Nên bắt đầu đắp mặt nạ từ khi nào?
Bắt đầu đắp mặt nạ từ khi làn da cần được cung cấp dưỡng chất hoặc khi bạn muốn thư giãn và làm mới làn da. Đây là một phần quan trọng của chăm sóc da hàng tuần, nhưng không cần phải thực hiện quá thường xuyên để tránh làm tăng cảm giác nhờn dính hoặc kích ứng da.
Những năm trở lại đây các sản phẩm chăm sóc da hàng ngày bắt đầu phổ biến, đặc biệt là các loại mặt nạ. Cùng với những tác động tiêu cực từ bên trong cơ thể và cả bên ngoài môi trường, quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn khiến độ tuổi sử dụng mỹ phẩm giảm xuống đáng kể. Nếu như vào thập kỷ trước, các sản phẩm chăm sóc và làm đẹp chủ yếu dành cho độ tuổi trên 30 thì bây giờ có không ít dược mỹ phẩm được khuyến khích sử dụng sớm hơn. Điều này cũng tương tự với các loại mặt nạ dưỡng da. Thực tế là nên bắt đầu đắp mặt nạ từ khi nào? với các luồng ý kiến đa chiều như trên? Hãy cùng tìm hiểu ngay!
Độ tuổi nào nên đắp mặt nạ cho da mặt?
Tính chất làn da theo từng độ tuổi
Mỗi một độ tuổi có tính chất làn da nhất định và có sự thay đổi dần theo thời gian. Thậm chí với những tác động tiêu cực có cường độ lớn làn da của chúng ta hoàn toàn có thể biến đổi theo chiều hướng xấu đi mỗi ngày. Thấu hiểu tính chất và các đặc điểm sẵn có của làn da theo độ tuổi giúp bạn biết được mức độ tổn thương và lão hóa đang ở ngưỡng nào. Từ đó có cách để nuôi dưỡng và cải thiện da từ sớm.
Đặc điểm da qua từng giai đoạn khác nhau của cuộc đời
Giai đoạn da tuổi dậy thì từ 14-18: Nếu như trước giai đoạn dậy thì, nội tiết và các hormone trong cơ thể chưa phát triển một cách đầy đủ, làn da có xu hướng mềm mịn và không gặp phải bất kỳ tình trạng nào ngoại trừ các vấn đề bẩm sinh thì từ khoảng 14-18 tuổi là độ tuổi dậy thì với nhiều người, tính chất của làn da dần biến đổi. Các chuyên gia cho rằng sự bộc phát và không ổn định của các hormone khiến làn da nảy sinh nhiều vấn đề, điển hình nhất như tình trạng mụn viêm, lỗ chân lông phát triển, da mặt xuống cấp. Điều này phổ biến hơn cả ở các bạn nam do sự thay đổi đột ngột và liên tục của hormone.
Giai đoạn 20 – 30: Có thể xem đây là thời kỳ thanh xuân rạng rỡ nhất của tất cả mọi người, đặc biệt là cánh chị em bởi lúc này nội tiết tố nữ trở nên ổn định hơn rất nhiều. Biểu hiện của làn da thời kỳ này là tuyến bã nhờn hoạt động vừa đủ, da ít mụn, sáng mịn, đều màu, lỗ chân lông nhỏ. Khả năng phục hồi và tự chữa lành của cơ thể cũng tốt hơn rất nhiều. Tuy nhiên, từ khoảng 25 trở đi, một số người rất có thể sẽ hình thành những dấu hiệu lão hóa đầu tiên. Đó là khi quá trình sản xuất collagen, elastin của cơ thể chậm dần, thậm chí là bị thoái hóa và suy giảm. Biểu hiện thường thấy là các đốm nâu, đồi mồi, nếp nhăn mờ nhạt.
Giai đoạn tuổi 30: Trong thời kỳ này, các dấu hiệu da lão hóa dần xuất hiện một cách rõ rệt hơn do quá trình tự sản xuất các acid hyaluronic trong cơ thể bị suy giảm. Cứ mỗi năm qua đi thì có tối thiểu 1% các collagen tự nhiên và acid hyaluronic trên bề mặt da biến mất hoàn toàn. Bước sang thời kỳ này, hoạt động trao đổi chất tự nhiên của các tế bào da cũng giảm dần, hàng rào bảo vệ sinh học không còn được tốt như trước. Tuy nhiên, bởi đây là thời kỳ đầu tiên của quá trình lão hóa nên việc chăm da thực tế vẫn mang lại hiệu quả cao.
