[Kinh nghiệm thẩm mỹ] Nâng mũi bao lâu mới được ăn rau muống?
Quá trình nâng mũi đòi hỏi quá trình kiêng khem nhóm thực phẩm nhất định để mũi không xảy ra các biến chứng. Trong đó rau muống đặc biệt được chú ý vì nằm trong danh sách không thể bỏ qua sau nâng mũi. Nâng mũi bao lâu mới được ăn rau muống, hãy cùng Mega Gangnam khám phá chi tiết cùng các lưu ý cần biết.
Rau muống là thực vật thân thảo, nguồn gốc mọc ở mặt nước hoặc đất bùn. Đặc điểm của rau là phát triển dài, rỗng và nhiều khớp. Đây cũng là loại rau rất giàu vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe. Trong rau muống có chứa thêm thành phần dinh dưỡng như vitamin B3, canxi, magie, natri, chất xơ, nước.. Tuy nhiên, nhiều dinh dưỡng là vậy nhưng đây lại là loại rau cần tránh sau khi thực hiện các phẫu thuật thẩm mỹ hoặc điều trị phẫu thuật vết thương hở nói chung.
Vì sao nâng mũi lại cần kiêng ăn rau muống?
Thẩm mỹ mũi là ca phẫu thuật tác động tới phần mô mềm, trực tiếp loại bỏ, sửa chữa các khuyết điểm của mũi thấp, lệch vách ngăn, mất cân đối,.. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ có bóc tách và đưa sụn nâng đỡ bên trong nên sau khi làm chắc chắn mũi bị sưng tấy và đau nhức. Và việc chăm sóc và kiêng cữ khi nâng mũi cũng cần được chú trọng. Vì thời điểm này dáng mũi đang trong thời gian hồi phục và ổn định, cần được nghỉ ngơi, ăn uống đúng cách để kết quả thẩm mỹ tốt nhất.
Đối với việc ăn kiêng rau muống sau khi nâng mũi, mặc dù rau muống chứa nhiều dinh dưỡng nhưng lại được khuyên là cần tránh sau khi nâng mũi. Rau muống có chứa Madecassol làm tăng collagen của cấu trúc da. Vì thế, sau khi tác động thẩm mỹ, ăn rau muống sẽ làm đầy, thậm chí gây sẹo lồi vết thương. Trong một số trường hợp da bị kích ứng, rau muống gây ra tình trạng ngứa và sưng tấy, đây cũng là một tác động xấu đến quá trình hồi phục vết thương.
Nâng mũi bao lâu mới được ăn rau muống?
Với rau muống, vì là thực phẩm gây kích ứng cũng như có các tác động xấu đến quá trình hồi phục vết thương nên các chuyên gia khuyên rằng, bạn cần ít nhất từ 2-4 tuần đến khi vết thương hồi phục và ổn định mới nên dùng rau muống.
Trong trường hợp có những người có cơ địa nhanh lành, vết thương ổn định nhanh chóng và dáng mũi hồi phục như ý, bạn có thể sử dụng rau muống sau khoảng 10 ngày. Ngược lại, những ai có cơ địa dữ, kích ứng với vết thương và xuất hiện tình trạng sưng tấy nhiều ngày thì nên kéo dài thời gian kiêng rau muống cũng như các thực phẩm liên quan khác. Điều này sẽ giúp cho việc lành thương tiến triển nhanh hơn, nhờ đó tăng cường hiệu quả thẩm mỹ cho dáng mũi.
Lỡ ăn phải ăn rau muống sau nâng mũi thì có sao không?
Như chia sẻ ở trên, giải đáp cho câu hỏi nâng mũi bao lâu mới được ăn rau muống thì thời điểm tốt nhất là sau hơn 1 tháng. Nhưng nếu bạn rơi vào trường hợp vô tình ăn thì có sao không? Đối với những người có cơ địa tốt, chỉ lỡ ăn ít rau muống một lượng nhỏ thì không ảnh hưởng gì nhiều tới vết thương. Ngược lại, khi đã ăn nhiều rau muống khi vết thương mũi chưa lành thì có khả năng bị sẹo lồi rất cao. Bạn nên thông báo tới bác sĩ chuyên môn để xử lý bất cứ khi nào có thể.
