Tia UV là gì? Phân loại tia UV và lợi ích, tác hại với làn da
Nhắc tới tia UV nhiều chị em dễ dàng nhận ra chúng có ảnh hưởng không nhỏ lên sắc tố da như cháy nắng, sạm nám, tàn nhang.. Nhưng thực chất tia UV là gì bạn có biết không? Ngoài tác hại thường thấy, việc tiếp xúc với ánh nắng có mang lại lợi ích gì cho da không?
Tia UV là gì?
Tia UV (Ultraviolet) còn được gọi là tia tử ngoại, tia cực tím là một dạng năng lượng điện từ chủ yếu do mặt trời và các nguồn nhân tạo cụ thể phát ra. Bức xạ UV không thể nhìn thấy bằng mắt người và cũng không thể được cảm nhận bằng các giác quan khác.
Phổ của tia cực tím được chia ra thành 2 vùng tia: vùng tử ngoại gần (có bước sóng dao động từ 380 – 200nm) và vùng tử ngoại xạ hay còn gọi là vùng tử ngoại chân không (có bước sóng xa hơn từ 200 – 10nm).
Bức xạ UV hiện nay được chia thành ba loại chính dựa trên bước sóng:
- UV -A (bước sóng 400-315 nm) được gọi là sóng dài/ ánh sáng đen
- UV -B (bước sóng 315-280 nm) được gọi là sóng trung
- Tia UV -C (bước sóng 280-100 nm) được gọi là sóng ngắn, có tính tiệt trùng.
Khi ánh sáng mặt trời đi qua bầu khí quyển của Trái đất, ôzôn, hơi nước, oxy và carbon dioxide hấp thụ tất cả tia UVC, hầu hết tia UVB và một số tia UVA. Do đó, các loại bức xạ UV có mức năng lượng khác nhau và tác động khác nhau đến các sinh vật sống tại Trái đất.
Tia UV của mặt trời có thể tiếp cận con người theo ba cách: trực tiếp từ mặt trời; tán xạ từ bầu trời mở; và phản xạ bởi môi trường. Mức độ bức xạ phụ thuộc vào một số yếu tố:
- Thời gian trong ngày: Mức độ bức xạ UV cao nhất vào khoảng từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.
- Mùa trong năm: Mức độ bức xạ tia cực tím cao nhất vào mùa hè.
- Vĩ độ: Càng gần xích đạo, mức độ bức xạ tia cực tím càng cao.
- Độ cao: Càng lên cao, mức độ bức xạ tia cực tím càng cao.
- Mây che phủ: Mây có thể phân tán và phản xạ bức xạ UV, nghĩa là mức độ bức xạ UV có thể cao ngay cả trong ngày nhiều mây.
- Phản xạ từ bề mặt: Các bề mặt như nước, cát, tuyết và vỉa hè phân tán và phản xạ bức xạ UV, dẫn đến mức độ bức xạ tăng lên.
Có những loại tia UV nào?
Có ba loại bức xạ UV từ mặt trời: UVA , UVB và UVC. Trong đó, hai tia cực tím quen thuộc xuất hiện trong hàng loạt kem chống nắng bảo vệ da là UVA và UVB. Vậy chỉ số UVA UVB là gì? Chúng có thể gây tổn thương da và mắt khi bạn tiếp xúc trực tiếp quá lâu.
Tia UVA là gì?
UVA là loại bức xạ UV ít mạnh nhất nhưng lại phổ biến nhất. 95% tia UV chiếu tới chúng ta là UVA. UVA xuyên qua mây và cửa kính. Chúng ta tiếp xúc với nó quanh năm. Bức xạ UVA xuyên sâu vào da và gây ra tình trạng nếp nhăn, da sần sùi và lão hóa sớm cho da (hãy nhớ “UVA” khiến da lão hóa). Nó làm cho tổn thương do UVB gây ra trở nên tồi tệ hơn và làm tăng nguy cơ mắc bệnh như ung thư hắc tố và các bệnh ung thư da khác.
Tia UVB là gì?