Giai đoạn tuổi 40: Các nghiên cứu cho rằng cấu trúc thực tế của làn da ở thời kỳ này đã và đang có sự thay đổi khá nhiều khi mà mức độ estrogen trong cơ thể suy giảm khá nhiều. Biểu hiện thường thấy nhất chính là làn da khô ráp, bong tróc, nhiều vết nám, các nếp nhăn sâu hơn. Tính chất làn da trở nên mỏng yếu và quá trình tự chữa lành, ức chế vi khuẩn gây kém đi khiến làn da dễ bị nhiễm trùng, hồi phục lâu hơn. Đồng thời, các biện pháp chăm sóc thông thường thời kỳ này không đem đến nhiều hiệu quả.
Giai đoạn 50 trở đi: Từ sau 50 tuổi, nữ giới phải đối mặt với thời kỳ tiền mãn kinh với sự thay đổi rõ rệt của các hormone, nội tiết trong cơ thể. Những biến đổi này không chỉ xuất hiện một cách rõ rệt về sức khỏe thể chất, tinh thần mà làn da cũng chịu những ảnh hưởng khá tiêu cực. Các dấu hiệu dễ nhận thấy nhất chính là tình trạng da cực mỏng và khô, dễ mất nước, để lộ các mao mạch, nếp nhăn sâu, nám xuất hiện nhiều và khó điều trị. Độ tuổi càng cao thì sự thoái hóa cấu trúc và các mô liên kết ngày càng tăng lên.
Bao nhiêu tuổi thì được đắp mặt nạ cho da?
Có nhiều ý kiến cho rằng, không nên chăm sóc da quá sớm bởi lúc này làn da còn yếu, chưa hoàn thiện về mặt cấu trúc và chức năng, các tác động dù ít hay nhiều cũng gây ra những ảnh hưởng về sau. Việc dưỡng da quá sớm hay ít nhất là sử dụng mặt nạ tạo ra những phản ứng nhất định, có khả năng gây hại cho làn da. Tuy nhiên, với những ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường xung quanh như tia UV, khói bụi, các chất độc hại, làn da rất dễ bị lão hóa sớm. Vì vậy, nhìn nhận một cách khách quan thì chúng ta nên đắp mặt nạ từ sớm, trong độ tuổi dậy thì từ 14-18 trở đi. Tuy nhiên, sử dụng loại mặt nạ nào để an toàn cho da nhất cần phải căn cứ vào khá nhiều vấn đề.
Độ tuổi phù hợp nhất để bắt đầu đắp mặt nạ là khoảng bao nhiêu?
Dựa trên tính chất của làn da theo từng độ tuổi phần nào chúng ta có thể xác định được thời điểm phù hợp nhất để chăm sóc làn da nói chung và đắp mặt nạ nói riêng. Mặc dù vậy, thể trạng sức khỏe và nhóm da, đặc điểm da của mỗi người là không giống nhau bởi chúng còn ảnh hưởng bởi khá nhiều yếu tố như di truyền, điều kiện môi trường sống, hoạt động của nội tiết tố hay có gặp phải tình trạng bất lợi gì hay không. Do đó, mới chọn được loại mặt nạ chăm sóc da phù hợp nhất.
Chọn mặt nạ như thế nào đúng cách nhất?
Như đã đề cập ở trên, cách chọn mặt nạ để làm đẹp và dưỡng da cần căn cứ vào khá nhiều vấn đề chứ không chỉ dừng lại ở độ tuổi. Bởi điều này chỉ là một trong số các thông tin cần thiết mà dựa vào đó chúng ta đánh giá một cách khách quan đặc điểm của làn da. Chọn mặt nạ đúng cách và đúng tuổi nên căn cứ vào các vấn đề như sau:
Chọn mặt nạ cần quan tâm đến tính chất làn da
Chọn mặt nạ theo độ tuổi
Làn da của chúng ta trong độ tuổi dậy thì thực sự khá nhạy cảm và gặp phải nhiều vấn đề từ mụn cho đến lỗ chất lông, đổ dầu nhờn hoặc bong tróc. Nhiều trường hợp làn da liên tục thay đổi tính chất khiến chúng ta không biết cách phải chăm sóc như thế nào.
