Bí quyết tẩy tế bào chết mặt cho da dầu mụn đúng cách
Tế bào chết tích tụ trên bề mặt da không chỉ là nguyên nhân gây tắc nghẽn lỗ chân lông, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của mụn. Mà còn làm mất đi sự tươi trẻ, rạng rỡ của làn da. Đặc biệt với da dầu mụn, việc tẩy tế bào chết đúng cách không chỉ giúp làm sạch sâu, kiểm soát dầu thừa mà còn hỗ trợ quá trình tái tạo, giúp cho da mặt khỏe mạnh và không bị mụn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá những phương pháp tẩy tế bào chết mặt cho da dầu mụn đúng cách!
Lợi ích của việc tẩy tế bào chết đối với làn da dầu mụn
Làn da nhiều dầu thường dễ bị nổi mụn, ngứa ngáy, sưng đỏ và xuất hiện các vết thâm do vi khuẩn gây ra. Tình trạng này có xu hướng tái phát nhiều lần nếu chúng ta không biết cách chăm sóc và bảo vệ da. May mắn rằng, việc thường xuyên loại bỏ tế bào chết trên bề mặt có thể mang đến nhiều lợi ích đáng kể cho làn da dầu mụn. Chẳng hạn như:
Loại bỏ tạp chất và chất bã nhờn: Làn da dầu mụn chứa đựng nhiều tạp chất, vi khuẩn và sự tích tụ của bã nhờn phía dưới lỗ chân lông. Thêm vào đó, lớp tế bào chết không được làm sạch vô tình tạo ra sự che phủ, khiến các tạp chất tồn đọng và gây mụn nhanh hơn.. Bằng cách loại bỏ tế bào chết, vi khuẩn, bụi bẩn và lớp mỹ phẩm tồn đọng trong lỗ chân lông nhanh chóng được loại bỏ. Ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây mụn trên da.
Thúc đẩy tái tạo tế bào da mới: Khi các tế bào chết được làm sạch, làn da sẽ cố gắng tái tạo tế bào mới nhằm mục đích giữ sự cân bằng và bảo vệ da. Điều này giúp da dầu mụn trở nên mềm mịn, cải thiện tình trạng tăng tiết dầu, kháng viêm và các dấu hiệu sưng đau do vi khuẩn gây mụn. Các tế bào mới phát triển thường khá khỏe mạnh, có sức chống chịu tốt, giúp ngăn chặn một số yếu tố gây hại từ môi trường.
Tăng khả năng thẩm thấu dưỡng chất: Khả năng thẩm thấu của da dầu mụn được đánh giá là kém nhất trong các nhóm da phổ biến. Do lớp dầu nhờn trên bề mặt vô tình tạo ra lớp ngăn cách khiến cho việc chăm sóc và điều trị da trở nên kém hiệu quả. Cùng với việc tẩy tế bào chết mặt cho da dầu mụn, khả năng thẩm thấu và hấp thụ dưỡng chất trở nên tốt hơn. Điều này giúp cho việc sử dụng các sản phẩm dưỡng da và thuốc điều trị mụn phát huy tối đa công dụng.
Giúp da sáng và đều màu hơn: Tế bào da chết không được làm sạch đúng thời điểm khiến làn da trở nên xám xịt, không đều màu và mất đi độ sáng mịn vốn có. Việc tẩy tế bào chết giúp loại bỏ lớp da cũ, làm sáng và làm đều màu da hơn. Bên cạnh đó, tẩy da chết kết hợp sử dụng các hoạt chất chống oxy hóa góp phần giúp cải thiện độ trắng sáng, hỗ trợ trị nám tàn nhang tốt hơn.
Các phương pháp tẩy tế bào chết được áp dụng cho da dầu mụn
Đối với làn da dầu mụn, việc tẩy tế bào chết 2-3 lần/tuần là một bước quan trọng để làm sạch, giảm thiểu sự phát triển của mụn và tạo điều kiện cho quá trình tái tạo tế bào da mới. Tuy nhiên, tình trạng da dầu mụn có khá nhiều vấn đề, nhạy cảm và nguy cơ tổn thương là rất cao. Do đó, cần lựa chọn phương pháp tẩy tế bào chết phù hợp, để phòng ngừa các tác động tiêu cực về lâu về dài. Dưới đây là một số phương pháp tẩy tế bào chết có thể áp dụng cho da mặt dầu mụn.
