Thuốc lột da mặt là gì? Có nên dùng hay không?
Lột da là quá trình sử dụng các hoạt chất như AHA, BHA, TCA, Phenol (acid) để làm bong tróc lớp vảy sừng và mang đến các lợi ích khác nhau tùy vào từng cấp độ peel. Việc sử dụng những thành phần này có thể bị nhầm lẫn với thuốc lột da mặt. Tuy nhiên, các hoạt chất trên hoàn toàn không nằm trong danh mục thuốc y tế nên không được xem là thuốc.
Bản chất của các sản phẩm với tên gọi “thuốc lột da mặt” là gì? Được ứng dụng như thế nào trong quy trình chăm sóc và điều trị da? Tham khảo ngay bài viết này để được giải đáp chi tiết từ các chuyên gia da liễu!
Thuốc lột da mặt là gì?
Cần phải khẳng định rằng, “thuốc lột da mặt” không phải là một sản phẩm được công nhận trong danh mục y tế. Thực tế thì đây là một sự nhầm lẫn với các sản phẩm hỗ trợ peel da mặt, do chứa các hóa chất làm bong tróc lớp tế bào sừng ở tầng thượng bì.
Cách gọi “thuốc” mà nhiều người đang áp dụng, có thể gây hiểu lầm vì hóa chất peel da chủ yếu phục vụ cho mục đích thẩm mỹ chứ không phải để chữa bệnh. Vì vậy, nếu bạn đang tìm hiểu về thuốc lột da mặt thì hãy ngầm hiểu rằng không có loại thuốc nào như vậy. Cần xác định nhu cầu thực tế để lựa chọn được loại hóa chất peel phù hợp, an toàn, cho lợi ích như mong muốn.
Bài viết liên quan: Peel da là gì? Những lưu ý khi thực hiện để có kết quả tốt nhất?
Có những loại thành phần lột da mặt nào? Cơ chế là gì?
Các thành phần hóa chất được ứng dụng cho mục đích lột da thẩm mỹ, có thể kể đến như sau:
1. Thuốc lột da mặt chứa AHA (Alpha Hydroxy Acids)
Thành phần: Glycolic acid, Lactic acid, Mandelic acid, Malic acid, Citric acid.
Đặc tính: Tan nhanh trong nước, kích thước phân tử nhỏ, xâm nhập vào lớp da sừng (0,06 – 0,45 mm).
Cơ chế hoạt động: Làm lỏng các liên kết giữa các tế bào da chết, khiến lớp vảy sừng trên bề mặt da bong tróc dễ dàng. AHA cũng kích thích sản sinh nhiều collagen và elastin hơn để cải thiện kết cấu da và chống lại các dấu hiệu lão hóa sớm.
Loại da phù hợp: Da khô sạm, da xỉn màu, không đều màu, da lão hóa.
Mức độ: Lột da nông với nồng độ thấp (2-10%), lột da trung bình (tối thiểu 20%).
2. Hóa chất lột da mặt chứa BHA (Beta Hydroxy Acids)
Thành phần: Salicylic acid (chiết xuất từ vỏ cây liễu).
Đặc tính: Kích thước phân tử lớn, tan được trong dầu, xâm nhập sâu vào lỗ chân lông tốt hơn AHA.
Cơ chế hoạt động: Loại bỏ lớp bã nhờn, cặn bẩn và tiêu diệt vi khuẩn tồn đọng dưới lỗ chân lông. BHA có cơ chế kháng viêm, hỗ trợ điều trị mụn nhưng nên dùng cho các trường hợp mụn không sưng viêm. Thành phần này cũng cho hiệu quả se khít lỗ chân lông, giảm tiết dầu nhờn.
Loại da phù hợp: Da nhiều dầu, da bị mụn đầu đen, da dày sừng, da lão hóa.
Mức độ: Lột da nông với nồng độ thấp (2-9%), lột da trung bình (9% trở lên, có thể kết hợp AHA).
3. Thuốc lột da mặt nồng độ cao TCA (Trichloroacetic Acid)
Thành phần: Trichloroacetic acid (được tổng hợp nhân tạo).
Đặc tính: Kích thước phân tử lớn, có thể tan trong nước và xâm nhập được lớp da bì.
Cơ chế hoạt động: Loại bỏ lớp da sần sùi, chứa nhiều khuyết điểm ở phía trên tầng thượng bì. Hoạt chất thâm nhập được vào bên trong giúp kích thích mạnh mẽ collagen và elastin. Peel da TCA có khả năng cải thiện kết cấu da tổng thể, làm mờ nếp nhăn, tăng độ đàn hồi da và loại bỏ một số vết sẹo, nám da.
Loại da phù hợp: Da lão hóa, da dầu dày sừng, da có các vết sẹo, da bị tăng sắc tố nặng.
Mức độ: Lột da mặt trung bình (35%) cho đến lột da sâu (50%).
Gợi ý đọc thêm: TCA Peel là gì? Peel da bằng TCA có an toàn không?
4. Hoạt chất lột da mặt cực mạnh Phenol
Thành phần: Acid Phenol.
Đặc tính: Kích thước phân tử lớn, tan trong nước, mức độ xâm lấn mạnh, tác động được đến cấu trúc hạ bì da.
Cơ chế hoạt động: Tạo ra các vết thương có kiểm soát giúp tái tạo toàn bộ cấu trúc protein của da, kích thích sản sinh tế bào da mới ở cấp độ cao nhất. Hỗ trợ điều trị các vấn đề lão hóa da mức độ mạnh, giảm nám tàn nhang, cải thiện các nếp nhăn, vết sẹo lâu năm và nhiều vấn đề khác.
