[Đã kiểm chứng] Sau khi nặn mụn thì nên đắp mặt nạ gì?
Các bác sĩ da liễu thường không khuyến nghị việc tự nặn mụn tại nhà nhưng nếu điều trị tại cơ sở thẩm mỹ hoặc viện da liễu thì có một số loại mụn bắt buộc phải nặn để đưa nhân mụn ra ngoài. Sau đó cần thực hiện một loạt các bước chăm sóc và điều trị để ngăn ngừa mụn lây lan, viêm nhiễm và tránh tình trạng mụn tại phát. Trong đó, có một số người áp dụng cách đắp mặt nạ để làm dịu da và hạn chế mụn phát triển. Tuy nhiên, có thật sự cần đắp mặt nạ vào thời điểm này hay không và sau khi nặn mụn thì nên đắp mặt nạ gì? Tham khảo chi tiết tại đây!
Đắp mặt nạ ngay sau khi nặn mụn nên hay không?
Nặn mụn là một phương pháp hữu hiệu để loại bỏ nhân mụn thay vì chờ đợi chúng tự khô lại hoặc bị đẩy lên trên bề mặt. Tuy nhiên, nếu nặn mụn sai cách, chúng ta sẽ phải đối mặt với những nguy cơ lớn hơn hơn vết thâm, tăng sắc tố, nhiễm trùng, mụn lan rộng hoặc sẹo rỗ. Vì vậy, nếu không được yêu cầu hoặc không phải mụn đầu đen, đầu trắng thì tuyệt đối không tự nặn mụn tại nhà.
Khi nặn mụn cần tác động một lực nhất định để đẩy nhân mụn ra ngoài, lúc này cấu trúc ở lớp biểu bì bị phá vỡ dẫn đến hiện tượng chảy máu, sưng đỏ, vết thương hở nhỏ. Vì vậy, để tăng tốc độ phục hồi cho da, chúng ta cần phải bổ sung các dưỡng chất cần thiết, một trong số đó chính là đắp mặt nạ. Bên cạnh đó, sử dụng mặt nạ cũng là cách để làm dịu giảm nguy cơ hình thành vết thâm, tăng sắc tố.
Tuy nhiên, không nên đắp mặt nạ ngay sau khi nặn mụn xong vì thời điểm này làn da đang bị tổn thương, tương đối nhạy cảm và dễ bị tấn công bởi vi khuẩn. Nếu bạn đắp mặt nạ ngay lập tức da có thể bị nhiễm khuẩn, tăng nguy cơ để lại thâm sẹo do dùng tay để đắp mặt nạ, vi khuẩn trong không khí bám lại trên mặt nạ. Không chỉ vậy, đắp mặt nạ lúc này còn khiến cho lỗ chân lông bị bít tắc, da nổi mụn nhiều hơn do tinh chất đậm đặc có trong mặt nạ khó thẩm thấu vào trong.
Nặn mụn xong bao lâu thì được đắp mặt nạ?
Khi nặn mụn, bề mặt da phía trên bị tổn thương và cần thời gian để hồi phục. Việc đắp mặt nạ sau khi nặn mụn (đúng thời điểm) giúp làn da phục hồi nhanh hơn, hạn chế sự xuất hiện của các vết thâm. Do đó, chúng ta cần phải chờ đợi một khoảng thời gian đủ để da dịu lại và tránh những tác động tiêu cực từ mặt nạ để đảm bảo an toàn, tránh tác dụng phụ và đạt được hiệu quả chăm sóc da như kỳ vọng.
Theo các chuyên gia, thời điểm phù hợp để đắp mặt nạ sau nặn mụn tối thiểu là 10-12 tiếng và tốt nhất là khoảng 2-3 ngày sau khi nặn mụn.
Lựa chọn thời điểm này là có lý do vì da đã đủ thời gian hồi phục, các vết thương hở do nặn mụn khép lại và không còn trong tình trạng đau nhức, sưng đỏ quá mức. Điều này giúp tránh tình trạng lỗ chân lông to và nguy cơ mụn tái xuất hiện.
