Chỉ số chống nắng là gì? Cách đọc chỉ số chống nắng tối ưu 

Để biết khả năng chống lại tia UV kem chống nắng bạn sẽ dựa vào các chỉ số SPF và chỉ số PA. Chỉ số PA là chỉ số đo lường khả năng lọc tia UVA của kem chống nắng, còn chỉ số SPF (Sun Protection Factor) là một thông số đo lường khả năng chống tia UVB. Thực tế, không phải cứ chọn chỉ số SPF càng cao thì càng tốt, thậm chí vô tình gây hại cho da.

chuyengia-1
Cố vấn chuyên môn
CHUYÊN GIA SẮC ĐẸP THU ELLA
Chuyên gia sắc đẹp cao cấp
Xem hồ sơ

Để hạn chế các tác hại của ánh nắng mặt trời đối với cơ thể, việc lựa chọn và sử dụng kem chống nắng là điều không thể thiếu. Để làm rõ điều này, cùng tìm hiểu về các chỉ số chống nắng và những lưu ý khi lựa chọn sản phẩm phù hợp với làn da của bạn dưới đây. 

Ánh nắng mặt trời tác động tới da như thế nào?   

Tia UV hay còn gọi là tia cực tím hay tia tử ngoại là tia ánh sáng có bước sóng ngắn không thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Tia UV gồm 3 loại A, B, C, cách chia này dựa vào bước sóng của các tia. 

Tác hại của ánh nắng mặt trời với làn da gây lão hóa, tổn thương, cháy nắng và bệnh lý sắc tố khác. 

Tác hại của ánh nắng mặt trời với làn da gây lão hóa, tổn thương, cháy nắng và bệnh lý sắc tố khác.

  • Tia UVC chứa bước sóng 100 – 280nm là tia có bước sóng ngắn nhất, nhưng gây hại cho cơ thể nhiều nhất. Tuy nhiên, do bị cản bởi tầng ozone nên tia bước sóng này không thể đến được bề mặt trái đất. 
  • Tia UVB có bước sóng từ 280 – 515nm, chiếm 5% lượng tia cực tím xuống trái đất.
  • Tia UVA – bước sóng 315 – 380nm chiếm 95% lượng tia cực tím xuống trái đất. 

Lợi ích khác của tia UV:

  • UV có thể giúp cơ thể tổng hợp vitamin D, chống còi xương và chữa một số bệnh ngoài da. 
  • Ở liều lượng vừa phải, tia UV có thể kích thích mọi hoạt động cơ thể. 

Tuy nhiên, nếu cường độ lớn và thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với tia UV thì chúng lại gây hại cho cơ thể: 

  • Tổn thương cấu trúc DNA tại các tế bào da, tăng nguy cơ gây ung thư da và các bệnh da nhạy cảm ánh sáng, lão hóa da.  
  • Gây ra bỏng nắng, giảm HA trong da, đồng thời hủy hoại sợi collagen dưới da, tạo bước sóng melanin làm đen da, nám da hay tàn nhang.
  • Ảnh hưởng tới mắt nếu tiếp xúc nhiều và trực tiếp với mắt, nhẹ thì gây giảm thị lực tạm thời sau một thời gian tự hết. Nặng hơn UV sẽ gây tổn thương võng mạc, bệnh đục thủy tinh thể và gây ra mất thị lực hoàn toàn. 
  • Phơi nắng trong thời gian dài còn có thể gây ra một số bệnh ức chế thần kinh, trầm cảm… bởi quá trình hấp thụ bước sóng lớn tia UV

Hiện nay, các nhà khoa học đã phát hiện ra ảnh hưởng bước sóng ánh sáng đối với cơ thể con người. Không chỉ có tia UV mà ánh sáng nhìn thấy được có bước sóng từ 380 – 700 nm và ánh sáng hồng ngoại có bước sóng từ 700nm – 1nm cũng gây ra một số tác hại khác với làn da như: stress oxy hóa, tạo gốc tự do, tăng sắc tố, thoái hóa mô liên kết, giảm collagen. 

Cách đọc chỉ số chống nắng trên sản phẩm kem chống nắng

Để tránh các ảnh hưởng của ánh nắng đối với cơ cơ thể thì việc lựa chọn kem chống nắng cho phù hợp và khả năng chống lại tia phổ rộng cần mạnh mẽ hơn nữa. Để biết khả năng chống lại tia UV kem chống nắng bạn sẽ dựa vào các chỉ số SPF và chỉ số PA. 

