Hướng dẫn cách điều trị nứt nẻ chân tay mùa đông hiệu quả nhanh
Nứt nẻ chân tay mùa đông thường xuyên xảy ra do chịu ảnh hưởng từ các yếu tố về môi trường và sự thay đổi bên trong cơ thể. Tình trạng này kéo dài tuy không nghiêm trọng nhưng gây ra cảm giác vô cùng khó chịu và đeo bám dai dẳng nếu không được điều trị sớm. Vậy điều trị chân tay nứt nẻ mùa đông bằng cách nào dễ thực hiện và nhanh khỏi nhất?
Tại sao da chân tay thường xuyên bị nứt nẻ vào mùa đông?
Tình trạng nứt nẻ chân tay vào mùa đông tuy phổ biến nhưng chắc hẳn không phải ai cũng hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì. Dưới đây là tổng hợp những lý do khiến bạn bị nẻ tay chân vào mùa lạnh:
Nứt nẻ chân tay mùa đông xuất phát từ yếu tố cá nhân
Vấn đề tuổi tác: Làn da của chúng ta liên tục mất độ các liên kết collagen, mô mỡ do tuổi tác, đặc biệt là người trên 50 tuổi. Người lớn tuổi có khả năng phục hồi chậm, tuyến dầu nhờn hoạt động kém hiệu quả, cùng với sự suy yếu của mọi tế bào khiến da bị khô nhanh hơn khi tiếp xúc với thời tiết khắc nghiệt.
Chăm sóc da sai cách: Việc không thường xuyên dưỡng ẩm cho da tay chân, có thể làm tăng nguy cơ khô nẻ, bong tróc và tạo điều kiện cho sự hình thành các vết nứt. Trong khi đó, đa số các loại mỹ phẩm dành cho da tay chân, body thường chứa một lượng cồn hoặc hương liệu nhất định, có thể làm mất đi độ ẩm tự nhiên, gây mẩn đỏ, kích ứng da.
Bệnh lý da liễu tái phát: Một số bệnh lý như eczema, vẩy nến, hoặc viêm da cơ địa có thể làm da trở nên ngứa rát, mất nước, nhạy cảm, khô và dễ nứt nẻ hơn vào mùa đông. Những người mắc các bệnh này (thường xuyên tái phát) cần chú ý đặc biệt đến việc chăm sóc da trong mùa lạnh.
Thiếu chất dinh dưỡng: Thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là vitamin E, vitamin D và omega-3 có thể làm da trở nên khô hơn, thiếu sự mịn màng và dễ xỉn màu. Bên cạnh đó, việc không uống đủ nước cũng là một trong những yếu tố khiến da mất nước, thiếu nước, bong da tróc vảy.
Chân tay khô nứt nẻ mùa đông do các yếu tố khách quan
Thời tiết lạnh và khô: Mùa đông thường đi kèm với các đợt không khí lạnh và độ ẩm thấp, là nguyên nhân chính khiến da mất nước. Khi nhiệt độ giảm, tuyến dầu nhờn của da hoạt động kém hiệu quả hơn, đặc biệt là ở khu vực tay và chân vốn mỏng yếu, không được bảo vệ kỹ lưỡng.
Máy sưởi dùng trong nhà: Sử dụng lò sưởi hoặc máy sưởi trong nhà làm không khí trở nên khô nóng hơn, nhưng cũng vì thế mà độ ẩm của làn da giảm xuống đáng kể. Vậy nên, nếu đang sinh sống ở môi trường lạnh và thường xuyên dùng thiết bị sưởi, nên trang bị thêm một số loại máy giúp phun sương, tạo độ ẩm trong nhà.
Thói quen tắm nước nóng: Mặc dù tắm nước nóng giúp thư giãn tinh thần, giữ ẩm và cải thiện tâm trạng khá tốt. Nhưng thời gian tắm kéo dài có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên bảo vệ da, dẫn đến tình trạng da căng rát, thô ráp, có các vết nứt nẻ ở đầu ngón tay, ngón chân.