Nhìn chung với những bạn ở trong độ tuổi này hoặc sớm hơn thì nên đắp mặt nạ có nguồn gốc tự nhiên thay vì các sản phẩm đã qua chế xuất. Bởi vì với một làn da nhạy cảm, không thực sự cần thiết phải sử dụng mỹ phẩm chăm da từ quá sớm. Việc không đủ kiến thức về thành phần dưỡng chất, mức độ phù hợp cũng khiến da dễ bị kích ứng. Nhìn chung, bạn nên lựa chọn tự làm mặt nạ chăm da có nguồn gốc tự nhiên có độ an toàn cao nếu muốn chăm da sớm.
Đối với những bạn ở độ tuổi từ 20 trở lên,làn da đã dần ổn định với các đặc điểm rõ rệt hơn nên người dùng có thể cân nhắc sử dụng các loại mặt nạ để chăm sóc da. Trong đó, do hiện tượng lão hóa còn khá mờ nhạt nên bạn có thể cân nhắc sử dụng nhóm mặt nạ dưỡng ẩm, cấp nước. Các sản phẩm này có thành phần dưỡng chất khá an toàn, độ tương thích tốt với làn da mà lại phù hợp với các đặc điểm về tuổi tác.
Đối với các bạn trong nhóm tuổi cao hơn, nên cân nhắc lựa chọn các loại mặt nạ dưỡng sâu với thành phần dưỡng chất dồi dào hơn. Các loại mặt nạ nên sử dụng nên chứa các hoạt chất tốt cho da như collagen hay HA. Có thể cân nhắc đến các loại mặt nạ chống lão hóa cùng một số loại mỹ phẩm khác để nâng cao hiệu quả.
Chọn mặt nạ theo nhóm da
Trên thực tế, có thể cùng một nhóm tuổi nhưng tình trạng da của mỗi người lại không giống nhau, điều này xuất phát từ rất nhiều yếu tố, bởi vậy nên phải cân nhắc đến nhóm da với các dấu hiệu đặc trưng để chọn loại mặt nạ phù hợp nhất.
Với làn da khô: Nhóm da này nổi bật với các đặc điểm thường thấy như khô ráp, bong tróc, thiếu đi sự mịn màng vốn có và rất dễ tổn thương bởi những ảnh hưởng từ môi trường xung quanh. Tình trạng này được nhận định là do làn da thiếu ẩm, không được cấp nước một cách đầy đủ và sự đứt gãy của cấu trúc collagen nguyên bản. Bởi vậy nên các loại mặt nạ dưỡng ẩm, mặt nạ cấp nước là sản phẩm phù hợp nhất.
Với làn da dầu: Nhóm da dầu thường đi kèm với nhiều khuyết điểm như da thường xuyên đổ dầu, bóng nhẫy, xuất hiện nhiều mụn, viêm lỗ chân lông. Mặc dù vậy, ưu điểm của da dầu chính là độ ẩm tốt, quá trình lão hóa diễn ra chậm hơn so với các nhóm da khác. Vậy nên chọn mặt nạ cho da dầu cần chú trọng đến khắc phục các nhược điểm sẵn có, không nên cấp ẩm quá nhiều. Nên ưu tiên cho những loại mặt nạ có khả năng làm thông thoáng lỗ chân lông, điều trị mụn viêm…
Với nhóm da thường: Đây là nhóm da hoàn hảo và vô cùng ít nhược điểm vì vậy chọn mặt nạ cho da thường cũng đơn giản hơn nhiều. Da thường chỉ cần được cấp ẩm đầy đủ, không cần quá nhiều là đã có được vẻ ngoài tràn đầy sức sống.
Với nhóm da nhạy cảm và da hỗn hợp: Làn da nhạy cảm thường khó chăm sóc hơn bởi bất kỳ ảnh hưởng nào cũng có thể dẫn đến kích ứng. Nhóm này nên chăm da một cách dịu nhẹ, cấp ẩm vừa đủ và hạn chế sử dụng quá nhiều trong tuần. Đối với nhóm hỗn hợp thì chúng ta cũng nên cân nhắc cách đắp mặt nạ dựa trên đặc điểm từng vùng da.