UVB là loại bức xạ UV mạnh thứ hai. Nó xuyên qua lớp trên cùng của da và là nguyên nhân chính gây ra tình trạng cháy nắng (hãy nhớ UVB là tia khiến da bị bỏng). UVB là nguyên nhân chính gây ra ung thư biểu mô tế bào đáy và tế bào vảy cũng như u hắc tố.
Lưu ý: UVB cũng chịu trách nhiệm tạo ra vitamin D trong da của bạn và rất cần cho sự phát triển tổng hợp canxi.
Tia UVC
UVC là loại bức xạ UV nguy hiểm nhất, nhưng may mắn thay, tia UVC của mặt trời bị bầu khí quyển của chúng ta hấp thụ trước khi nó đến với bề mặt trái đất. Tuy nhiên, do nhiều tác động tiêu cực hiện nay, tầng ozone bảo vệ trái đất chúng ta ngày càng yếu và mỏng đi, có khả năng cho phép UVC với bức xạ năng lượng cao lọt xuống bề mặt trái đất và dẫn tới các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Trong một số công việc liên quan, đòi hỏi người lao động cần phải tự bảo vệ mình bằng quần áo bảo hộ và kính bảo vệ mắt để hạn chế tối đa tác hại.
Chỉ số UV là gì?
Chỉ số tia cực tím (UV) là một phép đo theo tiêu chuẩn quốc tế về độ mạnh của bức xạ cực tím gây ra bởi ánh sáng mặt trời. Chỉ số này có thang điểm từ 1-11+ cho bạn biết cường độ tia UV từ mặt trời được dự đoán sẽ mạnh như thế nào tại một thời điểm và thời gian cụ thể. Tất nhiền chỉ số này rất hữu ích vì chúng giúp bạn cân đối thời gian tiếp xúc với ánh nắng, tránh những rủi ro về sức khỏe khi mặt trời phát ra bức xạ UV.
Thang đo chỉ số UV được sử dụng tại Hoa Kỳ tuân thủ theo các hướng dẫn quốc tế về báo cáo UVI do Tổ chức Y tế Thế giới thiết lập. [nguồn: EPA]
- Chỉ số UV 0-2 có nghĩa là mức độ gây bỏng nắng rất thấp từ tia UV của mặt trời đối với người bình thường.
- Chỉ số UV 3-5 và từ 6-7 cũng có nghĩa là nguy cơ gây hại mức độ vừa phải khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mà không được bảo vệ.
- Chỉ số UV 8-10 có nghĩa là nguy cơ gây hại cao khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mà không được bảo vệ. Mức độ này khiến bạn có thể bị cháy nắng trong vòng chưa đầy 25 phút. Bạn nên giảm thiểu việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi trưa từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Bảo vệ bản thân bằng cách thoa kem chống nắng phổ rộng có chỉ số SPF ít nhất là 30.
- Chỉ số UV 11+ có nghĩa là nguy cơ gây hại rất cao khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mà không được bảo vệ. Làn da bình thường có thể bị bỏng, cháy nắng trong vòng chưa đầy 15 phút. Những người làm việc ngoài trời liên tục và tiếp xúc với nắng trong thời gian dài (10h sáng – 4 giờ chiều) mà không có đồ bảo hộ nguy cơ cháy nắng và mắc bệnh lý sắc tố trên da rất lớn.
Tác hại của tia UV lên làn da
Hiểu được tia UV là gì, bạn có biết chúng có ảnh hưởng tới làn da của bạn như thế nào không? Tia UV bức xạ có bước sóng ngắn hơn ánh sáng màu tím trong phổ điện từ, xuyên thấu vào tầng biên của da và gây ra một số tác hại cho sức khỏe con người.
Tia UV gây ung thư da
Tia UV chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra ung thư da. Nguyên nhân là bởi chúng có thể xuyên thấu vào tầng biên của da và tác động tới tế bào da. Điều này tạo ra sự thay đổi trong cấu trúc da, dẫn tới sự phát triển của khối u.