Đặc biệt, với những ai có cơ địa dễ bị dị ứng thì dù ăn ít hay ăn nhiều vẫn gặp các vấn đề da kích ứng sưng bầm. Vì thế, nếu có lỡ ăn rau muống thì bạn cần bình tĩnh, để ý vết thương biến chuyển ra sao để có cách điều trị phù hợp.
Xem thêm: Nâng mũi bao lâu có thể tắm? [Chuyên gia giải đáp]
Ngoài rau muống nên kiêng thực phẩm gì sau nâng mũi?
Sau khi giải thích về nâng mũi bao lâu mới được ăn rau muống, bạn đã hiểu rõ hơn về vấn đề này. Nhưng cũng có các nhóm thực phẩm khác thuộc TOP đầu nên kiêng ăn sau nâng mũi dưới đây:
Nhóm thực phẩm dễ tạo sẹo
Không ai muốn vết thương của mình để lại sẹo cả. Nâng mũi hay bất kỳ hình thức làm đẹp nào cũng vậy. Ngoài rau muống thì trong nhóm thực phẩm dễ tạo sẹo không thể không nhắc tới nhóm hải sản như tôm, cua, mực, ghẹ, cá biển.. Hầu hết các loại hải sản sống ở biển hay vùng sông nước sẽ có chất tanh, nhiều đạm và có tính hàn. Những chất này tác động sản sinh tế bào mới quá mức sẽ gây ra tình trạng dị ứng và để lại sẹo lồi sau khi vết thương lành lại.
Nhóm thực phẩm cay nóng
Thực phẩm cay nóng mang tính nồng như ớt, gừng.. sẽ làm tăng thêm độ ngon, kích thích vị giác khi ăn. Tuy nhiên trong quá trình hồi phục thì chúng không hề tốt cho bệnh nhân chút nào, sẽ làm cho vết thương chuyển biến xấu đi. Bên cạnh đó, những món ăn chiên rán, dầu mỡ còn làm nóng trong người, nên hạn chế ăn vẫn tốt hơn.
Nhóm thực phẩm dễ dị ứng
Các loại thực phẩm dễ bị dị ứng được chế biến từ gạo nếp như xôi, bánh chưng, chè cháo.. có tính nóng cao nên dễ gây mưng mủ vết thương. Ngoài ra, sau khi phục hồi, vùng da đó có khả năng xuất hiện sẹo lồi cao khiến dáng mũi của bạn không được như kỳ vọng.
Nhóm thực phẩm giàu đạm
Đạm chính là chất dinh dưỡng cần thiết mà bạn cần bổ sung vào cơ thể mỗi ngày. Nhưng khi bị dư đạm hay còn gọi là protein thì lại bị dư thừa, không tốt cho cơ thể nhất là đối với người nâng mũi.
Một số thực phẩm giàu đạm bạn cần chú ý như: thịt bò, thịt gà, trứng, cá ngừ, phô mai…
Sau nâng mũi, vùng da ở mũi trở nên nhạy cảm và dễ biến đổi sắc tố, nếu tình trạng bị dư lượng đạm, vùng da này rất dễ đổi màu gây thâm sạm, không đều màu. Ngoài ra các thực phẩm giàu đạm còn có thể gây ra tình trạng sẹo thâm rất xấu, mất đi nét đẹp lẽ ra trên khuôn mặt.
Có thể bạn quan tâm: Nâng mũi cấu trúc vách ngăn là gì? Đánh giá ưu và nhược điểm
Trên đây là các giải đáp cho câu hỏi nâng mũi bao lâu mới được ăn rau muống và những chia sẻ cần thiết để bạn sớm có được dáng mũi đẹp như ý. Liên hệ 093 770 6666 để được tư vấn về những kiến thức làm đẹp bổ ích và các dịch vụ nâng mũi phù hợp dành cho bạn.