Sử dụng các sản phẩm chứa AHA và BHA:
AHA (Axit Alpha Hydroxy) và BHA (Axit Beta Hydroxy) là các loại acid thông dụng, xuất hiện trong nhiều loại mỹ phẩm tẩy tế bào chết chuyên dụng. Đồng thời, đây cũng là lựa chọn được các chuyên gia khuyến nghị sử dụng ở nhóm da dầu mụn. AHA giúp loại bỏ tế bào da chết ở phía trên cùng, còn BHA có khả năng xâm nhập sâu vào lỗ chân lông và loại dầu thừa, tạp chất sau đó đào thải ra bên ngoài. Tuy nhiên, vì là các thành phần hóa học nên những loại mỹ phẩm này cũng có khả năng gây kích ứng. Chỉ nên sử dụng khi bị mụn nhẹ, có chỉ định của bác sĩ. Tham khảo một số loại sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học chứa AHA, BHA như: Paula’s Choice Skin Perfecting 2% BHA Liquid Exfoliant, The Ordinary Glycolic Acid 7% Toning Solution, COSRX AHA/BHA Clarifying Treatment Toner
Áp dụng phương pháp tẩy tế bào chết vật lý
Phương pháp này được đánh giá là an toàn cho làn da nhiều dầu, nhưng cần phải thực hiện nhẹ nhàng và cẩn thận. Bạn có thể sử dụng các sản phẩm tẩy da chết có chứa các hạt nhỏ để loại bỏ lớp dầu, bụi bẩn đeo bám trên bề mặt. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm tẩy da chết vật lý nên cần cân nhắc kỹ khi chọn mua. Tránh gây áp lực mạnh cho da vì điều này có thể làm tổn thương và kích thích tình trạng mụn phát triển hơn nữa. Một số dòng sản phẩm tẩy tế bào chết vật lý được ưa chuộng trên thị trường như: Clinique Exfoliating Scrub, Dermalogica Daily Microfoliant,…
Dùng các loại mặt nạ bột tẩy tế bào chết
Mặt nạ tẩy tế bào chết từ nguyên liệu tự nhiên cũng là một lựa chọn giúp tẩy tế bào chết mặt cho da dầu mụn. Các thành phần như bột gạo, trà xanh, sữa ong chúa có khả năng làm mềm và loại bỏ tế bào chết một cách nhẹ nhàng mà không gây kích ứng. Hãy kiểm tra thành phần trước khi sử dụng và thử nghiệm trên một phần nhỏ da trước để đảm bảo không có phản ứng không mong muốn.
Sử dụng các sản phẩm có chứa enzym
Các sản phẩm chứa enzym tẩy tế bào chết thường khá nhẹ nhàng và thích hợp cho làn da dầu mụn nhạy cảm. Enzyme hoạt động thông qua việc phá vỡ liên kết giữa các tế bào da chết hoặc kém hiệu quả, giúp loại bỏ chúng một cách nhẹ nhàng mà không tổn thương bề mặt. Tuy nhiên, giống như bất kỳ loại mỹ phẩm nào khác, nên kiểm tra thành phần để đảm bảo không có hoạt chất nào mà bạn bị dị ứng hoặc có khả năng gây kích ứng. Tham khảo một số loại tẩy tế bào chết chứa enzyme sinh học, phù hợp cho da dầu mụn như: Peter Thomas Roth Pumpkin Enzyme Mask, Murad Pore Reform Skin Smoothing Polish…
Trước khi thử bất kỳ phương pháp tẩy tế bào chết nào, nên tham khảo ý kiến của chuyên gia da liễu. Cùng với đó, hãy kiểm tra da của bạn để xác định liệu có phản ứng kích ứng hay không. Khi thực hiện tẩy tế bào chết, hãy làm nhẹ nhàng và không sử dụng quá thường xuyên để tránh làm tổn thương da dầu mụn và tạo điều kiện cho quá trình tái tạo làn da mới.
Hướng dẫn lựa chọn cách tẩy tế bào chết mặt cho da dầu mụn phù hợp
Dưới đây là một số gợi ý về cách lựa chọn phương pháp tẩy tế bào chết mặt phù hợp với các mức độ khác nhau của làn da dầu mụn:
Đối với tình trạng da dầu mụn nhẹ và không bị tổn thương:
Nếu làn da của bạn chỉ bị mụn ở mức độ mụn nhẹ và không có dấu vết tổn thương nghiêm trọng. Thì các sản phẩm chứa AHA và BHA là một lựa chọn tốt, vì chúng giúp loại bỏ tế bào da chết từ trong lỗ chân lông cho đến trên bề mặt da. Tuy nhiên, cần sử dụng các hoạt chất này với nồng độ thích hợp: AHA (1-2%) và BHA (0.5-1%), dùng cách ngày để tránh gây kích ứng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng các loại mặt nạ tẩy tế bào chết nguyên liệu tại nhà.
Đối với làn da dầu mụn có các dấu hiệu kích ứng nhất định:
Đối với làn da có một số dấu hiệu tổn thương như mụn viêm, mụn mủ mức độ nhẹ (chỉ có 1 vài nốt). Trong thời gian bị mụn, chỉ nên áp dụng phương pháp tẩy tế bào chết hóa học như dùng AHA hoặc BHA. Các sản phẩm vật lý chứa nhiều vi hạt có thể khiến nốt mụn vỡ ra, lây lan nhanh và để lại sẹo. Dùng các hoạt chất tẩy tế bào chết nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, kết hợp thoa kem trị mụn được chỉ định để se cồi, giảm nguy cơ viêm nhiễm.