Tia UV khiến da cháy nắng
Tia UVB có khả năng thâm nhập vào lớp da nông. Khi tiếp xúc với UVB, các tế bào sẽ kích thích, sản xuất ra melanin (gây ra đốm nâu, da sạm màu). Mục đích của việc tăng cường melanin là bảo vệ da khỏi tác động tia UV nhưng khi việc sản xuất là không đủ để bảo vệ da. Khi đó tế bào da sẽ bị tổn thương bề mặt, gây ra hiện tượng cháy nắng trên da.
Tia UV gây lão hoá
Tia UV có khả năng phá hủy cấu trúc collagen và elastin trong da làm mất đi độ đàn hồi của da và gây ra nếp nhăn, đốm nâu, sạm da.
Collagen và elastin vốn là 2 loại protein quan trọng của da, giúp da mềm mại và đàn hồi. Khi tiếp xúc với tia cực tím, tế bào da bị tổn thương sẽ làm cho lượng collagen sụt giảm. Bề mặt da có xu hướng lão hóa nhanh, chùng nhão, chân chim, nếp nhăn, đốm nâu xuất hiện nhiều hơn.
Ngoài ra, tia cực tím cũng có thể kích thích sản xuất melanin gây ra sạm da và tăng nguy cơ mắc các vấn đề da như nám da, tàn nhang.
Tia UV gây hại đến mắt và lão hóa mắt
Khi tiếp xúc với tia cực tím, các tế bào trong mắt dễ bị tổn thương. Nguyên nhân là bởi tia UV có năng lượng cao nên dễ xuyên thấu vào các mô và tế bào mắt. Điều này gây ra các vấn đề thị lực như đục thủy tinh thể, thoái hóa võng mạc, cận thị, vàng nhũ tương..
Vùng da quanh mắt nhạy cảm và có ít mỡ dưới da nên dễ bị lão hóa, tổn thương khi tiếp xúc với tia tử ngoại. Nếp nhăn, sạm da, chùng nhão là các biểu hiện thường thấy.
Tổn thương hệ miễn dịch
Nếu tiếp xúc với tia UV đủ dài, các tế bào miễn dịch có thể bị tổn thương và gây ra sự suy giảm hoạt động các tế bào này. Điều này dẫn tới sự suy yếu hàng rào bảo vệ da tự nhiên của cơ thể, mất đi khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh. Từ đó, cơ thể sẽ có nguy cơ mắc các bệnh lý như nhiễm trùng, bệnh lý liên quan tới tế bào miễn dịch và ung thư.
Ngoài ra, tia UV cũng gây ra sự suy giảm quá trình sản xuất vitamin D trong cơ thể. Đây là một loại vitamin quan trọng đối với sức khỏe hệ miễn dịch. Sự suy giảm này có thể khiến cho hoạt động của hệ thống miễn dịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Lợi ích của tia UV là gì?
Dù gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe và làn da nhưng không thể phủ nhận lợi ích của tia UV mang lại cho con người như:
Kích hoạt Vitamin D
Tia UVB là tia duy nhất có thể kích thích cơ thể tạo ra vitamin D, hỗ trợ quá trình hấp thụ canxi và tăng cường hệ thống miễn dịch cho hệ cơ xương khỏe mạnh. Khi UVB tiếp xúc với da sẽ chuyển hóa tiền chất vitamin D là 7-dehydrocholesterol trở thành tiền tố vitamin D3 cho cơ thể.
Tiệt trùng, khử khuẩn
Từ xa xưa, con người đã tận dụng ánh sáng mặt trời như một chất diệt khuẩn tự nhiên. Bức xạ tia cực tím có thể tiêu diệt hoặc bất hoạt vi khuẩn thông qua việc phá vỡ các liên kết hóa học và xáo trộn vật liệu di truyền của chúng. Trong đó, tia UVC có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả nhất. Chúng được ứng dụng vào các loại máy móc tiệt trùng, khử khuẩn, tiếp đến là UVB và UVA.
Hỗ trợ điều trị vảy nến
UVB hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến giúp kìm hãm các tế bào da phát triển, áp dụng cho người bị bệnh vảy nến không đáp ứng được các phương pháp điều trị tại chỗ.