Chỉ số SPF là gì?

Tia UVB được hấp thu bởi lớp thượng bì – hay còn là lớp trên cùng của da. UVB sẽ gây cháy nắng, lão hóa da và tăng nguy cơ ung thư da. Chỉ số SPF – Sun Protection Factor chính là chỉ số đo lường mức độ tia UVB cần thiết đủ để tạo ra vết cháy nắng trên da (trong điều kiện da có thoa kem chống nắng), so với da không được bảo vệ. Chỉ số SPF càng cao đồng nghĩa là khả năng chống lại tia UVB càng mạnh.

Chỉ số SPF chống nắng là gì

Chỉ số SPF chống nắng là gì?

SPF liên quan tới ánh nắng mà da tiếp xúc, trong khi lượng ánh nắng mà da tiếp xúc sẽ chịu ảnh hưởng bởi:

  • Thời gian tiếp xúc và cường độ ánh nắng tại khoảng thời gian đó
  • Type da của mỗi người: người có tone da sáng màu sẽ hấp thụ ánh nắng nhiều hơn những người da tối màu
  • Dựa vào lượng kem chống nắng được thoa
  • Tần suất thoa kem lặp lại sau một khoảng thời gian
  • Chỉ số SPF trong kem chống nắng thấp nhất hiện nay là 15 và chỉ số cao nhất là 100.

Khi đặt trong điều kiện tối ưu thì kem chống nắng bảo vệ tia UVB ở mức độ sau: 

  • Chỉ số SPF 15 sẽ  tạo màng lọc được 93.4% tia UVB,
  • Chỉ số SPF 30 lọc khoảng 96.7%
  • SPF 50 sẽ lọc được khoảng 98% tia UVB

Nhiều bạn đọc hỏi ý nghĩa kem chống nắng SPF 50 PA là gì? Tức chỉ số chống nắng tia UVB lọc được 98% , còn mức độ PA sẽ được tìm hiểu trực tiếp ở phần tiếp theo (đó là chỉ số chống nắng UVA). 

Tỷ lệ cho thấy sự chênh lệch về khả năng lọc tia ở các chỉ số chống nắng từ SPF 15 – 50. Có thể sự chênh lệch này cũng không quá lớn, nếu bạn biết cách thoa kem chống nắng chỉ số thấp thì vẫn được bảo vệ tốt như kem chống nắng SPF cao hơn/. (ví dụ thoa đủ lượng, thường xuyên). 

Chỉ số PA trong kem chống nắng nghĩa là gì?

Tia UVA có khả năng xuyên sâu hơn UVB và đi tới lớp bì của da – lớp giữa. UVA sẽ không gây ra bỏng nắng, nhưng sẽ làm tăng sắc tố da, nám da, phá hủy collagen gây lão hóa, tạo ra nếp nhăn thậm chí ung thư da. 

Chỉ số chống nắng PA – viết tắt của protection grade of UVA chính là chỉ số đo lường khả năng lọc tia UVA trên kem chống nắng do Hiệp Hội mỹ phẩm Nhật Bản công bố. Chỉ số PA thường gặp trong các mỹ phẩm ở thị trường Châu Á và được chia thành các phân loại dao động PA từ 1 đến 4+ ( (+, ++, +++ hoặc ++++). Theo đó, PA càng cao thì khả năng bảo vệ da khỏi tia UVA càng mạnh. 

Chỉ số PA trên kem chống nắng

Chỉ số PA trên kem chống nắng

Ở Châu Âu, người dùng sẽ nhìn thấy chỉ số có ý nghĩa PA tương đương gọi là PPD – persistent pigment darkening. Chỉ số này dao động từ 2-50. 

Các dấu + của chỉ số chống nắng PA sẽ được thể hiện mang ý nghĩa sau:  

PA+ :  khả năng chống tia UVA ở mức thấp nhất

PA++ : khả năng chống tia UVA mức thấp

PA+++ : với khả năng chống tia UVA thuộc mức trung bình

PA++++ : có khả năng chống tia UVA mức độ cao cao

Đọc hiểu một số ký hiệu khác có ở kem chống nắng

Không chỉ tia UVA, UVB mà ánh sáng nhìn thấy được ánh sáng hồng ngoại cũng gây ra các tác hại với làn da. Vì thế, các loại kem chống nắng phổ rộng thế hệ mới có bổ sung thêm các chất có khả năng chắn và tạo màng lọc các loại ánh sáng này. 

