Tiêm 2 loại filler khác nhau cùng liệu trình có được không?

Tiêm filler là một trong những phương pháp phổ biến được ưa chuộng với hiệu quả làm đẹp nhanh chóng và hoàn toàn không can thiệp xâm lấn. Tuy nhiên, hiệu quả sau khi tiêm filler thường không kéo dài được lâu và đó là lúc mọi người bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến việc kết hợp các loại filler với nhau. Vậy tiêm 2 loại filler khác nhau trong cùng 1 liệu trình, thời điểm có được không? 

Giải đáp chi tiết tiêm 2 loại filler khác nhau trong cùng 1 liệu trình có được không? Tại sao?

Giải đáp chi tiết tiêm 2 loại filler khác nhau trong cùng 1 liệu trình có được không? Tại sao?

Tiêm 2 loại filler khác nhau cùng 1 liệu trình có được không?

Filler hay chất làm đầy có nhiều loại khác nhau như: Hyaluronic Acid (HA), Canxi Hydroxyapatite, Poly-L-lactic Acid hoặc Polymethylmethacrylate. Mỗi dòng filler có bảng thành phần, tính chất đặc trưng và hỗ trợ cho việc điều chỉnh các khu vực giống (hoặc khác), tùy vào tình trạng cụ thể của từng người và chỉ định của bác sĩ thẩm mỹ. 

Trên thực tế, trong cùng một thời điểm, cùng một liệu trình, chuyên gia thẩm mỹ hoàn toàn có thể chỉ định việc tiêm 2 loại filler khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả làm đẹp, tiết kiệm thời gian và công sức. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất ở đây là cấu trúc và đặc tính của những dòng filler này không đồng nhất và có khả năng bị xung đột, không hòa hợp sau khi đưa vào cơ thể. 

Vì vậy, nếu muốn cùng lúc tiêm 2 loại filler khác nhau, cần thỏa mãn những điều kiện như như sau: 

+ Loại filler được kết hợp phải tương thích: Các bác sĩ thường ưu tiên lựa chọn các loại filler có thành phần tương tự hoặc khả năng tương thích tốt, không đào thải lẫn nhau. Chẳng hạn như kết hợp filler HA của các thương hiệu khác với nhau hay filler HA và filler Canxi Hydroxyapatite. 

Đọc thêm: Tiêm HA có phải là filler không? Chọn filler loại nào bền – đẹp?

+ Vị trí tiêm filler khác nhau: Việc tiêm 2 loại filler khác nhau cần tránh thực hiện chung một khu vực hoặc vị trí quá gần. Điều đó có nghĩa là cách kết hợp này chỉ phù hợp ở các vị trí tách biệt, không tiếp xúc với nhau, nhằm tránh tương tác xấu giữa các loại filler. 

+ Thời gian hấp thụ của filler: Thời gian filler bị hấp thụ hoặc đào thải ra khỏi cơ thể có sự khác biệt nhất định. Trong đó filler HA thường tan nhanh hơn các dòng bán vĩnh viễn. Vì vậy, khi kết hợp các loại filler khác nhau cần có sự tương đồng về mặt thời gian, tránh tình trạng một số khu vực hiệu quả chất làm đầy bị giảm, gây mất cân đối khuôn mặt. 

Tìm hiểu thêm: Các loại filler được bác sĩ da liễu đánh giá tốt nhất 2024

Những rủi ro khi tiêm cùng lúc 2 loại filler bạn nên biết!

Tiêm 2 loại filler có thể dẫn đến những rủi ro, biến chứng nếu không phù hợp với đặc điểm làn da

Tiêm 2 loại filler có thể dẫn đến những rủi ro, biến chứng nếu không phù hợp với đặc điểm làn da

Việc tiêm cùng lúc 2 loại filler khác nhau dù được áp dụng trong một số trường hợp nhưng không phải lúc nào phương pháp này cũng hiệu quả và an toàn. Bởi tình trạng sức khỏe, cơ địa và phản ứng của mỗi người đối với các chất làm đầy là không giống nhau. Dưới đây là một số rủi ro mà bạn có thể gặp phải nếu tiêm 2 loại filler sai cách, không tương thích với nhau:

Phản ứng dị ứng: Việc kết hợp hai loại filler có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện phản ứng dị ứng. Do mỗi loại filler có thành phần hóa học khác nhau và trong nhiều trường hợp hệ miễn dịch khó tiếp nhận cùng lúc các hoạt chất này. Triệu chứng ban đầu khi bị dị ứng thường khởi phát phát sớm (ngay sau khi tiêm) với các dấu hiệu: ngứa ngáy, sưng tấy, đau nhức, phát ban, nổi mẩn…

Không tương thích về cấu trúc: Độ mịn, độ dày, cấu trúc phân tử và đặc tính của filler HA khác biệt rất lớn với các dòng filler bán vĩnh viễn hoặc vĩnh viễn. Vì vậy, kết hợp tiêm cùng một liệu trình ở những vị trí khác nhau có khả năng khiến khuôn mặt trông thiếu tự nhiên, mất cân đối, kém hài hòa và giảm hiệu quả thẩm mỹ về sau. 