Cải thiện tâm trạng
Ánh sáng mặt trời được chứng minh kích thích cơ thể giải phóng hormone serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến cảm giác hạnh phúc. Vì thế, ánh nắng có thể tạo ra những ảnh hưởng tích cực đến tâm trạng.
Cách bảo vệ da và chống tia UV là gì?
Cách tốt nhất bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV là bạn hạn chế tối đa để bề mặt da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Một số lưu ý được bác sĩ Da liễu BÙI THỊ ÂN chia sẻ như sau:
1. Thoa kem chống nắng
Luôn thoa kem chống nắng có chỉ số chống nắng (SPF) tối thiểu từ 30 trở lên từ 15 – 30 phút trước khi ra nắng, kể cả khi ở trong nhà hoặc khi thời tiết âm u. Nên thoa lại sau mỗi 3 – 4 giờ, hoặc thoa lại sau các hoạt động đổ mồ hôi, tiếp xúc với nước..
2. Dinh dưỡng khoa học
Chế độ dinh dưỡng sẽ hỗ trợ làn da khỏe mạnh từ bên trong, hạn chế dấu hiệu lão hóa do ánh nắng. Các thực phẩm tự nhiên, trái cây, rau xanh là lựa chọn thích hợp.
Đặc biệt, chú trọng tới các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa để bảo vệ cơ thể khỏi tác động xấu tia cực tím. Bạn cũng đừng quên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để bảo vệ cơ thể đào thải tự nhiên của da.
3.Lành mạnh, điều độ trong chế độ sinh hoạt
Nên ngủ đủ giấc, vận động tập luyện thường xuyên để duy trì làn da và cơ thể khỏe mạnh.
4.Chống nắng cơ học
Khi ra ngoài trong điều kiện thời tiết nắng gắt, luôn mặc đồ bảo hộ như áo chống nắng, khẩu trang, ô, mũ, kính râm..
5. Lưu ý trang phục khi ra ngoài
Các trang phục tối màu sẽ bảo vệ da tốt hơn màu sáng nhưng cũng hấp thụ nhiệt nhiều hơn. Các loại vải có mật độ sợi dệt cao sẽ có hiệu quả cao hơn các loại vải dệt thưa. Các phụ kiện hỗ trợ như kính, mũ, nên được ưu tiên để bảo vệ mắt khỏi gió bụi, ánh nắng. Nên chọn các loại kính râm bảo vệ mặt có khả năng chống tia UV.
6. Hạn chế thời gian tiếp xúc với tia cực tím
Nên tránh hoạt động tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời, đặc biệt từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, thời điểm bức xạ tia cực tím cao nhất.
> >Xem thêm:
Tia UV là gì và những lợi ích tác hại của chúng lên làn da đã được giải đáp trên đây. Nhìn chung UV có thể gây hại đối với làn da nếu thời gian tiếp xúc đủ lâu. Vì thế, bạn cần có sự che chắn, bảo vệ da mỗi khi tiếp xúc với ánh nắng và tận dụng một phần ánh nắng để hấp thụ vitamin D. Liên hệ 093 770 6666 để được hỗ trợ tư vấn cách chăm sóc, trẻ hóa da hiệu quả do lão hóa từ việc tiếp xúc với ánh nắng.
Các bài viết liên quan
- Mụn trứng cá ở lưng: Dấu hiệu, nguyên nhân và 7+ cách điều trị
- Mụn trứng cá ở cổ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách giảm mụn
- Khuôn mặt sau khi bắn laser thay đổi như thế nào?
- Nguyên nhân gây mụn bọc ở nam giới là gì? Điều trị như thế nào?
- Trị mụn đầu đen ở lưng cách nào hiệu quả?
- [Giải đáp] Uống hà thủ ô có bị sạm da không?
- Cách trị mụn đầu đen bằng chanh có nên thực hiện không?
- 7+ cách trị mụn ẩn tuổi dậy thì an toàn và hiệu quả
- Top 7+ sản phẩm trị mụn ẩn hiệu quả, được yêu thích hiện nay
- [Giải đáp] Mụn ẩn có nên nặn không? Làm sao để hết mụn ẩn?