Hiện tại, bạn sẽ bắt gặp thêm các ký hiệu chống nắng như:

  • HEVL (High Energy Visible Light 400-500nm): chính là thành phần có khả năng lọc ánh sáng nhìn thấy được bằng mắt thường
  • IR-A (infrared radiation A 750-1400nm): là màng lọc có khả năng lọc tia hồng ngoại mức độ gần

Kem chống nắng có phổ rộng càng bảo vệ da khỏi các ảnh hưởng tác hại từ ánh nắng. Tuy nhiên, không có loại kem chống nắng nào có thể bảo vệ da tối đa khỏi ánh nắng mặt trời 100%. Vì thế, bạn cần phải chuẩn bị và phối hợp thêm bằng biện pháp tránh nắng, che chắn. 

Xem thêmNên bôi kem chống nắng mấy lần 1 ngày?[Bác sĩ giải đáp]

Câu hỏi thường gặp về chỉ số chống nắng

Chỉ số SPF càng cao càng tốt với da đúng không?

Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng chỉ số SPF càng cao đồng nghĩa khả năng bảo vệ chống lại tia UV càng cao. Tuy nhiên thực tế thì điều này không hẳn đúng. 

Một số giải đáp thường gặp về sản phẩm chống nắng

Một số giải đáp thường gặp về sản phẩm chống nắng

Bạn nên cân nhắc khi sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF cao bởi một số gợi ý sau:

  • Việc sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF càng cao nhưng chưa chắc đã phù hợp với làn da của người sử dụng.
  • Kem chống nắng có chỉ số SPF cao đồng nghĩa với việc tập trung chống tia UVB mạnh hơn là tia UVA.
  • Thời gian chống nắng của chỉ số SPF trên 60 thực tế cũng không hơn kem chống nắng SPF 50 là mấy. Nhưng khi bạn sử dụng loại có chỉ số SPF cao thì mức độ lưu trên da lâu hơn, điều này dễ gây bít lỗ chân lông và làm da bị tổn thương, từ đó vô tình ảnh hưởng tới làn da, dễ xuất hiện các dấu hiệu lão hóa da.

Chỉ số SPF dùng bao nhiêu là tốt nhất?

Theo các chuyên gia về da liễu, Bác sĩ chuyên khoa BÙI THỊ ÂN, bạn nên sử dụng các loại kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 đến SPF 60. Thông dụng nhất là các sản phẩm kem chống nắng 35 và 50 SPF.  

Việc lựa chọn chỉ số chống nắng SPF dưới 30 thường không mang lại hiệu quả bảo vệ da tốt như mong đợi. Tuy nhiên, nếu tình trạng da của bạn đang gặp một vài vấn đề đang cần điều trị như mụn gây viêm hay sưng đỏ thì kem chống nắng chỉ số SPF thấp từ 15-30 lại là sản phẩm phù hợp để giảm tình trạng kích ứng da. 

Với các chỉ số chống nắng SPF rất cao từ 60 – 100 thì bạn chỉ nên sử dụng ở những vùng da đặc biệt cần tránh nắng như da treatment, đang điều trị nám, bị dị ứng với ánh nắng. . 

Như đã chia sẻ ở trên, việc chọn lựa kem chống nắng như thế nào là tốt sẽ không chỉ phụ thuộc cả vào chỉ số SPF mà còn mức độ phù hợp. Bạn hãy cân nhắc để chọn được sản phẩm an toàn nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả bảo vệ da cho mình.  

Nên mua kem chống nắng vật lý hay hoá học thì hơn?

