[Bí quyết làm đẹp] Tại sao không nên nặn mụn tại nhà?

Mụn là vấn đề da liễu thường gặp ở đa số mọi người và trong các giai đoạn khác nhau của cuộc đời. Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm cả những yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể. Mụn không nguy hiểm nhưng nếu để mụn bị viêm, nhiễm trùng thì có thể dẫn đến khá nhiều vấn đề. Bài viết này sẽ giải đáp chi tiết tại sao không nên nặn mụn tại nhà. Cùng khám phá ngay!

Tại sao không nên nặn mụn tại nhà? Bác sĩ giải đáp như thế nào về thông tin này?

Tại sao không nên nặn mụn tại nhà? Bác sĩ giải đáp như thế nào về thông tin này?

Bác sĩ da liễu giải đáp tại sao không nên nặn mụn tại nhà?

Trước hết, chúng ta cần hiểu rằng mụn là kết quả của hiện tượng tắc nghẽn lỗ chân lông bởi dầu, bã nhờn và tế bào da chết. Cùng với đó là các tác động bên ngoài môi trường, sự thay đổi của hormone bên trong cơ thể. Nhưng suy cho cùng nguyên nhân trực tiếp nhất vẫn là do hoạt động gây viêm của vi khuẩn P.acnes trên bề mặt. Việc tự nặn mụn tại nhà không đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, vệ sinh có thể khiến mụn lây lan và phát triển nhanh hơn. Cụ thể như sau:

  • Đầu tiên, cần xác định rằng làn da là bức màn bảo vệ cho cơ thể để chống lại vi khuẩn và các vật chất gây hại bên ngoài. Việc chúng ta nặn mụn có thể gây ra tổn thương cho lớp biểu bì dù là rất nhỏ, từ đó mở cửa cho vi khuẩn xâm nhập sâu vào da, gây nhiễm trùng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, tổn thương mạch máu, chảy máu, nang mụn sưng to hoặc mụn viêm ẩn dưới da. Về lâu dài, các nốt mụn viêm có thể dẫn đến hiện tượng thâm mụn,sẹo vĩnh viễn trên da, làm suy giảm sự tự tin và làm đẹp. 
  • Thứ hai, việc nặn mụn có thể làm lây lan nhanh chóng vi khuẩn từ vị trí ban đầu sang các vùng da xung quanh, dẫn đến sự xuất hiện của các nốt mụn mới. Điều này có thể tạo ra một vòng lặp khiến chúng ta không thể điều trị mụn dứt điểm, thường xuyên tái phát gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngoại hình.
  • Thêm vào đó, tự nặn mụn tại nhà thường không đảm bảo được các yếu tố về sinh và kỹ thuật. Bạn có thể không rửa tay sạch trước khi nặn và các dụng cụ không được làm sạch, gây ra nguy cơ nhiễm trùng. Việc nặn mụn quá mạnh, nặn liên tục vào một vị trí khiến cho da mặt bị căng thẳng, thúc đẩy nguy cơ viêm nhiễm về sau. Tình trạng này thậm chí còn tồi tệ hơn nữa ở những bạn thuộc nhóm da dầu, da mụn mãn tính. 
  • Cuối cùng, nặn mụn không phải lúc nào cũng là cách hiệu quả để loại bỏ nhân mụn. Việc này có thể gây tổn thương ngoài da mà không đem lại bất kỳ lợi ích thực tế nào. Nên thăm khám trực tiếp với bác sĩ da liễu để được phân tích chính xác về tình trạng da, gợi ý phương pháp điều trị nhanh và đối phó với hiện tượng mụn tái phát an toàn, hiệu quả hơn.

Đọc thêm: Nặn mụn có tốt không? Vì sao mụn phát triển nhanh hơn

Một số loại mụn có thể tự nặn tại nhà và cách thực hiện an toàn

Không nên tự ý nặn các nốt mụn có dấu hiệu đau rát, ngứa ngáy, tấy đỏ, chứa dịch nước hoặc đầu mủ. Điều đó có thể khiến bạn bị nhiễm trùng da, chảy máu, mụn lây lan và gây ra các vết thâm, vết sẹo vĩnh viễn về sau. 