Chọn mặt nạ theo từng loại
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại mặt nạ được sản xuất cho những mục đích khác nhau và chia thành các nhóm riêng biệt. Đó có thể là nhóm mặt nạ dưỡng ẩm, mặt nạ trị mụn, mặt nạ chống lão hóa hóa với những hình thức khác nhau như mặt nạ giấy, mặt nạ rửa, mặt nạ lột… Với muôn hình vạn dạng như vậy, chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy choáng ngợp và không biết nên chọn như nào. Có một số mẹo đơn giản như sau:
Mặt nạ rửa chứa đất sét dành cho da dầu
Mặt nạ giấy: Loại mặt nạ này chủ yếu được sử dụng cho mục đích cấp nước, cấp ẩm và bổ sung dưỡng chất tốt cho da, cực kỳ phù hợp với các bạn thuộc nhóm da khô, da nhạy cảm. Có thể sử dụng cho da dầu, hỗn hợp nhưng cần hạn chế để tránh phát sinh thêm mụn hoặc gây bít tắc lỗ chân lông.
Mặt nạ rửa: Hay còn gọi là mặt nạ hũ, tùy theo mục đích sử dụng mà mặt nạ hũ có thể sẽ bao gồm nhóm dưỡng ẩm, nhóm làm sạch hoặc phục hồi. Với làn da thường, da khô và ít khuyết điểm thì nên chọn mặt nạ dưỡng, mặt nạ phục hồi dạng hũ. Làn da có lỗ chân lông to, thường xuyên nổi mụn thì mặt nạ làm sạch, kiểm soát dầu thực sự là chân ái.
Mặt nạ lột: Loại mặt nạ này có khả năng hút dầu, làm sạch lỗ chân lông cực tốt nhưng có khả năng lấy đi lớp màng ẩm trên bề mặt, bởi vậy chỉ phù hợp với các bạn có làn da thường xuyên đổ dầu, lỗ chân lông to. Có thể cân nhắc sử dụng cho nhóm da hỗn hợp ở một số khu vực cụ thể.
Cần chuẩn bị những gì để đắp mặt nạ được hiệu quả?
Để đắp mặt nạ đạt được hiệu quả như mong muốn cần phải có lớp nền tốt để hấp thụ dưỡng chất được trọn vẹn. Trong đó, làm sạch da mặt có thể được xem là một bước cực kỳ quan trong nhằm mục đích loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và giúp lỗ chân lông thông thoáng hơn.
Hầu hết trong các bước làm sạch, bạn cần phải sử dụng nước hoặc dầu tẩy trang để loại bỏ một phần tạp chất trên bề mặt, sau đó cần sử dụng thêm một số bước chuyên sâu hơn như sữa rửa mặt, tẩy tế bào chết. Các bước này gần như đã loại bỏ toàn bộ các chất gây hại, bụi bẩn, vi khuẩn ra khỏi lớp biểu bì. Thực hiện những quy trình này đúng cách sẽ hỗ trợ rất nhiều cho những bước chăm sóc da tiếp theo.
Sau khi thực hiện các công đoạn làm sạch bề mặt da thì các chuyên gia khuyến khích bạn nên sử dụng thêm một số sản phẩm dịu nhẹ có khả năng cân bằng độ pH hoặc cấp ẩm nhẹ cho da bởi quá trình làm sạch có thể khiến làn da bị mất nước, trở nên khô ráp và dễ kích ứng hơn. Có thể cân nhắc sử dụng nước hoa hồng hoặc toner phù hợp với làn da để hiệu quả được tốt nhất. Ngay sau đó bạn có thể chọn lựa vào đắp loại mặt nạ mà mình yêu thích nhất.
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm giúp các bạn giải đáp cho câu hỏi bao nhiêu tuổi thì được đắp mặt nạ. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ Mega Gangnam qua hotline: 093.770.6666 để tìm hiểu cách chăm sóc làn da tốt nhất!
Các bài viết liên quan
- Mụn trứng cá ở cằm: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị
- Hướng dẫn cách trị mụn trứng cá tuổi dậy thì an toàn, dễ thực hiện
- Tổng hợp các dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt cực chuẩn!
- Miếng dán lột mụn đầu đen có thực sự trị mụn hiệu quả?
- Cách trị mụn bọc bằng kem đánh răng có thật sự tốt không?
- Cách trị mụn đầu đen và lỗ chân lông to hiệu quả tận gốc
- Giải đáp: Đắp mặt nạ bơ có bị ăn nắng không?
- Mọc mụn bọc ở má là do đâu? Trị bằng cách nào nhanh khỏi?
- Mặt nạ bơ có tác dụng gì? Đắp mỗi ngày có tốt không?
- Mụn bọc ở mũi có khó trị không? Bác sĩ khuyến nghị như thế nào?