Nâng mũi sụn nhân tạo và sụn tự thân phương pháp nào tốt hơn?
Trong số hàng nghìn ca phẫu thuật thẩm mỹ được thực hiện mỗi ngày trên toàn thế giới, chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong số đó chính là phẫu thuật nâng mũi. Phương pháp này có khả năng cải thiện hầu hết các vấn đề về dáng mũi từ độ cao, kích thước, hình dáng mũi hoặc thậm chí là khắc phục các dị tật bẩm sinh vùng mũi. Để nâng mũi thì lựa chọn chất liệu sụn để độn vào sống mũi là điều được quan tâm hơn cả. Vậy nâng mũi sụn nhân tạo hay sụn tự thân sẽ tốt hơn? Tham khảo ngay trong bài viết này!
Hiểu rõ về phương pháp nâng mũi sụn nhân tạo
Nâng mũi sụn nhân tạo là phương pháp thẩm mỹ sử dụng sụn sinh học công nghiệp để định hình và nâng cao sống mũi, giúp khắc phục các khuyết điểm của mũi như mũi tẹt, thấp, lệch, vẹo… Sụn nhân tạo thực tế là loại sụn được chế tạo từ các chất liệu tổng hợp có độ tương thích cao với cơ thể, không gây kích ứng hay đảo thải. Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp thẩm mỹ hiện đại, các loại sụn nhân tạo ngày càng đa dạng, có thể kể đến như sau:
Sụn silicon: Đây là loại sụn ra đời sớm nhất và được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực thẩm mỹ. Sụn silicon có hình dáng và kích thước đa dạng, dễ cắt gọt và định hình như mong muốn. Chất liệu silicon được sử dụng cũng có độ bền rất cao, không bị biến dạng hay tụt sụn khi có tác động lên vùng mũi. Tuy nhiên, nhược điểm thường thấy nhất ở sụn nhân tạo silicon chính là khả năng biến chứng cao, có thể bị đào thải và lộ sống mũi dưới ánh sáng tự nhiên.
Sụn 3D Hàn Quốc: Loại sụn này chỉ mới xuất hiện trên thị trường thời gian gần đây, được chế tạo từ chất liệu ePTFE (polytetrafluoroethylene), có độ đàn hồi cao và khả năng bám dính tốt với mô xung quanh. Sụn 3D Hàn Quốc có hình bán nguyệt, cong mềm mại, phù hợp với khuôn mặt Châu Á. Đây cũng là chất liệu sụn tạo ra xu hướng nâng mũi S line hoặc L line chuẩn Hàn Quốc được yêu thích nhất hiện nay.
Sụn Surgiform: Đây là loại sụn cao cấp, được sản xuất từ Mỹ, có thành phần chính là ePTFE 100%. Sụn Surgiform có cấu trúc lỗ li ti, cho phép các mạch máu và tế bào len lỏi vào, giúp giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm hay bị cơ thể đào thải. Sụn Surgiform có độ cứng vừa phải, không gây áp lực lên vùng mũi nên nếu muốn nâng mũi an toàn, không quan tâm nhiều đến chi phí thì đây là lựa chọn tốt nhất.
Sụn Nanoform: Cũng là một loại sụn mới ra đời nhưng nhận được nhiều sự quan tâm của tín đồ làm đẹp, sụn có thành phần chính là ePTFE 100%, với trọng lượng nhẹ hơn và kích thước chỉ dài khoảng 2/3 sống mũi. Sụn Nanoform có khả năng định hình tốt, không bị tụt hay lệch vẹo khi có va chạm bất thường. Sụn Nanoform cũng có cấu trúc lỗ li ti, cho phép các mô tế bào ôm trọn dáng mũi, tạo cảm giác đầy đặn tự nhiên.
Nâng mũi sụn nhân tạo duy trì được bao lâu? Ưu và nhược điểm là gì?
Thời gian duy trì kết quả sau khi phẫu thuật nâng mũi sụn nhân tạo thường kéo dài từ 5 đến 10 năm hoặc thậm chí lâu hơn nếu được thực hiện đúng cách và chăm sóc tốt. Một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thời gian duy trì hiệu quả nâng mũi mà chúng ta cần đặc biệt quan tâm:
- Loại sụn nhân tạo: Loại sụn nhân tạo chất lượng cao đã qua kiểm chứng thường có tính đàn hồi cao, tương thích tốt và duy trì kết quả lâu hơn. Hiện nay các loại sụn cao cấp đều được thiết kế để hạn chế khả năng hoặc tụt sụn dưới tác động của thời gian và những thay đổi của cơ thể.
- Kỹ thuật độn sụn: Kỹ thuật phẫu thuật và cách cấy xen sụn nhân tạo có ảnh hưởng lớn đến thời gian duy trì. Nếu phẫu thuật được thực hiện bởi một bác sĩ có kinh nghiệm và sử dụng phương pháp cấy xen hiệu quả, kết quả có thể duy trì lâu hơn so với dự kiến ban đầu.