Da nhạy cảm và đang trong thời gian điều trị mụn:
Nếu bạn đang trong quá trình điều trị mụn như sử dụng thuốc hoặc sản phẩm đặc trị, việc tẩy tế bào chết cần được thực hiện cẩn thận. Phương pháp tẩy tế bào chết hóa học hoặc sản phẩm chứa enzyme thường phù hợp với làn da nhạy cảm, trong thời gian sử dụng thuốc. Hãy luôn theo dõi chỉ dẫn của chuyên gia da liễu và thử nghiệm sản phẩm trên một phần nhỏ da trước khi áp dụng toàn bộ vùng mặt.
Đối với tình trạng da mụn nặng đến rất nặng:
Nếu bạn có da dầu mụn nặng, tổn thương lớn hoặc đang trong quá trình điều trị chuyên nghiệp. Thì việc đến các phòng khám thẩm mỹ hoặc tham khảo chuyên gia da liễu là lựa chọn tốt. Các kỹ thuật viên có kinh nghiệm tại đây có thể áp dụng các phương pháp tẩy tế bào chết phù hợp với từng tình trạng cụ thể và loại da của bạn.
Hướng dẫn cách tẩy tế bào chết cho da mặt nhờn mụn
Tẩy tế bào chết cho da dầu mụn tại nhà có thể thực hiện một cách đơn giản và hiệu quả nếu bạn tuân theo các bước cơ bản và sử dụng những nguyên liệu nhẹ nhàng không gây kích ứng. Dưới đây là hướng dẫn về các mẹo tẩy tế bào chết cho da dầu mụn tại nhà:
Cách tẩy tế bào bằng nguyên liệu tự nhiên
Bước 1: Chọn một trong những thành phần như bột gạo, bột trà xanh, bột đậu đỏ…
Bước 2: Kết hợp nguyên liệu với một ít nước, mật ong hoặc nước hoa hồng để tạo thành một hỗn hợp như bột đặc.
Bước 3: Thoa hỗn hợp lên toàn bộ vùng mặt, chú ý tránh vùng mắt và môi.
Bước 4: Sử dụng đầu ngón tay trỏ và áp út để thực hiện các động tác massage nhẹ nhàng theo hình tròn, tập trung vào vùng chữ T (trán, mũi, cằm).
Bước 5: Sau khi massage trong khoảng 5-10 phút, rửa sạch bằng nước ấm. Lưu ý không nên thao tác quá mạnh để tránh làm tổn thương da.
Cách dùng sản phẩm tẩy tế bào chết chứa Enzyme
Bước 1: Lựa chọn sản phẩm tẩy tế bào chết chứa enzyme tự nhiên như enzyme từ trái cây hoặc sữa ong chúa.
Bước 2: Làm sạch da mặt, thoa toner sau đó lấy một phần sản phẩm tẩy tế bào chết để sử dụng trên những vùng da thường đổ dầu.
Bước 3: Chờ đợi để sản phẩm thẩm thấu trong khoảng thời gian được ghi trên hướng dẫn sử dụng.
Bước 4: Rửa sạch sản phẩm bằng nước ấm(hoặc không) và thoa các sản phẩm dưỡng ẩm chuyên sâu.
Cách tẩy tế bào chết bằng các sản phẩm vật lý có chứa vi hạt cũng tương tự những bước đã đề cập ở trên.
Cách sử dụng tẩy tế bào chết hóa học
Bước 1: Tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn được sản phẩm chứa thành phần AHA hoặc BHA có nồng độ và đặc tính phù hợp với da dầu mụn.
Bước 2: Tẩy trang, dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ sau đó thoa toner để cân bằng độ ẩm trên bề mặt.
Bước 3: Đợi khoảng 5 phút cho da khô rồi thoa dung dịch (hoặc gel,kem) tẩy tế bào chết hóa học lên vùng mặt.
Bước 4: Chờ đợi trong khoảng 15-20 để thoa serum, kem dưỡng cấp ẩm cho da.
Nếu bạn có làn da dầu mụn nhạy cảm, hãy tẩy tế bào chết đều đặn nhưng không quá thường xuyên (1-2 lần/tuần) để tránh kích ứng. Hy vọng với những thông tin về cách tẩy tế bào chết mặt cho da dầu mụn đã cung cấp ở trên, làn da của chúng ta sẽ nhanh chóng được cải thiện. Với các vấn đề phức tạp hơn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ da liễu – chuyên gia thẩm mỹ của Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được hỗ trợ!
Tham khảo thêm các bài viết chuyên sâu để tìm hiểu về các loại tẩy tế bào da chết phổ biến:
[Giải đáp] Nên tẩy da chết trước hay rửa mặt trước thì hợp lý?
Tẩy tế bào chết cho da nhạy cảm nên hay không?
Bật mí phương pháp tẩy tế bào chết cho da mặt đúng cách