Bên cạnh đó, việc lựa chọn loại mặt nạ phù hợp cũng có ý nghĩa rất quan trọng. Không phải mặt nạ nào cũng phù hợp với làn da chưa hồi phục, đang trong quá trình làm lành sau mụn. Cần tránh xa những loại mặt nạ có chứa thành phần dễ gây kích ứng, mặt nạ chứa vi hạt, dạng lột hoặc các loại mặt nạ tự làm tại nhà. Đó là những sản phẩm không được khuyến khích vào thời điểm này, vậy nên cần thận trọng nhiều hơn khi chăm sóc da mặt.
Sau khi nặn mụn thì nên đắp mặt nạ gì?
Lựa chọn tốt nhất cho làn da sau khi nặn mụn chính là các dòng mặt nạ giấy chứa thành phần dưỡng ẩm, làm dịu da và đi kèm với hiệu quả chống viêm, kháng khuẩn. Điều này hạn chế được tình trạng mụn tái phát sau khi nặn hoặc phát sinh mụn mới trên nền da đang được phục hồi.
Dưới đây là một số loại mặt nạ được chuyên gia khuyên dùng sau nặn mụn, tham khảo ngay:
Mặt nạ Timeless Truth Control Clarifying Black Charcoal
Đây là loại mặt nạ được các chuyên gia tích cực khuyên dùng với sự kết hợp hoàn hảo giữa sợi Rayon tẩm than hoạt tính và các thành phần như p-RETINYL, DERMAPURE HP, tảo hữu cơ và Vitamin E. Sợi Rayon giúp mặt nạ ôm sát làn da, tăng khả năng hấp thụ chất dưỡng, trong khi than hoạt tính giúp thanh lọc , đào thải độc tố cho da. Những thành phần khác như p-RETINYL và DERMAPURE HP mang đến hiệu quả tái tạo tế bào da, làm dịu ngay tức thì và ngăn chặn quá trình viêm nhiễm do ảnh hưởng từ môi trường.
Mặt nạ Neutrogena Rapid Clear Stubborn Acne Daily Leave-On
Neutrogena Rapid Clear Stubborn Acne Daily Leave-On là dòng mặt nạ chăm sóc da mụn được các tín đồ làm đẹp tin dùng bởi bảng thành phần mạnh mẽ giúp kiểm soát mụn cực tốt. Thành phần chính của loại mặt nạ này chủ yếu là Benzoyl Peroxide có khả năng giảm sưng, kháng khuẩn và kiểm soát dầu, từ đó ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây mụn. Tuy nhiên, vì các thành phần hoạt tính khá mạnh nên chúng tôi chỉ khuyến nghị bạn sử dụng mặt nạ này sau khi nặn mụn tối thiểu 3-4 ngày.
Mặt nạ trị mụn Caryophy Portulaca Mask Sheet
Caryophy Portulaca là dạng mặt nạ giấy siêu mảnh, chứa nhiều tinh chất dưỡng da và kiểm soát dầu mụn giúp dễ dàng thấm vào sâu bên trong và mang lại cảm giác thoải mái khi sử dụng. Thành phần chính của mặt nạ Caryophy Portulaca là 2 thảo dược có khả năng kháng viêm, làm dịu da và giảm thâm mụn cực tốt. Đó chính là chiết xuất rau má và rau sam. Sự kết hợp hoàn hảo này giúp da phục hồi nhanh chóng và giảm thiểu rủi ro viêm nhiễm sau khi chúng ta nặn mụn.
Mặt nạ phiên bản màu đen SEXYLOOK hoa cúc
Nếu là một tín đồ quen thuộc của các sản phẩm làm đẹp đến từ Đài Loan, chắc hẳn các bạn không hề xa lạ với các dòng mặt nạ chăm sóc da thương hiệu Sexylook. Đây cũng là một lựa chọn tốt nếu bạn đang tìm kiếm mặt nạ dưỡng da, kiểm soát dầu mụn. Thành phần chính của Sexylook bản màu đen là Hyaluronic Acid, Kim chẩn thảo và nha đam. Hyaluronic Acid cung cấp độ ẩm sâu cho da, Kim chẩn thảo cho hiệu quả làm trắng, dưỡng sáng và nha đam cấp ẩm, làm dịu da cực nhanh. Sự kết hợp này giúp da giữ ẩm, tái tạo và chống oxy hóa, tạo nên một quá trình phục hồi toàn diện sau khi nặn mụn.