- Cơ địa cá nhân: Khả năng tiếp nhận của cơ thể và các phản ứng tự nhiên sau khi sụn nhân tạo cũng có thể ảnh hưởng đến thời gian duy trì hiệu quả. Những người có sức đề kháng kém, cơ địa dễ dị ứng thường dễ gặp phải biến chứng sau nâng mũi hoặc không duy trì được lâu như kỳ vọng.
- Chăm sóc sau phẫu thuật: Chăm sóc sau phẫu thuật đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo kết quả cuối cùng sau khi nâng mũi mà chúng ta nhận được. Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, thực hiện kiểm tra định kỳ, và bảo vệ mũi khỏi các yếu tố có thể gây tổn thương giúp kết quả được duy trì lâu dài hơn.
Đánh giá sơ bộ ưu và nhược điểm phương pháp nâng mũi sụn nhân tạo:
Về ưu điểm:
- Sụn nhân tạo thường có độ bền cao với khả năng duy trì hình dáng và kết cấu ban đầu của mũi khá tốt. Điều này có nghĩa là kết quả có thể duy trì từ 5 đến 10 năm hoặc lâu hơn nếu sử dụng sụn chất lượng cao và quy trình phẫu thuật đạt chuẩn.
- Chất liệu sụn nhân tạo có độ bền ổn định, đàn hồi tốt và dễ dàng cắt gọt, định hình theo ý muốn của mọi khách hàng. Điều này cho phép tạo ra dáng mũi theo nhiều phong cách và mục tiêu thẩm mỹ khác nhau.
- Sụn nhân tạo được sản xuất từ các chất liệu tổng hợp có độ tương thích cao với cơ thể và chúng thường được xác nhận là an toàn cho sức khỏe bởi các cơ quan y tế. Vậy nên, nếu không có vấn đề sức khỏe đặc biệt thì đây thực sự là lựa chọn mà bạn nên cân nhắc.
Về nhược điểm:
- Sụn nhân tạo không được cho là an toàn tuyệt đối, nhất là khi cơ thể của chúng ta có khả năng phản ứng khá mạnh với các dị vật được đưa vào bên trong. Điều này kích thích các tế bào chức năng trong cơ thể phản ứng lại và gây ra các biểu hiện dị ứng, sưng đau, bầm tìm, đào thải.
- Mặc dù có khả năng duy trì kết quả lâu dài, nhưng sụn nhân tạo cũng có thể bị biến đổi hình dạng do quá trình lão hóa tự nhiên, bị cơ thể đào thải hoặc chất liệu sụn không đảm bảo. Thông thường, để khắc phục tình trạng này, các bác sĩ sẽ tiến hành một cuộc phẫu thuật hỗ trợ hoặc độn sụn mũi thay thế.
- Sụn nhân tạo yêu cầu rất cao trong việc chăm sóc sau phẫu thuật để đảm bảo rằng chúng có thể duy trì hình dáng và kết cấu mũi như kỳ vọng ban đầu. Người được điều trị cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và tham gia kiểm tra định kỳ để theo dõi tình trạng mũi.
Đọc thêm: Có các loại sụn nâng mũi nào hiện nay? Nâng mũi bằng sụn gì tốt nhất?
Bác sĩ thẩm mỹ so sánh nâng mũi dùng sụn nhân tạo và sụn tự thân
Đánh giá một cách khách quan thì dù lựa chọn nâng mũi sụn nhân tạo hay sụn tự thân đều có những ưu điểm riêng. Điều này chủ yếu dựa trên nhu cầu thực tế, điều kiện tài chính, tình trạng sức khỏe của mỗi khách hàng. Để giúp cho các bạn có được cái nhìn tổng quan và lựa chọn được phương pháp phù hợp, bác sĩ Chuyên khoa Da liễu Trần Anh Đức có một số nhận định như sau:
Nâng mũi dùng sụn nhân tạo có chi phí thấp hơn (30-70 triệu) vì chất liệu sử dụng đều có nguồn gốc tổng hợp, được sản xuất công nghiệp. Mức độ tương thích, sự an toàn và hiệu quả duy trì loại sụn này chắc chắn không thể được như việc chúng ta sử dụng sụn tự thân như sụn vành tai, sụn sườn, sụn xương quai xanh sẵn có trong cơ thể. Mặc dù vậy, dùng sụn nhân tạo khá tiện lợi, không cần thực hiện cùng lúc 2 cuộc phẫu thuật (để lấy sụn tự thân), có thể tạo hình cho dáng mũi như mong muốn. Nên nếu có một sức khỏe tốt, có đủ thời gian nghỉ dưỡng sau phẫu thuật thì đây là lựa chọn khá phù hợp.
Đối với nâng mũi sụn tự thân, đa số các bác sĩ thẩm mỹ và chuyên gia trong lĩnh vực đều đánh giá phương pháp này có mức độ an toàn cao, tương thích tuyệt đối với cơ thể và có thể duy trì được kết quả lên đến hàng chục năm, thậm chí là vĩnh viễn. Tuy nhiên, dùng sụn nhân tạo để nâng mũi cần thực hiện thêm một bước phẫu thuật lấy sụn phức tạp. Đồng thời, nâng mũi sụn tự thân khó tạo được nhiều hình dáng như mong muốn, đôi khi là không đủ sụn, cần kết hợp thêm sụn nhân tạo với mức chi phí đắt đỏ lên đến hơn 100 triệu.