  • Sunblock (tức Kem chống nắng vật lý): Thành phần chủ yếu gồm Titan oxit, oxit kẽm, oxit sắt; chúng nằm trên bề mặt da và hoạt động theo cơ chế phản xạ ánh sáng. Kem chống nắng vật lý thường có ưu điểm ít gây kích ứng và được xem là sự lựa chọn tốt cho người dùng là trẻ em hoặc những người có làn da nhạy cảm.
  • Sunscreen (Kem chống nắng hóa học): thành phần chủ yếu bao gồm avobenzone, octinoxate và oxybenzone; chúng hoạt động như một bộ lọc hóa học, thấm vào da và hấp thụ các tia UV, sau đó chuyển thành nhiệt và giải phóng chúng ra khỏi cơ thể. Ưu điểm của kem chống nắng hóa học dễ thấm và tiệp vào màu da, ít gây nhờn rít. Tuy nhiên, vì có thể thấm vào da nên chúng thường gây ra kích ứng, không tốt cho các mẹ nuôi con,.. có thể gây rối loạn nội tiết.

Tùy theo tính chất da, mục đích sử dụng hoặc nhu cầu, bạn sẽ có thể chọn sản phẩm chống nắng vật lý hay hóa học. Hiện nay nhiều thương hiệu đã cho ra mắt các sản phẩm chống nắng vật lý lai hóa học, giúp người dùng dễ dàng khắc phục nhược điểm khi dùng 1 trong 2 sản phẩm phân loại trên.

Xem thêmKem chống nắng vật lý và hoá học: Loại nào nên dùng?

Thành phần cần tránh khi chọn mua chống nắng

Trước khi chọn mua sản phẩm chống nắng, hãy kiểm tra xem liệu sản phẩm đó có chứa các thành phần không tốt cho da nào sau đây hay không: 

  • Oxybenzone: được xem là thành phần độc hại nhất có thể hấp thu qua da, đi vào máu và ảnh hưởng tới cơ thể; gây rối loạn nội tiết ở cả nam và nữ; tăng các tế bào tiếp nhận các hợp chất estrogen gây ung thư. Ngoài ra, oxybenzone cũng có thể gây tổn hại tới môi trường
  • Octinoxate: có thể gây ảnh hưởng đến hormone, dẫn đến thay đổi hành vi và ảnh hưởng đến tuyến giáp.
  • Avobenzone: thành phần tìm thấy trong kem chống nắng, tuy nhiên khi tiếp xúc ánh sáng mặt trời quá nhiều có thể khiến nó bị biến đổi và giúp ánh sáng xuyên qua da bạn dễ dàng.
  • Homosalate: thành phần có trong sản phẩm chống nắng nhưng sẽ không ở mức an toàn nếu nồng độ cao hơn 10%.
  • Octocrylene: dễ bị phân hủy trở thành hoạt chất benzophenone có hại, tăng khả năng mắc bệnh ung thư.
  • Cinoxate: khả năng ngăn ngừa sự phân hủy của các hóa chất không ổn định khác trong kem chống nắng, đồng thời dễ bị hấp thụ các tia UV mạnh.
  • Dioxybenzone (Benzophenone-8): thành phần giúp mỹ phẩm chống nắng không bị hư hỏng do hấp thụ tia UV nhưng dễ làm gián đoạn quá trình sản xuất nội tiết.
  • Ensulizole: khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, thành phần này sẽ tạo ra gốc tự do dẫn đến tổn thương DNA, tổn thương tế bào thần kinh và ảnh hưởng tới vấn đề về sức khỏe khác.
  • Padimate O: là một dẫn xuất của axit aminobenzoic (PABA), có thể gây ra một số rủi ro về sức khỏe như tác động tổn thương DNA do các gốc tự do và phản ứng dị ứng.
  • Sulisobenzone (benzonphenone-4): gây kích ứng ở da, mắt và làm rối loạn sản xuất nội tiết.

Trên đây là thông tin chính về chỉ số chống nắng và cách đọc các chỉ số chống nắng trước khi chọn mua hữu ích dành cho bạn. Mong rằng bạn có thể dễ dàng tìm kiếm và sử dụng được sản phẩm hợp với nền da, bảo vệ da tối ưu trong mọi điều kiện thời tiết. Liên hệ với Mega Gangnam qua Hotline 093 770 6666 để tìm hiểu thêm thông tin dịch vụ làm đẹp hữu ích. 

Chia sẻ ngay:
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments

form đăng ký

    x
    chuyengia-1
    CHUYÊN GIA SẮC ĐẸP THU ELLA

    Chuyên gia sắc đẹp cao cấp

      ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT THÁNG 6
      Giảm 30% tất cả dịch vụ, tặng vàng cho 100 khách hàng và mỹ phẩm trị giá 1.490.000 VNĐ