Một số loại mụn có thể nặn được nhưng cần áp dụng đúng kỹ thuật

Tại sao không nên nặn mụn tại nhà? Một số loại mụn có thể nặn được nhưng cần áp dụng đúng kỹ thuật

Mặc dù vậy, có một số loại mụn chúng ta có thể tự nặn tại nhà nếu thực hiện đúng kỹ thuật và đáp ứng các yêu cầu vệ sinh. Cần xác định rằng bạn chỉ có thể áp dụng phương pháp nặn khi loại mụn đó không chứa dịch mủ, không bị sưng viêm, tấy đỏ và chỉ có quy mô phát triển rất nhỏ. Cụ thể ở đây là mụn đầu trắng hoặc mụn đầu đen. Hai loại mụn này chỉ chứa nhân mụn do tạp chất, tế bào chết tồn đọng. Chúng thường nằm dưới da (mụn đầu trắng) hoặc một nửa trồi lên trên và bị oxy hóa (mụn đầu đen). 

Nặn mụn đầu đen hoặc mụn đầu trắng có thể được xem là bước xử lý nhân mụn, giúp cho việc điều trị mụn hiệu quả hơn. Dưới đây là hướng dẫn về cách nặn mụn có thể hữu ích cho bạn:

Bước 1: Cắt móng tay thật gọn và rửa tay kỹ, sử dụng dung dịch sát khuẩn cho da tay trước khi tiến hành.

Bước 2: Rửa mặt bằng nước ấm và dùng loại sữa rửa mặt dịu nhẹ không gây khô da hay làm bong tróc để làm sạch da.

Bước 3: Sử dụng cây nặn mụn hoặc nhíp nặn mụn được thiết kế riêng để nặn mụn. Trước khi sử dụng, hãy dùng cồn để sát khuẩn kỹ cho dụng cụ mà bạn sử dụng.

Bước 4: Dùng cây nặn mụn nhấn vào vùng da bị mụn và tác động một lực thật nhẹ nhàng để đẩy nhân lên trên. Đừng thực hiện thao tác quá mạnh để tránh làm tổn thương da.

Bước 5: Sử dụng một bông gòn thấm nước muối sinh lý để lau lại vùng da nặn mụn. Cuối cùng, áp dụng một sản phẩm điều trị chứa axit salicylic hoặc benzoyl peroxide (theo chỉ dẫn của bác sĩ) để giúp ngăn ngừa mụn tái phát và giảm vi khuẩn.

Gợi ý đọc thêm: [Giải đáp] Làm thế nào để nặn mụn không bị thâm?

Điều trị mụn tại nhà bằng phương pháp nào hiệu quả và an toàn?

Để điều trị mụn tại nhà tốt hơn thì chúng ta cần đặc biệt chú trọng đến bước làm sạch. Điều này giúp loại bỏ dầu nhờn, vi khuẩn, tạp chất, bụi bẩn trên bề mặt vốn là nguyên nhân chính gây sưng viêm. Nền dùng các dòng sữa rửa mặt chứa AHA hoặc Salicylic acid nồng độ thấp để nâng cao hiệu quả làm sạch. Khi bị mụn thì không nên dùng quá nhiều mỹ phẩm vì điều đó dễ gây bít tắc nặng hơn. Tuy nhiên, vẫn cần sử dụng kem dưỡng để giữ ẩm cho da và kem chống nắng để bảo vệ da, chống lại tia UV.

Tại sao không nên nặn mụn tại nhà? Thăm khám cùng bác sĩ để được tư vấn cụ thể

Tại sao không nên nặn mụn tại nhà? Thăm khám cùng bác sĩ để được tư vấn cụ thể

Ngoài ra, với các vấn đề mụn phức tạp hơn, các chuyên gia cũng hướng dẫn một số cách điều trị chính như sau:

Thuốc bôi:

  • Tretinoin (Retin-A): Tretinoin thuộc nhóm thuốc retinoid, có khả năng thúc đẩy tái tạo tế bào da, loại bỏ tế bào da chết, và làm sáng da. Nó cũng giúp giảm viêm nhiễm và ngăn chặn sự phát triển của các nang mụn. Tretinoin thường được sử dụng vào buổi tối và được áp dụng sau khi làm sạch da. Ban đầu, nó có thể gây kích ứng như đỏ, bong tróc, và khô da, nhưng hiệu quả được thấy sau một thời gian sử dụng. Nó cũng có khả năng làm mờ vết sẹo mụn.
  • Adapalene (Differin): Đây cũng là một loại retinoid phổ biến, được sử dụng để điều trị mụn trứng cá. Adapalene giúp loại bỏ tế bào da chết, giảm sưng viêm và tiêu diệt vi khuẩn gây mụn. Giống như tretinoin, ban đầu chúng ta có thể bị kích ứng nhẹ với thuốc, nhưng hiệu quả xuất hiện sau một thời gian sử dụng.

Ngoài ra, còn có một số loại thuốc hỗ trợ điều trị mụn cũng được kê đơn sử dụng như Benzaclin, Duac, Stievamycin, Finacea, Azelex… Tùy vào tình trạng da thực tế mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc với thành phần hoạt chất phù hợp cho bạn!

