Có nên thực hiện phẫu thuật má hóp xâm lấn hay không?
Khu vực má quá hóp tạo cảm giác mặt hốc hác, thiếu sức sống và ảnh hưởng khá nhiều đến ngoại hình của các chị em. Để cải thiện tình trạng này có khá nhiều phương pháp được áp dụng nhưng hiệu quả chậm hoặc không duy trì được lâu. Đó là lý do mà mọi người bắt đầu tìm kiếm phương pháp phẫu thuật má hóp. Vật hiệu quả quả thực tế sau khi phẫu thuật làm đầy má hóp như thế nào?
Đối tượng nào phù hợp với phương pháp phẫu thuật má hóp?
Phẫu thuật má hóp là một phương pháp thẩm mỹ có mức độ xâm lấn sâu, tương đương với các loại hình can thiệp dao kéo khác như nâng mũi, độn cằm… Căn cứ theo quy mô của cuộc phẫu thuật, chỉ có một số trường hợp có khả năng áp dụng phương pháp phẫu thuật làm đầy má hóp:
Phẫu thuật làm đầy má hóp bẩm sinh
Những người sở hữu dáng má hóp bẩm sinh thường có biểu hiện rõ rệt khi bước sang độ tuổi dậy thì, trưởng thành. Tuổi tác càng cao thì tình trạng này càng trở nên nghiêm trọng bắt nguồn từ sự sụt lún của mô cơ và mỡ dưới da. Bên cạnh đó, những người có má hóp bẩm sinh đôi khi đi kèm với các đặc điểm như gò má cao, thái dương lõm. Để thay đổi ngoại hình lâu dài, tạo ra sự cân đối cho khuôn mặt thì phẫu thuật thái dương (đặt túi má) có thể là lựa chọn tối ưu thời điểm này.
Phẫu thuật cho người giảm quá nhiều cân
Trường hợp cân nặng giảm sút quá nhiều (trên 15kg) nhưng không liên quan đến bệnh lý cũng có thể được chỉ định thực hiện một số phương pháp thẩm mỹ, bao gồm cả phẫu thuật má hóp. Điều này là bởi khi giảm cân quá sâu, các mô mềm trên mặt dần yếu đi, mỡ sụt giảm, mất khả năng nâng đỡ khiến mặt hốc hác và chảy xệ. Phẫu thuật làm đầy má hóp có thể giúp nâng đỡ cơ má, kéo căng các vùng da chảy xệ và tái tạo cấu trúc khuôn mặt một cách toàn diện.
Phẫu thuật khắc phục má hóp do chấn thương
Phương pháp phẫu thuật má hóp có thể được các bác sĩ đề xuất trong một số trường hợp bị chấn thương mặt (vùng má, gò má) hoặc cấu trúc xương có vấn đề. Áp dụng phương pháp xâm lấn (đặt túi má, cấy ghép xương)… giúp thay đổi toàn diện gương mặt, tái tạo cấu trúc, làm cân đối khuôn mặt, giảm các khuyết điểm do chấn thương đến mức tối đa.
Ngoài ra, nếu không muốn thực hiện các phương pháp tái tạo má hóp tạm thời như tiêm filler, tiêm mỡ má, cấy chỉ sinh học, bạn cũng có thể đề xuất thực hiện phẫu thuật độn má với các bác sĩ. Tuy nhiên, đây chỉ là mong muốn cá nhân nên các chuyên gia sẽ xem xét yêu cầu này, kết hợp với các xét nghiệm, kiểm tra, tiền sử bệnh lý, Để đưa ra phán đoán an toàn, hiệu quả tốt nhất đối với từng đối tượng cụ thể.
Bài viết liên quan: Má bánh bao là gì? 8+ Cách tạo hình má bánh bao thẩm mỹ
Quy trình phẫu thuật làm đầy má hóp như thế nào?
Phẫu thuật làm đầy má thực chất là quá trình tạo vết thương ở phần viền mặt và đưa vật liệu độn (chủ yếu là silicone) nhằm nâng đỡ, tạo độ căng cho má. Ngoài ra, tùy vào mức độ phức tạp của cuộc phẫu thuật, tình trạng cụ thể của mỗi người mà các bác sĩ có thể can thiệp xâm lấn vào một số vị trí ở xương mặt. Về cơ bản, quá trình phẫu thuật thẩm mỹ độn má có quy trình như sau:
Chuẩn bị trước khi phẫu thuật má hóp
Bước 1: Thực hiện các xét nghiệm hóa sinh quan trọng và khám sức khỏe tổng quát để loại trừ các khả năng mắc bệnh.
Bước 2: Tư vấn trực tiếp với bác sĩ để điều tra tiền sử bệnh lý, tình trạng vùng mặt, xác định nhu cầu và mong muốn khi thực hiện phẫu thuật độn má.
Phẫu thuật độn silicon vào má
Bước 1: Các bác sĩ sẽ tiến hành gây mê để đảm bảo quá trình phẫu thuật diễn ra suôn sẻ, tránh tình trạng đau nhức, vùng vẫy khi xâm lấn vào da.
Bước 2: Thực hiện thao tác rạch để tạo khoang đưa túi silicon độn mà vào bên trong nhằm hạn chế việc xâm lấn quá sâu hoặc để lại sẹo.
Bước 3: Vật liệu độn được đặt vào khoang đã tạo và điều chỉnh vị trí một cách cân đối, hài hòa với tổng thể khuôn mặt.