Tiếp xúc với các chất hóa học: Việc thường xuyên tiếp xúc với các chất tẩy rửa hoặc hóa chất mạnh trong công việc hoặc gia đình không những gây khô da, mất nước mà còn dẫn đến khá nhiều vấn đề như: bỏng da, dị ứng, kích ứng, tăng sắc tố da bất thường…
Nhìn chung, có rất nhiều lý do đóng góp vào việc giải thích tại sao có hiện tượng nứt nẻ chân tay mùa đông. Nếu tình trạng không nặng, các phản ứng bình thường, diện tích da bị khô không lớn thì có rất nhiều cách chăm sóc tại nhà với hiệu quả cao. Trường hợp da không chỉ khô ráp, bong tróc mà còn chảy máu, nứt nẻ, đau nhức kéo dài nên thăm khám với bác sĩ da liễu ngay!
Tìm hiểu chi tiết: Da khô mùa đông là do đâu? Điều trị bằng cách nào nhanh khỏi?
Điều trị nứt nẻ chân tay mùa đông như thế nào hiệu quả nhanh?
Việc chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ giúp cải thiện tình trạng nứt nẻ chân tay vào mùa lạnh nhanh chóng. Dưới đây là các phương pháp chăm sóc và điều trị hiệu quả, từ mức độ nhẹ đến khi có các diễn biến phức tạp hơn.
Chăm sóc chân tay nứt nẻ mức độ nhẹ
Dưỡng ẩm cho da tay chân: Hiện tượng nứt nẻ da tay chân ở mức độ nhẹ tạm thời có thể cải thiện được một phần nhờ vào cách sử dụng kem dưỡng ẩm. Trường hợp này nên tìm kiếm những sản phẩm dành cho body chứa các hoạt chất lành tính, dùng được kể cả khi các vết nứt có dấu hiêụ chảy máu nhẹ như: vitamin B5, vitamin E, hyaluronic acid và ceramides. Một số sản phẩm có thể phù hợp trong trường hợp này như: Vitamin E cream Redwin, Eucerin Urea Repair Plus, Shiseido Urea Cream…
Sử dụng các đồ vật bảo vệ da tay chân: Không khí lạnh, độ ẩm thấp có thể khiến các vết nứt nặng nề, gây cảm giác khó chịu hơn. Vì vậy, khi ra ngoài cần đeo găng tay, tất chân và mặc quần áo ấm để tránh không khí lạnh gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Nếu cảm thấy việc này quá khó chịu nên chọn mua các vật dụng được làm từ vải cotton, mềm mại, không gây đụng chạm gây đau ở vết nứt.
Dùng máy tạo độ ẩm trong nhà: Trong trường hợp gia đình bạn có sử dụng máy sưởi loại làm nóng bằng nhiệt thì tình trạng khô nẻ tay mùa đông càng trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, nên kết hợp một thiết bị phun sương hoặc tạo độ ẩm trong nhà để cân bằng độ ẩm, bảo vệ da tốt hơn trong thời tiết khô hanh của mùa đông.
Bổ sung các chất dinh dưỡng quan trọng: Thiếu chất dinh dưỡng khi tay chân tay bị nứt nẻ vào mùa đông khiến cho quá trình hồi phục diễn ra chậm chạp hơn. Lúc này các vết nứt có thể mở rộng ra và chảy maú, với nguy cơ hình thành sẹo xấu. Vì vậy, đừng quên bổ sung các chất có khả năng tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy sản xuất collagen tự nhiên như: vitamin C, vitamin E, các chất chống oxy hóa, Omega-3…
Uống đủ lượng nước cần thiết: Uống đủ nước mỗi ngày (số cân nặng x 0,3) giúp tăng cường quá trình hydrat, duy trì độ ẩm cho làn da từ bên trong. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp uống 1 ly nước ép từ rau củ hoặc trái cây tươi để bổ sung vitamiin, khoáng chất giúp cho da khỏe mạnh hơn.