Gợi ý đọc thêm: [Giải đáp từ chuyên gia] Nâng mũi sụn tự thân có vĩnh viễn không?
Để xác định nên sử dụng chất liệu nào để nâng mũi cần thăm khám trực tiếp với bác sĩ thẩm mỹ để được tư vấn cụ thể và chi tiết. Điều này giúp bạn đưa ra được quyết định thông thái và đúng đắn nhất trước một cuộc phẫu thuật chỉnh hình phức tạp và có nhiều nguy cơ.
Trường hợp không nên phẫu thuật nâng mũi và gợi ý phương pháp phù hợp
Phẫu thuật nâng mũi là một trong những phương pháp thẩm mỹ được nhiều người lựa chọn để cải thiện hình dáng mũi, từ đó tăng thêm sự tự tin và quyến rũ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thực hiện phẫu thuật nâng mũi được, vì có những trường hợp có thể gặp nguy cơ cao về biến chứng hoặc không đạt được kết quả mong muốn. Theo các bác sĩ thẩm mỹ, bạn không nên chọn phẫu thuật nâng mũi trong những trường hợp sau đây:
Thời kỳ mang thai hoặc cho con bú: Việc phẫu thuật nâng mũi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và thai nhi, do sử dụng thuốc gây mê, thuốc kháng sinh và các loại thuốc khác. Ngoài ra, việc cho con bú cũng có thể làm giảm khả năng hồi phục của bạn sau phẫu thuật.
Có bệnh mãn tính hoặc dị ứng: Nếu bạn có tiền sử bệnh tim, huyết áp, tiểu đường, hen suyễn, viêm xoang, viêm mũi dị ứng hay các bệnh khác liên quan đến hệ tuần hoàn, hô hấp và miễn dịch, bạn có thể gặp nguy cơ cao về biến chứng như xuất huyết, nhiễm trùng, viêm nhiễm hay phản ứng dị ứng khi phẫu thuật nâng mũi. Do đó, bạn cần được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi quyết định thực hiện phẫu thuật.
Chưa đủ tuổi để phẫu thuật: Theo các chuyên gia thẩm mỹ, bạn chỉ nên thực hiện phẫu thuật nâng mũi khi đã trưởng thành về cả thể chất và tinh thần. Đối với nam giới, tuổi lý tưởng để nâng mũi là từ 20 tuổi trở lên. Đối với nữ giới, tuổi lý tưởng là từ 18 tuổi trở lên. Nếu bạn quá trẻ tuổi, cấu trúc xương sụn của mũi chưa hoàn thiện và có thể bị biến dạng khi phẫu thuật. Ngoài ra, bạn cũng cần có ý thức và sự chấp nhận về việc thay đổi diện mạo của mình sau phẫu thuật.
Không có đủ điều kiện về tài chính: Phẫu thuật nâng mũi là một quyết định quan trọng và tốn kém. Bạn cần chuẩn bị kinh phí cho cả quá trình phẫu thuật và chăm sóc sau phẫu thuật. Nếu bạn không có đủ điều kiện về tài chính, bạn có thể gặp khó khăn trong việc lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín, vật liệu sụn chất lượng cao và một số vấn đề khác. Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả và sự an toàn của bạn.
Trong những trường hợp không nên chọn phẫu thuật nâng mũi, bạn có thể cân nhắc các phương pháp nâng mũi phi phẫu thuật, như:
Nâng mũi bằng chỉ: Đây là phương pháp sử dụng chỉ nâng mũi để tạo độ cao cho sống mũi. Bác sĩ sẽ tiến hành rạch nhỏ ở đầu mũi, sau đó luồn chỉ vào dưới da sống mũi và kéo căng để nâng cao sống mũi. Phương pháp này có ưu điểm là thực hiện nhanh chóng, không để lại sẹo, không gây đau đớn, không cần nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, sử dụng chỉ để nâng mũi chỉ có thể nâng cao sống mũi ở mức độ nhỏ, không thay đổi được hình dáng của đầu mũi hay cánh mũi.
Nâng mũi bằng filler: Phương pháp sử dụng chất làm đầy (filler) để tiêm vào vùng mũi cần cải thiện. Filler có thể là các chất tự nhiên như collagen, hyaluronic acid hoặc các chất tổng hợp như PMMA, PLLA… Phương pháp này có ưu điểm là thực hiện dễ dàng, không cần phẫu thuật, không để lại sẹo, không gây đau đớn, không cần nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể duy trì được trong một thời gian ngắn (từ 6 tháng đến 2 năm), không thay đổi được cấu trúc xương sụn của mũi.
Đọc thêm: Tiêm nâng mũi là gì? Nên nâng mũi bằng chỉ hay tiêm filler?
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm giải đáp thông tin nâng mũi sụn nhân tạo hay sụn tự thân tốt hơn. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ chuyên gia và bác sĩ thẩm mỹ của Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ ngay!