Bước 4: Đóng vết thương lại bằng chỉ khâu y tế loại tự tiêu hoặc chỉ thường tùy vào yêu cầu thực tế của bác sĩ điều trị.
Sau khi thực hiện phẫu thuật
Bước 1: Chờ đợi người thực hiện phẫu thuật má hóp tỉnh lại khi thuốc gây mê hết tác dụng và để nghỉ ngơi 1-2 tiếng.
Bước 2: Bác sĩ điều trị trực tiếp sẽ thực hiện việc kiểm tra vết thương thêm một lần nữa và cung cấp thông tin về loại thuốc cần sử dụng, những điều kiêng kỵ trong thời gian hồi phục.
Quy trình thực hiện phẫu thuật má hóp về cơ bản bao gồm những bước như trên nhưng mức độ xâm lấn cao và phức tạp hơn suy nghĩ của nhiều người. Bên cạnh đó, việc can thiệp phẫu thuật độn silicon ở một khu vực nhiều mạch máu, dây thần kinh như vùng dưới má cũng tương đối nguy hiểm. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn có sức khỏe, khả năng chịu đựng tốt và nhiều thời gian hồi phục.
Khám phá ngay: Phẫu thuật hạ gò má có an toàn không? Những điều cần biết
Có nên thực hiện phẫu thuật làm đầy má hóp hay không?
Phương pháp phẫu thuật làm đầy má hóp được đánh giá là một trong những hướng cải thiện diện mạo hiệu quả cao, duy trì lâu dài và khắc phục được khá nhiều khuyết điểm vùng má. Tuy nhiên, để chắc chắn hơn việc có nên thực hiện phẫu thuật má hóp hay không cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng về các rủi ro có thể gặp phải. Chẳng hạn như:
+ Dị ứng với các vật liệu: băng, chỉ khâu, thuốc bôi, thuốc tiêm, dung dịch sát trùng, silicon….
+ Rủi ro gây mê: mệt mỏi, bầm tím, ớn lạnh, đau nhức, ngứa ngáy, giảm chức năng một số cơ quan.
+ Hiện tượng chảy máu dưới da, tụ máu bầm (các cụ máu đông) gây chèn áp mạch máu.
+ Thay đổi cảm giác hoặc mất cảm giác ở các khu vực có vết mổ, độn vật liệu làm làm đầy má.
+ Gây tổn thương các cấu trúc sâu hơn dưới da như dây thần kinh, các mạch máu quan trọng…
+ Nhiễm trùng tại các vị trí xâm lấn, có dịch mủ, viêm nhiễm và có khả năng gây hoại tử da.
+ Hiện tượng đơ cứng tạm thời hoặc kéo dài nhiều tháng sau khi phẫu thuật má hóp.
+ Tình trạng đau nhức kéo dài dai dẳng đặc biệt là khi thay đổi thời tiết, chịu ảnh hưởng của môi trường.
+ Vết mổ lâu lành, da đổi màu, nhạy cảm hơn và có khả năng để lại các vết sẹo sâu.
+ Kết quả sau phẫu thuật làm đầy má hóp không đồng đều, tạo cảm giác mặt bị lệch, mất cân đối.
Mặc dù nguy cơ biến chứng sau khi phẫu thuật độn má thường khá thấp. Nhưng nếu không đảm bảo các yếu tố về kỹ thuật, tay nghề của bác sĩ, chăm sóc hậu phẫu đúng cách, chúng ta hoàn toàn có thể gặp phải tác dụng phụ, thậm chí là những biến chứng mức độ nặng. Thay vào đó, để cải thiện tình trạng má lõm hóp, có một lựa chọn an toàn hơn mà vẫn duy trì được nhiều năm, đó chính là liệu pháp Meta Elite.
Tìm hiểu thêm: Tổng hợp đánh giá chi tiết về hiệu quả thực tế liệu pháp trẻ hóa Meta Elite số 1 2024
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp các thông tin giải đáp có nên thực hiện phẫu thuật má hóp hay không. Hy vọng thông qua đó có thể giúp bạn đọc xác định có nên áp dụng phương pháp này hay không. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc cần được tư vấn cụ thể hơn, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phòng khám thẩm mỹ quốc tế Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ ngay!
Các bài viết liên quan
- Niềng răng có làm thay đổi khuôn mặt không? Xấu hay đẹp hơn?
- Khuôn mặt bị lệch khi chụp ảnh do đâu? Khắc phục như thế nào?
- Trán hình chữ M: Ý nghĩa tướng số, vận mệnh ra sao?
- Bật mí: Mặt góc cạnh có đẹp hay không? Khi nào nên thay đổi?
- [Chia sẻ bí quyết] Làm sao để có khuôn mặt bầu bĩnh?
- Top 10 địa chỉ thẩm mỹ viện làm đầy má hóp tại Hà Nội tin cậy
- Top 10 địa chỉ thẩm mỹ viện làm đầy má hóp tại Hồ Chí Minh
- Khám phá top 10 địa chỉ thẩm mỹ viện làm đầy má hóp tại Đà Nẵng
- Top 10 địa chỉ thẩm mỹ nâng cơ mặt tại Đà Nẵng không thể bỏ lỡ!
- [Review] Top 10 địa chỉ thẩm mỹ nâng cơ mặt tại Hồ Chí Minh