhất trong 1 đêm liệu có khả thi?
- Cách nặn mụn bọc bị chai cứng như thế nào an toàn?
- Mụn bọc không đầu có biểu hiện gì? Điều trị như thế nào?
- Ăn gì để trị mụn ẩn? Bị mụn ẩn không nên ăn gì?