Thuốc uống:

  • Antibiotics: Các loại thuốc chứa Antibiotics như tetracycline hoặc doxycycline có thể được kê đơn để giảm viêm nhiễm, hạn chế tình trạng lây lan quá nhanh của các vi khuẩn gây mụn do chúng ta tự ý nặn mụn hoặc nốt mụn viêm tự vỡ ra.
  • Isotretinoin: Loại thuốc này thường dành cho các trường hợp mụn nặng và kháng điều trị với các sản phẩm khác. Isotretinoin có tác dụng kiểm soát hoạt động sản xuất dầu nhờn và giúp làm sạch tận gốc vấn đề mụn. Tuy nhiên, nó có thể gây tác dụng phụ và cần theo dõi chặt chẽ từ bác sĩ.

Điều trị chuyên nghiệp:

  • Ánh sáng màu xanh và ánh sáng IPL: Công nghệ này thường được áp dụng cho các trường hợp mụn nặng, viêm nhiễm trên bề mặt rộng và tổn thương sâu. Ánh sáng xanh và ánh sáng IPL được cho là có khả năng tiêu diệt vi khuẩn mạnh mẽ, kiểm soát mụn tốt hơn so với các hướng điều trị khác.
  • Laser: Công nghệ laser có thể được sử dụng để loại bỏ các nang mụn đang phát triển sau khi da đã lành lại. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng thường đề xuất ứng dụng laser sau điều trị mụn để cải thiện vết thâm sẹo và kích thích tái tạo tế bào da.
  • Tiêm corticosteroid: Thuốc tiêm corticosteroid thường được sử dụng trong các trường hợp mụn viêm sưng cực kỳ nghiêm trọng hoặc cơ thể không đáp ứng với các phương pháp điều trị truyền thống. Bác sĩ sẽ tiêm corticosteroid trực tiếp vào vùng bị mụn sưng. Mặc dù vậy, thành phần này cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ với sức khỏe. Vì vậy, việc sử dụng corticosteroid thường được hạn chế và theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ.

Chuyên gia gợi ý: Mụn viêm là gì? Điều trị mụn viêm bằng những mẹo cực hay

Phục hồi da sau khi điều trị mụn bằng cách nào?

Một phần quan trọng của việc điều trị mụn là kiên nhẫn. Mụn không biến mất ngay sau vài ngày hoặc thậm chí vài tuần. Hãy tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn và các yêu cầu của bác sĩ để cải thiện làn da tốt hơn. 

Áp dụng các liệu pháp thẩm mỹ để làm mờ thâm sẹo sau khi điều trị mụnÁp dụng các liệu pháp thẩm mỹ để làm mờ thâm sẹo sau khi điều trị mụn

Áp dụng các liệu pháp thẩm mỹ để làm mờ thâm sẹo sau khi điều trị mụn

Đối với các trường hợp sau khi điều trị khỏi các nốt mụn và da đã lành lại nhưng có dấu hiệu của các vết thâm, sẹo mụn. Nên cân nhắc đến các liệu pháp thẩm mỹ chuyên nghiệp để phục hồi và tái tạo da tốt hơn, giảm thiểu các vấn đề sắc tố. 

Đối với các vết thâm đỏ, thâm đen tối màu, có thể cân nhắc đến liệu pháp Mega Fiber White. Mặc dù, phương pháp này thường được áp dụng để đặc trị nám tàn nhang nhưng hiệu quả phục hồi sắc tố, làm đều màu da vô cùng ấn tượng. 

Đối với các vấn đề da khác sau mụn, đi kèm với những dấu hiệu lão hóa, bạn cũng có thể cân nhắc các công nghệ trẻ hóa độc quyền giúp làm trắng, trị sẹo, làm đầy các vùng da lõm hóp do mụn như căng chỉ collagen, truyền tế bào gốc…

Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm giải đáp tại sao không nên nặn mụn tại nhà. Hy vọng thông qua đó có thể giúp bạn cải thiện các vấn đề về da tốt hơn. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, hoặc đang có nhu cầu điều trị công nghệ cao cho da mụn, da tổn thương sau mụn, lão hóa sớm, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Hotline: 093.770.6666 để được hỗ trợ ngay!

Chia sẻ ngay:
Subscribe
Notify of
guest
0 Bình luận
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments

form đăng ký

    x

      ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT THÁNG 6
      Giảm 30% tất cả dịch vụ, tặng vàng cho 100 khách hàng và mỹ phẩm trị giá 1.490.000 VNĐ

          This will close in 0 seconds