Những loại mặt nạ cần tránh sử dụng sau khi nặn mụn
Bên cạnh những loại mặt nạ được khuyến nghị sử dụng sau khi nặn mụn, có một số sản phẩm mà bạn cần tránh xa để đảm bảo an toàn và hạn chế nguy cơ kích ứng vào thời điểm này. Điển hình như:
- Mặt nạ dạng lột: Loại mặt nạ này thường chứa các chất hoạt động mạnh mẽ như axit hoặc enzyme sinh học nhằm mục đích lột bỏ lớp da ngoài cùng, kích thích tăng sinh tế bào mới. Nhưng đây hoàn toàn không phải là sản phẩm mà bạn nên sử dụng sau khi nặn mụn. các thành phần có trong loại mặt nạ này có thể gây đau rát, viêm nhiễm, chảy máu và cả vết sẹo cho da trong giai đoạn nhạy cảm sau nặn mụn.
- Mặt nạ có hạt tẩy da chết: Các loại vi hạt có trong một số loại mặt nạ được sử dụng với mục đích tẩy đi lớp tế bào chết tồn đọng. Nhìn chung, đây cũng không phải là sản phẩm mà bạn nên sử dụng vì chúng có thể làm trầy xước da, tăng nguy cơ nhiễm trùng và lây lan các nốt mụn. Tránh sử dụng loại mặt nạ này cho đến bao giờ điều trị mụn xong và da không có vết thương hở.
- Mặt nạ có chứa vitamin C hoặc E: Vitamin C và E là những hoạt chất có lợi nhưng nếu sử dụng sau nặn mụn thì có thể gây kích ứng cho da mặt. Vitamin C hay Ascorbic acid dễ gây cảm giác châm chích, ngứa rát cho cho nếu đang có vết thương hở hoặc da mới lành lại, khả năng chống chịu kém. Trong khi đó, dùng mặt nạ chứa vitamin E ngay có thể khiến lỗ chân lông bít tắc, làm mụn tái phát.
- Mặt nạ có chứa cồn, paraben, hương liệu hoặc chất bảo quản: Những thành phần này có thể gây khô da, kích ứng và làm mất cân bằng độ pH của da, đặc biệt là với làn da đang bị tổn thương sau khi nặn mụn. Không chỉ riêng mặt nạ, cần tránh xa các loại mỹ phẩm có chứa những thành phần này để bảo vệ và hồi phục làn da tốt hơn nữa.
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm giải đáp chi tiết sau khi nặn mụn thì nên đắp mặt nạ gì và không nên dùng loại mặt nạ gì. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ ngay!
Tìm hiểu thêm cách chăm sóc và làm dịu làn da hiệu quả, an toàn sau khi nặn mụn:
[Bí quyết làm đẹp] Nặn mụn xong nên rửa mặt bằng gì?
Sau khi nặn mụn thì nên bôi gì để không bị thâm sẹo?
[Giải đáp] Sau khi nặn mụn nên kiêng ăn gì để da không thâm sẹo?
Các bài viết liên quan
- Ăn gì để trị mụn ẩn? Bị mụn ẩn không nên ăn gì?
- 10+ công thức xông da mặt trị mụn ẩn hiệu quả, đúng cách
- 7+ công thức trị mụn ẩn dưới da bằng dầu dừa an toàn, hiệu quả
- 12+ công thức trị mụn ẩn bằng yến mạch hiệu quả cho mọi làn da
- [Giải đáp] Trị mụn ẩn bằng nước muối sinh lý có hiệu quả không?
- Mụn trứng cá ở lưng: Dấu hiệu, nguyên nhân và 7+ cách điều trị
- Mụn trứng cá ở cổ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách giảm mụn
- Mụn trứng cá ở cằm: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị
- Hướng dẫn cách trị mụn trứng cá tuổi dậy thì an toàn, dễ thực hiện
- Mụn trứng cá có tự hết không? Mụn trứng cá bao lâu thì hết?