Khám phá ngay: Chân bị nứt nẻ chảy máu: Nguyên nhân và cách điều trị được hướng dẫn bởi bác sĩ
Điều trị nứt nẻ chân tay khi tình trạng nặng hơn
Sử dụng kem bôi chống nứt nẻ: Các loại kem dưỡng ẩm thông thường có khả năng chỉ làm giảm triệu chứng khô da, tróc vảy mà không cải thiện thiện được cácvết nứt ở tay và chân. Vì vậy, nên tham khảo ý kiến của dược sĩ để được khuyến nghị loại kem bôi y tế phù hợp. Một số sản phẩm được bày bán ở nhà thuốc mà bạn có thể cân nhắc như: Panto Cream Nano Silver, Heel Balm Bridge Healthcare, Sali-10 Perfect Foot And Hand Cream…
Thoa kem hoặc dung dịch kháng sinh: Trường hợp da bị nứt nẻ, có vết thương hở, biểu hiện nhiễm trùng (sưng tấy, chảy dịch mủ trắng đục, đau nhức dữ dội…) nên sử dụng kem bôi kháng sinh tạm thời để giảm lây nhiễm vi khuẩn trước khi đến cơ sở y tế. Có thể cân nhắc dùng loại kem kháng sinh như: Bacitracin, Neomycin…
Điều trị bệnh da liễu mãn tính: Nếu tình trạng da nứt nẻ, ngứa ngáy xuất hiện ở bàn tay, bàn chân và lây lan ra những khu vực khác kết hợp với các triệu chứng nghi ngờ bị bệnh ngoài da (eczema, vảy nến, chàm, viêm da dị ứng…). Cần thăm khám trực tiếp với bác bác sĩ để được kiểm tra nguyên nhân gây bệnh và gợi ý cách điều trị an toàn, hiệu quả tốt nhất.
Chăm sóc chuyên sâu tại thẩm mỹ viện: Đối với những trường hợp nứt nẻ chân tay mùa đông mức độ nặng, khả năng hồi phục chậm và thường xuyên tái phát. Ngoài việc thăm khám với bác sĩ da liễu để được chỉ định loại thuốc phù hợp, bạn cũng có thể cân nhắc đến việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ các thẩm mỹ viện. Tùy vào vấn đề da của mỗi người mà các chuyên gia thẩm mỹ có thể cung cấp các giải pháp phù hợp như: dưỡng ẩm sâu, liệu pháp ánh sáng, tẩy tế bào chết hóa học có thể giúp cải thiện tình trạng da hiệu quả.
Lưu ý: Chân tay bị khô nứt nẻ vào mùa đông là tình trạng tương đối phổ biến và có thể xảy ra ở đa số mọi người. Tuy nhiên, vấn đề này có thể bị nhầm lẫn với các bệnh lý viêm da mãn tính, dị ứng thời tiết… Vì vậy, tốt hơn hết là nên thăm khám với bác sĩ da liễu nếu các vết nứt nẻ có biểu hiện nặng hơn. Ngoài ra, cần tránh các thói quen như dùng nước quá lâu, gãi tay chân, bóc vảy để tránh viêm nhiễm.
Tìm hiểu thêm: TOP 7+ Kem Dưỡng Da Tay Chân Bị Khô Giảm Nứt Nẻ, Bong Tróc
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp các thông tin quan trọng để hướng dẫn về các nguyên nhân, cách chăm sóc và điều trị nứt nẻ chân tay mùa đông tại nhà. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc cần gặp gỡ bác sĩ da liễu để được hỗ trợ thêm, vui lòng liên hệ trực tiếp với đội ngũ chuyên gia của Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ ngay!
Các bài viết liên quan
- Mụn trứng cá ở lưng: Dấu hiệu, nguyên nhân và 7+ cách điều trị
- Mụn trứng cá ở cổ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách giảm mụn
- Khuôn mặt sau khi bắn laser thay đổi như thế nào?
- Nguyên nhân gây mụn bọc ở nam giới là gì? Điều trị như thế nào?
- Trị mụn đầu đen ở lưng cách nào hiệu quả?
- [Giải đáp] Uống hà thủ ô có bị sạm da không?
- Dùng kem trị mụn bọc mụn viêm loại nào an toàn và nhanh khỏi?
- Giải đáp: Đắp mặt nạ bơ có bị ăn nắng không?
- Mặt nạ bơ có tác dụng gì? Đắp mỗi ngày có tốt không?
- Khám phá 5+ loại mặt nạ lựu đỏ cho da bừng sáng, láng mịn