Loại da phù hợp: Da lão hóa nặng đến rất nặng, da mặt bị nám chân sâu nặng, da có nhiều vết sẹo hoặc sẹo lâu năm.
Mức độ: Lột da sâu.
Lưu ý: Dùng các loại hóa chất lột da mặt không phải là một phương pháp làm đẹp an toàn, nhất là với những người không có đủ kiến thức về cách sử dụng. Đồng thời, bạn chỉ nên dùng các sản phẩm chứa AHA (2-4%) và BHA (0.5 – 2%) – nồng độ thấp khi có hướng dẫn của chuyên gia da liễu.
Một số sản phẩm có thể sử dụng tại nhà như: Paula’s Choice Resist Daily Smoothing Treatment 5% AHA, Paula’s Choice Skin Perfecting 2% BHA Liquid. Với các trường hợp muốn peel da trung bình đến sâu cần tham khảo y kiến của bác sĩ và thực hiện ở những cơ sở thẩm mỹ có uy tín, chất lượng cao.
Tìm hiểu thêm: Lột da mặt có hại không? Những lưu ý khi lột da mặt
Những trường hợp nên và không nên thực hiện lột da mặt
Trong độ tuổi dưới 25, chỉ cần chú trọng vào việc làm sạch, cấp ẩm, chống nắng cho da mặt là bạn đã giảm thiểu được đến 70% các vấn đề da liễu. Tuy nhiên, với tốc độ lão hóa ngày càng nhanh, cũng như những ảnh hưởng từ môi trường thì việc áp dụng các phương pháp thẩm mỹ như lột da hóa học là điều cần thiết. Dẫu vậy, cũng có những trường hợp nên và không nên dùng “thuốc lột da mặt”, cụ thể như:
Nên lột da mặt khi:
+ Độ tuổi trên 25, da mặt có nhiều khuyết điểm: thường xuyên tái phát mụn, có vết thâm sạm, nám, tàn nhang, bị sẹo, da dày sừng, da không đều màu, có nếp nhăn sớm…
+ Peel da thẩm mỹ để cải thiện kết cấu làn da, chống lại các dấu hiệu lão hóa sớm và có mong muốn da mặt trông căng bóng, sáng màu, khỏe mạnh hơn.
+ Lột da mặt tại các trung tâm thẩm mỹ khi áp dụng các hoạt chất treatment đủ lâu, có sử dụng AHA, BHA nồng độ thấp (tối thiểu 3 – 6 tháng). Nhưng không thấy sự cải thiện quá rõ rệt của làn da.
Không nên lột da mặt khi:
+ Da nhạy cảm: Trường hợp da quá mức nhạy cảm, dễ bị kích ứng, mẩn đỏ, ngứa rát, bị giãn mạch tuyệt đối không thực hiện lột da hóa học.
+ Da đang bị tổn thương: Bề mặt da có tổn thương mới lành lại (hoặc đóng vảy), có vết thương hở, đang bị mụn viêm, nứt nẻ, nhiễm trùng.
+ Đang mang thai hoặc cho con bú: Một số hoạt chất có trong sản phẩm lột da hóa học không an toàn và có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi hoặc trẻ nhỏ.
+ Mới sử dụng các sản phẩm có retinol/Tretinoin hoặc AHA/BHA: Trong thời gian dùng các hoạt chất treatment trẻ hóa không peel da mà cần chờ đợi tối thiểu 2 – 4 tuần.
+ Mới tiếp xúc với ánh nắng: Trước hoặc sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời đều không nên thực hiện lột da hóa học vì có nhiều nguy cơ.
Khám phá ngay: Có nên peel da mặt thường xuyên hay không?
Một số lưu ý khi thực hiện lột da mặt hóa học
Để đảm bảo an toàn và hạn chế những biến chứng có thể xảy ra, dưới đây là một số lưu ý nhỏ trước khi quyết định dùng thuốc lột da mặt:
+ Thăm khám với bác sĩ da liễu để chắc chắn sức khỏe và làn da của bạn phù hợp để peel da.
+ Lựa chọn một cơ sở thẩm mỹ uy tín, có chất lượng tốt để gửi gắm niềm tin, tránh các spa nhỏ, không có giấy phép.
+ Thông tin đúng về mong muốn cải thiện làn da và các sản phẩm làm đẹp bạn đang sử dụng đến người thực hiện peel da.
+ Sau khi lột da hóa học cần tránh ra ngoài vào ban ngày từ 1-2 tuần với peel da nông, 3-4 tuần với peel da trung bình và 6-8 tuần với peel da sâu,=.
+ Sử dụng thuốc, các sản phẩm chăm sóc sau khi peel theo chỉ định của bác sĩ điều trị trực tiếp.
+ Các liệu trình peel thường được ấn định từ 3-6 buổi nên cần duy trì để đạt hiệu quả thẩm mỹ tốt nhất.
Chuyên gia giới thiệu: Lột da xong bị đỏ rát phải làm sao? Cách khắc phục và những lưu ý an toàn
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp các thông tin giải đáp thuốc lột da mặt là gì? Có nên dùng sản phẩm này để làm đẹp hay không? Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc cần được bác sĩ da liễu tư vấn chi tiết hơn, vui lòng liên hệ trực tiếp với Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ ngay!