Nguy cơ nhiễm trùng: Khi tiêm filler, quy trình thực hiện cần phải đảm bảo vô trùng tuyệt đối để tránh tiếp xúc với các nguồn gây viêm nhiễm từ bên ngoài. Việc sử dụng hai loại filler khác nhau có thể làm phức tạp thêm quy trình và tăng nguy cơ nhiễm trùng nếu không được thực hiện đúng cách.

Phản ứng viêm lâu dài: Hiện tượng viêm (sưng, đau, đỏ da) là cách mà cơ thể phản ứng với các dị nguyên, bao gồm cả filler. Thông thường, nếu chỉ tiêm 1 loại filler, tình trạng viêm chỉ diễn ra trong một vài ngày và không quá nghiêm trọng. Nhưng khi bạn kết hợp 2 loại filler khác nhau, phản ứng viêm có xu hướng nặng nề, kéo dài và không giống nhau ở mỗi khu vực. 

Khó chỉnh sửa về sau: Trong trường hợp kết quả tiêm không đạt hiệu quả như mong đợi, việc chỉnh sửa sẽ trở nên khó khăn hơn khi có nhiều loại filler được sử dụng. Điều này có nghĩa là bạn phải chờ đợi khá lâu để filler tan hết (với các loại bán vĩnh viễn). Nếu dùng chất tiêm làm tan filler hyaluronidase thì chỉ phù hợp với filler HA. Với loại filler vĩnh viễn PMMA nếu xảy ra biến chứng hoặc cần chỉnh sửa, các bác bắt buộc phải thực hiện phẫu thuật.  

Khám phá ngay: Dấu hiệu nhận biết sớm các biến chứng tiêm filler

Khi nào nên và không nên tiêm 2 loại filler khác nhau?

Trước khi thực hiện liệu trình tiêm nhiều loại filler cần có chỉ định cụ thể của bác sĩ điều trị trực tiếp

Trước khi thực hiện liệu trình tiêm nhiều loại filler cần có chỉ định cụ thể của bác sĩ điều trị trực tiếp

Việc quyết định có nên tiêm 2 loại filler khác nhau cùng liệu trình hay không phục thuộc vào quyết định của bác sĩ thẩm mỹ. Dựa trên các thông tin căn cứ về tình trạng da, điều kiện sức khỏe tổng thể và các yếu tố cá nhân. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ muốn tìm hiểu thông tin và chưa chắc chắn vào việc tiêm filler, chúng tôi có một số lời khuyên như sau: 

Khi nên tiêm 2 loại filler khác nhau:

+ Khi muốn phối hợp và cải thiện cùng lúc nhiều khuyết điểm trên khuôn mặt nhưng các khuyết điểm này ở những vùng với đặc điểm khác nhau.

+ Khi bạn quá bận rộn với công việc và không có thời gian để thường xuyên phải đến thẩm mỹ viện, tiêm filler ở những vị trí khác nhau.

+ Khi muốn tăng cường hiệu quả điều trị do một loại filler không tối ưu được lợi ích hoặc có khuyến nghị của bác sĩ điều trị trực tiếp.

Khi không nên tiêm 2 loại filler khác nhau:

+ Người có làn da mỏng, cơ địa nhạy cảm và có phản ứng viêm quá mức với các dị nguyên, chất kích thích từng tiếp xúc.

+ Có tiền sử dị ứng với loại filler nào bất kỳ nên tránh thực hiện liệu pháp này, kể cả kết hợp các dòng filler khác chưa bị kích ứng.

+ Chưa có kinh nghiệm tiêm filler trước đó thì chỉ nên tiêm 1 loại để đảm bảo an toàn, tránh tình trạng phản ứng phụ quá nặng.

+ Không nhất định phải tiêm 2 loại filler khác nhau nếu chỉ có nhu cầu làm đẹp cơ bản, khuyết điểm nhỏ, mức độ lão hóa nhẹ. 

Đánh giá chung: Tiêm 2 loại filler khác nhau cùng lúc là một lựa chọn khả thi nếu được thực hiện đúng cách bởi các chuyên gia có kinh nghiệm. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng được khuyến nghị việc tiêm nhiều loại filler, vì những rủi ro và nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe. Tốt hơn hết là nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn để được đề xuất liệu trình thẩm mỹ cho kết quả tối ưu, tương thích tốt và an toàn cho cơ thể.

Có thể bạn quan tâm: Tiêm filler uy tín ở địa chỉ nào tốt tại Hà Nội?

Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp các thông tin giải đáp tiêm 2 loại filler khác nhau có được không. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc cần được tư vấn thêm, vui lòng liên hệ trực tiếp đến đội ngũ chuyên gia thẩm mỹ của Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được hỗ trợ ngay! 

Chia sẻ ngay:
Subscribe
Notify of
guest
0 Bình luận
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments

form đăng ký

    x

      ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT THÁNG 6
      Giảm 30% tất cả dịch vụ, tặng vàng cho 100 khách hàng và mỹ phẩm trị giá 1.490.000 VNĐ

          This will close in 0 seconds